Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cách chữa viêm da ở trẻ em chi tiết, cụ thể theo bệnh

Cách chữa viêm da ở trẻ em chi tiết, cụ thể theo bệnh

Viêm da là một bệnh phổ biến ở trẻ, bệnh không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu, ngứa ngáy, khiến trẻ quấy khóc, bỏ bữa. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn mẹ cách chữa viêm da ở trẻ em chi tiết theo từng bệnh cụ thể.

Viêm da ở trẻ được phân loại theo nhiều mức độ và chứng bệnh. Mỗi loại có cách điều trị và chăm sóc riêng. Trước khi điều trị tại nhà, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán phân biệt bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.

1. Cách chữa bệnh viêm da do vi khuẩn ở trẻ

Tổng quan bệnh viêm da do nhiễm khuẩn

Bình thường, hệ vi khuẩn trên da bé sẽ cân bằng giữa vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi. Vì một yếu tố nào đó như bé bị toát mồ hôi nhiều, các nếp gấp, lỗ chân lông không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm da.
Có 2 loại vi khuẩn chính gây viêm da, là liên cầu và tụ cầu.

Dấu hiệu viêm da ở trẻ do tụ cầu:

  • Viêm da tụ cầu ở trẻ em tạo thành các mụn đỏ tại nang lông, viêm lỗ chân lông (còn gọi là viêm nang lông ở trẻ sơ sinh và trẻ em)
  • Các mụn ban đầu màu đỏ, xong thành màu trắng do có mủ (viêm da mủ)
  • Mụn khô sau vài ngày và không để lại sẹo
Hình ảnh viêm da mủ do tụ càu khuẩn ở trẻ nhỏ
Hình ảnh viêm da mủ do tụ càu khuẩn ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu viêm da ở trẻ do liên cầu:

  • Liên cầu khuẩn gặp ở nhiều vị trí như đầu, cổ, mặt và có tính chất lây lan (còn gọi là chốc lây)
  • Ban đầu viêm là một mụn có nước bên trong, có màu đỏ xung quanh do viêm
  • Lúc đầu nước trong, sau đó bị đục trắng do nhiễm khuẩn sinh mủ
  • Sau vài ngày, mụn tự khô, đóng thành vảy màu vàng và không để lại sẹo
  • Trường hợp nặng có thể gây viêm thận cấp
viêm da do liên cầu
Viêm da do liên cầu ở trẻ nhỏ

Cách điều trị viêm da do nhiễm khuẩn ở trẻ em

Chữa viêm da do nhiễm khuẩn nặng có thể sử dụng cho kháng sinh cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phác đồ điều trị kháng sinh phù hợp nhất. Ngoài kháng sinh, bạn có thể sử dụng các phương án sau:

Dung dịch xanh methylen
Dung dịch xanh methylen dùng trong điều trị viêm da ở trẻ nhỏ
  • Sát khuẩn trực tiếp tại vùng viêm da bằng dung dịch xanh methylen 1%, eosin loãng, hoặc milan
  • Vệ sinh da cho bé bằng dung dịch vệ sinh chuyên biệt, đảm bảo dịu nhẹ. Tránh chà xát mạnh lên vùng tổn thương
  • Không tự ý rắc kháng sinh hoặc đắp lá tuỳ tiện lên vùng viêm da của trẻ mà chưa có khuyến cáo của bác sĩ
  • Giặt sạch quần áo và các đồ dùng trực tiếp với da trẻ
  • Giữ da trẻ khô thoáng, tránh mặc các loại quần áo bó sát, gây bí da trẻ
  • Ngoài ra, có một số cách trị ngứa da ở trẻ em như tắm lá thuốc, tắm lá trầu không,… cha mẹ cũng có thể áp dụng

2. Cách chữa viêm da ở trẻ do virus

Viêm da do virus Herpes

Trẻ bị viêm da herpes
Hình ảnh viêm da Herpes ở trẻ em

Biểu hiện của viêm da do Herpes ở trẻ là xuất hiện các đốm đỏ, chứa nước quanh môi. Các bọng nước này ban đầu trong, sau đó có mủ do nhiễm khuẩn và bội nhiễm. Viêm da Herpes khiến trẻ rất đau và sốt. Thuốc trị viêm da cho trẻ em bị nhiễm vi khuẩn Herpes là acyclovir dùng ngoài da.

