Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

[Giải đáp] Chàm sữa có để lại sẹo không? Cách phòng tránh, ngăn ngừa

[Giải đáp] Chàm sữa có để lại sẹo không? Cách phòng tránh, ngăn ngừa

Chàm sữa có để lại sẹo không là câu hỏi mà nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm khi không may trẻ nhà mình bị chàm sữa. Bài viết dưới đây cung cấp nhiều thông tin cho các bậc phụ huynh giúp bảo vệ trẻ.

Xem thêm:

1. Chàm sữa có để lại sẹo không?

Những năm tháng đầu đời là giai đoạn trẻ dễ bị chàm sữa. Làn da mịn màng của bé bị nổi mụn nước, bong tróc, ửng đỏ và ngứa. Vì vậy bé thường xuyên muốn gãi và làm vùng da bị tổn thương, nhiễm trùng, từ đó để lại sẹo trên da em bé.

chàm sữa có để lại sẹo nếu bé bị bệnh nặng

Chàm sữa là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ từ 0-24 tháng tuổi

Tuy nhiên tỷ lệ để lại sẹo sau khi mắc chàm sữa ở bé còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chàm sữa thường gây ngứa nên bé hay gãi hoặc chà mặt vào gối. Điều này vô tình làm cho mụn nước vỡ ra, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo.

Đặc biệt là nếu bố mẹ, người thân không có kiến thức về bệnh, hoặc thậm chí không biết con đang bị chàm sữa nên không điều trị kịp thời hoặc chữa trị sai cách thì vùng da bị chàm sữa sẽ nặng hơn, dễ gây viêm sưng, nhiễm trùng và khả năng để lại sẹo lúc này là vô cùng cao.

Do đó, bố mẹ cần nhận biết những dấu hiệu chàm sữa từ sớm và có biện pháp chăm sóc, điều trị kịp thời, hợp lý. Khi đó những vết thâm sẹo xấu xí sẽ không có cơ hội xuất hiện trên da bé.

2. Các dạng sẹo có thể để lại do chàm sữa

Nếu chàm sữa không được điều trị hiệu quả thì sau khi vết chàm lành lại, trên da bé có thể xuất hiện các dạng sẹo như:

2.1. Sẹo rỗ

Thường xuất hiện khi các mụn nước nhỏ bị vỡ, nhất là bé nào có mầm bệnh ẩn quá nhiều, kích mụn nước li ti nổi lên liên tục hết lớp này đến lớp khác.

Ngoài ra, nhiều bố mẹ điều trị cho con bằng một số loại thuốc làm bào mòn lớp da của trẻ, làm da càng ngày càng mỏng hơn và dễ để lại sẹo rỗ.

2.2. Sẹo thâm

Thường xuất hiện khi bé bị chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần. Sau khi các vùng da bị tổn thương dần lành lại sẽ tạo thành vết sẹo thâm.

Sẹo thâm mờ mờ sẽ không ảnh hưởng gì nhiều, tuy nhiên cũng mất khá nhiều thời gian mới hết hẳn. 

Sẹo thâm ở chân trẻ em

Sẹo thâm gây mất thẩm mỹ

2.3. Sẹo lồi

Dạng sẹo này thường ít gặp nhất khi bị chàm sữa, tuy nhiên đây cũng là loại sẹo khó chữa nhất trong 3 dạng sẹo để lại do chàm sữa.

Vì vậy trong quá trình điều trị chàm sữa, các mẹ nên chú ý không cho bé ăn các thực phẩm dễ gây hình thành nên vết sẹo lồi.

>> Xem thêm: Chàm sữa có nguy hiểm không? có ngứa không?

Chàm sữa có để lại sẹo không và các món ăn cần hạn chế

1.Thực phẩm giàu chất tanh

Bao gồm các loại hải sản: Cá, cua, tôm, mực… Nguồn thực phẩm này có khả năng gây dị ứng là do các phân tử protein kích thước nhỏ có trong thực phẩm khi vào sữa mẹ sẽ gây kích thích phản ứng miễn dịch khiến trẻ bị dị ứng nổi mụn, phát ban, da khô bong tróc.

