Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

 7 Thông tin bạn cần biết khi bé bị côn trùng cắn sưng tím

 7 Thông tin bạn cần biết khi bé bị côn trùng cắn sưng tím

Những vết côn trùng cắn sưng tím tưởng chừng vô hại nhưng có thể gây sẹo thâm, nhiễm trùng, thậm chí kéo dài thời gian điều trị và hơn hết ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong trường hợp như thế, mẹ nên xử trí bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ 7 thông tin cần thiết nhất.

1. Nguyên nhân bé bị côn trùng cắn sưng tím

  • Sau khi côn trùng cắn, hầu hết các bé đều bị ngứa, đau, tấy đỏ, sưng tấy nhẹ. Đây là phản ứng bình thường của trẻ, nó mất dần đi sau vài giờ hoặc vài ngày.
  • Các vết sưng tím có thể xuất hiện ít hơn so với mẩn đỏ, ngứa, phồng rộp. Nguyên nhân là do côn trùng thường phóng thích ra độc tố kích thích hệ thống miễn dịch giải phóng các chất gây viêm histamin cùng bạch cầu, và yếu tố khác gây ra triệu chứng ngứa, sưng đỏ. 
  • Đồng thời nọc độc của côn trùng làm vỡ các mao mạch đặc biệt là các mạch máu rất nhỏ nằm ngay dưới bề mặt da, khiến máu bị rò rỉ ra xung quanh, tạo thành vết xanh đen, sưng tím do các hồng cầu bị đổi màu.

Các yếu tố khác gây ra vết cắn sưng tím ở trẻ như:

  • Ở trẻ có làn da nhạy cảm, cơ địa dễ dị ứng thường sẽ có phản ứng mạnh hơn với các vết cắn.
  • Gặp các vấn đề về mạch máu
  • Sử dụng kéo dài các thuốc chống dị ứng
Nguyên nhân trẻ bị côn trùng cắn sưng tím
Côn trùng cắn sưng tím khiến bé khó chịu, quấy khóc

2. Cách điều trị bé bị côn trùng cắn sưng tím

2.1. Xử lý ngay khi vừa bị đốt

Bước 1: Mẹ phải xác định vết cắn gây sưng tím trên da bé là loài côn trùng nào

Mỗi loài sẽ có biểu hiện khác nhau, dựa vào hình dạng vết cắn, các triệu chứng đi kèm, có nọc hay không để mẹ có thể phán đoán được côn trùng tấn công bé.

Bước 2: Xử lý vết thương ngay lập tức

  • Đối với loài có nọc độc, mẹ có thể dùng nhíp lấy ngòi độc ra
  • Chú ý thao tác phải nhẹ nhàng, không bóp mạnh để tránh lây lan chất độc cho da bé.
  • Mẹ rửa vết thương cho trẻ bằng xà phòng kháng khuẩn, nước muối hoặc lau vết thương bằng cồn iod để loại trừ yếu tố gây độc và vi khuẩn, mầm bệnh từ côn trùng.
Vệ sinh vết côn trùng cắn bằng xà bông
Vệ sinh vết côn trùng cắn bằng xà bông

2.2. Sử dụng phương pháp tự nhiên chữa côn trùng cắn sưng tím

Sau khi đã vệ sinh vết côn trùng đốt, mẹ có thể sử dụng ngay các nguyên liệu trong bếp, vườn nhà để điều trị, giảm kích ứng. Cách làm này khá đơn giản, không mất thời gian và an toàn với bé.

2.2.1. Sử dụng chanh

  • Công dụng: Chanh có hàm lượng vitamin C khá cao, giúp sát trùng nhẹ vết thương, làm cho vết cắn bớt sưng, giảm đau nhanh chóng.
  • Cách dùng: Rất đơn giản, mẹ có thể thoa trực tiếp nước cốt chanh lên vết thương cho bé, để 3-5 phút, sau đó rửa lại bằng nước.
  • Mẹ lưu ý các vết xước thì không nên dùng chanh vì sẽ khiến bé cảm thấy xót và khó chịu hơn.
Chanh tươi giúp kháng viêm, trị vết côn trùng cắn
Vitamin C trong chanh vừa kháng viêm vừa giảm đau nhanh

2.2.2. Sử dụng bột yến mạch

  • Công dụng: Bột yến mạch chứa các thành phần chống viêm, làm dịu da, giảm kích ứng, sưng ngứa mà vết cắn gây ra cho bé.
  • Cách dùng: Mẹ trộn bột yến mạch với nước theo một tỉ lệ nhất định thành hỗn hợp đặc sệt, thoa lên vết cắn trong khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch và lau khô bằng khăn mềm cho bé.