Tuy nhiên nếu trẻ bị nặng, mẹ có thể dùng dạng bôi cho trẻ.

Viêm da do virus thuỷ đậu

Thuỷ đậu là bệnh viêm da ở trẻ em phổ biến, thường gây dịch theo mùa, lây lan theo đường hô hấp. Dấu hiệu bị thuỷ đậu là trẻ bị các mụn nước rải rác trên toàn cơ thể. Các mụn nước có thể hoá mủ do nhiễm khuẩn.

Khi trẻ bị thuỷ đậu, mẹ không nên tự chữa cho trẻ ở nhà mà nên đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm cũng như chính xác nhất.

Viêm da tay chân miệng ở trẻ

viêm da do virus tay chân miệng
Viêm da tay chân miệng là một bệnh rất nguy hiểm ở trẻ

Tay chân miệng cũng là một bệnh viêm da ở trẻ em rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây co giật, thậm chí tử vong. Bệnh biểu hiện bởi những mụn nước ở bàn tay, bàn chân, miệng và một số vị trí khác. Bé thường sốt cao trên 39 độ và có dấu hiệu run các chi.

Khi phát hiện bé bị viêm da tay chân miệng, mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ điều trị phù hợp.

Xem thêm: Tổng hợp 3 loại thuốc viêm da ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

3. Cách chữa viêm da ở cơ địa ở trẻ em

hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Việc lựa chọn đồ thông thoáng cho bé cũng là một cách chữa viêm da cơ địa cho bé hiệu quả

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em điển hình là các vết chàm, ban đỏ. Vị trí thường gặp là các vùng má, lưng, mắt cá chân, nếp gấp cánh tay. Viêm da cơ địa ở trẻ gây ngứa, bé gãi nhiều có thể gây nhiễm trùng và bội nhiễm.

Thuốc điều trị viêm da cơ địa cho ở trẻ em chủ yếu là các thuốc chống dị ứng như thuốc corticoid dạng bôi hoặc kháng histamin. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc, không tự ý mua thuốc và cho trẻ uống thuốc tuỳ tiện.

Trị viêm da cơ địa cho bé cũng cần lưu ý tránh các nguyên nhân kích thích dị ứng như lông thú nuôi, bụi nhà.
Ngoài ra, việc lựa chọn đồ thông thoáng cho bé cũng là một cách chữa viêm da cơ địa cho bé hiệu quả.

4. Cách chữa viêm da do côn trùng đốt ở trẻ

Viêm da do bị kiến ba khoang cắn
Trẻ bị viêm da do bị kiến ba khoang cắn

Có nhiều loại côn trùng gây viêm da cho trẻ, ví dụ: kiến đỏ, kiến ba khoang, muỗi… Các triệu chứng và dấu hiệu viêm da tuỳ thuộc vào loại côn trùng và mức độ nhạy cảm của trẻ. Không có dấu hiệu chung và triệu chứng báo trước.

Viêm da dị ứng do côn trùng cắn gây cảm giác ngứa rát nổi hồng ban tại vùng tiếp xúc với côn trùng.