2.Các sản phẩm từ sữa

Sữa bò tươi nguyên chất, pho mát, sữa chua…

3.Các loại trứng

Các loại trứng bao gồm: trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút… các mẹ nên kiêng khi trẻ bị chàm sữa.

4.Thực phẩm giàu chất béo

Bao gồm những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và cholesterol như: thịt lợn, thịt gà mỡ, hay các món chiên xù…

5.Lạc (đậu phộng)

Trong các hạt lạc có chứa các thành phần protein gây kích hoạt chuỗi phản ứng dị ứng ở trẻ

6.Các chất phụ gia

Các chất phụ gia có chứa hóa chất tạo mùi, tạo mầu, chất bảo quản…rất có hại cho bé bị chàm sữa, do đó các mẹ nên tránh ăn trong giai đoạn này.

Giai đoạn điều trị chàm sữa tránh để lại sẹo

Sau khi biết chính xác trẻ đã bị chàm sữa thì bố mẹ cần nhanh chóng tìm phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp để vùng da bị bệnh không nặng thêm, ngăn ngừa hình thành nên các vết thương và để lại thâm sẹo.

1.Giai đoạn bé bị chàm sữa nhẹ

Ở giai đoạn đầu khi bé mới bị chàm sữa nhẹ, khi các vùng da ửng hồng và mụn nước chớm xuất hiện thì bố mẹ nên chú ý một số điều dưới đây:

1.1.Giảm ngứa và làm sạch cho trẻ

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm bằng nước ấm sạch và khăn lau mềm mại. Không dùng nước nóng hoặc nước lạnh vì nó có thể làm da khô hơn, cảm giác khó chịu sẽ kéo dài hơn.

Sau khi làm sạch và lau khô da, mẹ hãy dùng các loại kem bôi chuyên biệt để giảm sưng ngứa, kháng khuẩn, ngăn ngừa chàm sữa phát triển.

tắm cho bé để bé thoải mái hơn khi vị chàm sữa

Thường xuyên vệ sinh và tắm mát cho bé

1.2.Dưỡng ẩm da

Việc cấp ẩm cho da mỗi ngày sẽ hạn chế thoát nước qua da. giúp da luôn mềm mịn, không bị khô da, bong tróc. Mẹ nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên như Kem EmBé để đảm bảo an toàn, dịu nhẹ.

Tắm và lựa chọn xà phòng tắm phù hợp: làn da của bé có câu trúc mỏng manh và chưa hoàn thiện như người lớn nên bố mẹ cần chú ý lựa chọn các loại sữa tắm, thay vì xà phòng. Sữa tắm dùng cho bé không nên có độ pH quá cao hoặc có chứa chất tạo mùi, tạo bọt và không dùng sữa tắm của người lớn để tắm cho bé.

1.3.Tránh tác nhân gây dị ứng

Chàm sữa là chứng bệnh viêm da cơ địa mà nguyên nhân có thể do các tác nhân gây dị ứng như đồ ăn (thường là hải sản hoặc các loại nấm). 

Chất kích thích hoặc thậm chí là bất kì tác nhân nào trong môi trường như thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật…

Vì vậy để hạn chế việc bé bị tái lại chàm sữa, bố mẹ cần tìm tác nhân gây dị ứng và tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân này

2.Giai đoạn bé bị chàm sữa nặng

Ở giai đoạn bé bị chàm sữa nặng, là khi các mụn nước đã xuất hiện nhiều, to lên và dễ vỡ thì các mẹ lại càng cần lưu ý hơn vì đây là giai đoạn dễ hình thành sẹo nhất. Ở giai đoạn này, bố mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây.