Cách trị ngứa da ở trẻ em bị côn trùng cắn rất đa dạng, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn bằng nước ấm, có thể dùng thêm xà phòng để trung hoà acid trong nọc độc côn trùng.
  • Có thể xịt một chút nước hoa lên vùng da bị côn trùng cắn để làm dịu vết cắn do nước hoa có khả năng làm dịu da
  • Dùng các thuốc bôi viêm da giảm dị ứng tạm thời cho trẻ như: milian, eosine loãng, clorpheniramine.
  • Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu thấy tình trạng của bé không giảm, một số trường hợp trẻ bị côn trùng đốt có thể gây dị ứng nặng, mẹ cần hết sức lưu ý.
  • Không trực tiếp bôi kháng sinh lên vùng da tổn thương, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Dùng kem bôi là một cách chữa bệnh viêm da ở trẻ em

kem em bé
Kem EmBé giúp giảm viêm da ở trẻ em hiệu quả

Một trong những phương pháp điều trị được đánh giá là hiệu quả và an toàn nhất hiện nay là dùng kem bôi chuyên dụng. Mẹ nên sử dụng ngay ở những giai đoạn đầu để cơ hội khỏi bệnh cao hơn.

Bố mẹ nên ưu tiên dùng các loại kem có thành phần từ thiên nhiên dịu nhẹ để làn da bé không bị kích ứng. Kem bôi có chứa các loại vitamin, tinh dầu tự nhiên giúp làm mềm da, tăng cường độ ẩm cho da, hỗ trợ tái tạo da. Đặc biệt kem không được chứa các thành phần dễ gây kích ứng với làn da bé như cồn hay paraben.

Một trong số các sản phẩm được tin dùng nhất hiện nay là Kem EmBé. Với chiết xuất 100% từ thiên nhiên, bao gồm Nano curcumin, Cúc la mã, Kẽm Oxyd, Vitamin E, tinh dầu hạnh nhân, … Kem EmBé sẽ làm giảm đau ngứa nhanh chóng, phục hồi vùng da bị viêm và không để lại thâm sẹo trên da.

6. Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm da

Tắm cho trẻ
Tắm cho trẻ đúng cách để hỗ trợ điều trị viêm da

Khi bị viêm da, trẻ luôn có cảm giác đau ngứa, cáu gắt thường xuyên. Vì vậy ngoài áp dụng các cách chữa viêm da ở trẻ em, mẹ cần biết ngay những mẹo sau đây để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, hỗ trợ quá trình điều trị:

Vệ sinh đúng cách cho trẻ:

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ cơ thể và vùng da bị viêm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm.
  • Mẹ có thể sử dụng thêm sữa tắm chuyên dụng cho bé với độ PH thấp.
  • Dùng khăn mềm lau nhẹ vùng da viêm, tuyệt đối không chà xát mạnh
  • Sau khi tắm xong, mẹ hãy thoa một lớp kem chữa viêm để làn da không bị khô và ngăn ngừa viêm da lan rộng.

Thăm khám, hỏi ý kiến bác sỹ khi thấy trẻ sơ sinh có bất cứ dấu hiệu bệnh về da:

  • Bố mẹ cần thường xuyên chú ý tới các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh trong toàn bộ quá trình mắc bệnh của bé. Nếu đã sử dụng kem bôi mà bệnh không có tiến triển tốt thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi hướng điều trị.
  • Ngoài ra khi thấy bé có bất kỳ biểu hiện lạ nào như vùng da sẫm màu hơn, chảy nước, lở loét, bé cáu gắt, chán ăn hay sốt cao thì cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, sinh hoạt hàng ngày:

  • Với trẻ ở giai đoạn ăn dặm, mẹ nên tránh một số thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ tanh, sữa, các loại hạt, nấm,….
  • Trong quá trình bé bị viêm da, nên hạn chế tối đa việc gãi của bé.
  • Nếu trẻ bị viêm da dị ứng hãy kiểm tra xem nguyên nhân nào gây dị ứng và loại bỏ tác nhân gây hại.

Chúng tôi vừa cung cấp chi tiết các cách chữa viêm da ở trẻ em dựa trên các bệnh viêm da phổ biến nhất. Tuy vậy, bài viết chỉ có vai trò tham khảo, không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Việc điều trị cụ thể cho từng bé khác nhau theo cơ địa và thể trạng.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…