2.1.Sử dụng Kem EmBé

  • Một trong những kem bôi giúp trị chàm sữa hiệu quả cho bé hiện nay. Bôi Kem EmBé 2-3 lần/ngày sau khi vệ sinh cơ thể và vùng da bị chàm sạch sẽ. 
  • Sản phẩm được chiết xuất từ tinh nghệ Nano curcumin, tinh chất Cúc la mã vừa chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau ngứa, vừa tái tạo vùng da bị chàm và ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả. Kẽm Oxyd, Vitamin E, tinh dầu hạnh nhân giúp dưỡng ẩm và làm mềm da, giảm cảm giác đau ngứa do chàm sữa gây ra cho bé.
  • Kem EmBé là kem chuyên dụng cho trẻ em được Bộ Y Tế cấp chứng nhận an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

sử dụng kem em bé để chữa trị chàm sữa cho bé

Chất Kem EmBé mát lành sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi chàm sữa.

2.2.Sử dụng 1 số loại thuốc do bác sĩ chỉ định

  • Bác sỹ sẽ kê đơn một số loại thuốc uống, thuốc bôi khác nếu tình trạng chàm sữa của bé không giảm.
  • Một số nhóm thuốc uống chống viêm, giảm ngứa hoặc kem bôi với tác dụng sát khuẩn cao để vết thương nhanh lành. Tuy nhiên, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị cho con để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa

Biết cách chăm sóc vùng da bị chàm cẩn thận sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và không để lại các vết thâm sẹo. 

1.Tránh thực phẩm gây sẹo

Ngoài chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kết hợp đầy đủ chất đạm, chất xơ thì bố mẹ cần tránh cho bé ăn các thực phẩm dễ gây sẹo như rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản – đồ tanh,…. Các loại thực phẩm như đồ nếp, đậu,…cũng khiến vết thương chảy dịch, sưng mủ lâu lành.

2.Bổ sung collagen

trong thời gian phục hồi bệnh thì mẹ nên bổ sung thêm collagen cho bé để tăng tốc độ hồi phục cho da. Các thực phẩm giàu collagen như quả bơ, các loại quả như cam, việt quất, lựu, dâu tây,…

3.Hạn chế cho trẻ gãi lên vùng da bị chàm

Để vết thương không bị chảy máu và nhiễm trùng nặng hơn thì các mẹ cần hạn chế tối đa việc gãi, cào, chà xát của bé lên vùng da bị bệnh. Cắt ngắn móng tay, đeo bao tay, thu hút bé bằng những món đồ chơi màu sắc… là những cách mẹ nên áp dụng.

4.Tránh để trẻ đổ nhiều mồ hôi

Chàm sữa là bệnh dễ tái phát nhiều lần, đặc biệt là vào khoảng thời tiết nóng bức, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Vậy nên mẹ hãy lau mồ hôi cho bé thường xuyên, làm mát phòng, mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt. 

5.Giữ môi trường thoáng mát, sạch sẽ

Vệ sinh và giữ phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ. Các vật dụng bé thường tiếp xúc như chăn ga gối, màn,… bố mẹ nên giặt giũ cẩn thận. Không nên để nhiệt độ phòng chênh lệch quá cao với nhiệt độ bên ngoài hoặc không khí trong phòng quá khô.

Cho bé mặc các loại quần áo từ cotton mềm mịn, thoáng mát, dễ thấm mồ hôi. Hạn chế việc bé bị đổ mồ hôi và ẩm ướt trong thời gian dài. Với trẻ sơ sinh các mẹ cũng nên chú ý thay áo và tã, bỉm cho bé thường xuyên. 

Trên đây là một vài thông tin giải đáp cho thắc mắc “Chàm sữa có để lại sẹo không?” và một số lưu ý giúp bé không bị sẹo, vết thâm sau khi bị chàm sữa mà bố mẹ có thể tham khảo.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…