2.2.3. Mật ong

  • Công dụng: Mật ong có tính chống oxy hóa cao. Thành phần chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên giúp nhanh làm dịu các vết côn trùng cắn, giảm kích ứng, sưng tím và trị vết thâm côn trùng cắn hiệu quả.
  • Cách dùng: Mẹ thoa mật ong đều lên vết cắn, massage nhẹ nhàng vùng da xung quanh. Sau 30 phút, mẹ rửa lại bằng nước lạnh.
Mật ong trị côn trùng cắn hiệu quả
Mật ong trị côn trùng cắn hiệu quả

2.2.4. Cây lô hội

  • Công dụng: Lô hội có chứa nhiều vitamin và thành phần chống viêm, kháng khuẩn tại chỗ, giúp làm mát, giảm sưng ngứa, hỗ trợ quá trình phục hồi da và trị thâm hiệu quả.
  • Cách dùng: Mẹ rửa sạch lô hội, tách phần gel bên trong, để trong tủ lạnh 10-15 phút. Sau đó, mẹ thoa nhẹ nhàng lên vết đốt và vùng da xung quanh của bé. Sau 5 phút, có thể rửa sạch bằng nước.

2.2.5. Cây húng quế

  • Công dụng: Húng quế được coi như là một mẹo dân gian hữu hiệu để chữa trị vết côn trùng cắn sưng tím. Tinh dầu eugenol trong lá giúp làm mát da, giảm kích ứng và có khả năng kháng khuẩn kháng viêm tại chỗ rất tốt.
  • Cách dùng:
    • Mẹ chuẩn bị nắm lá húng quế, giã nát, sau đó chắt lấy nước, thoa lên các vết côn trùng cắn.
    • Sau 5 phút, rửa sạch và lau khô bằng khăn mềm.
Cây húng quế trị côn trùng cắn
Cây húng quế trị côn trùng cắn

2.2.6. Sử dụng vỏ chuối

  • Công dụng: Vỏ chuối có đặc tính làm dịu da, kháng viêm hiệu quả, nhờ đó giúp giảm cảm giác ngứa, làm xẹp nốt sưng, trị thâm do vết côn trùng cắn khá hiệu quả.
  • Cách dùng:
    • Đầu tiên mẹ cần rửa sạch sẽ quả chuối trước khi lột vỏ, dùng thìa để gọt lớp ruột phía trong vỏ chuối, trộn một ít nước hoa hồng nghiền nát thành dạng mịn.
    • Thoa lên vùng da bị côn trùng cắn, giữ nguyên trong vòng 10-15 phút rồi rửa sạch với nước.
Vỏ chuối có tác dụng giảm sưng, viêm
Vỏ chuối có tác dụng giảm sưng, viêm do côn trùng cắn

2.2.7. Tinh dầu hoa oải hương

  • Công dụng: Ngoài tác dụng làm thư giãn cơ thể và tâm trí, tinh dầu oải hương giúp xoa dịu các vết sưng ngứa, kháng viêm và giảm đau một cách hiệu quả.
  • Cách dùng:
    • Mẹ lấy vài ba giọt tinh dầu oải hương ra tay, xoa lên các vết cắn trên da bé
    • Thực hiện 3-4 lần ngày để tăng hiệu quả điều trị.
Tinh dầu oải hương
Tinh dầu oải hương

2.2.8. Dầu cây tràm trà

  • Công dụng: Tinh chất dầu tràm làm dịu vết cắn, giảm kích ứng, kháng khuẩn, chống viêm giúp giảm đau, sưng tím, tan cục máu bầm xung quanh vết thương ngăn ngừa sẹo thâm trên da bé.
  • Cách dùng:
    • Mẹ nhỏ vài ba giọt vào lòng bàn tay, massage đều trên da bé ngay chỗ bị côn trùng cắn
    • Hằng ngày thực hiện 3-4 lần để đạt hiệu quả nhất.
Tinh dầu tràm làm dịu vết cắn
Tinh dầu tràm làm dịu vết cắn của côn trùng nhanh chóng

2.2.9. Dấm táo

  • Công dụng: Dấm táo giúp trung hòa vết cắn của côn trùng, giảm cảm giác ngứa nóng ngay lập tức đồng thời có đặc tính kháng khuẩn kháng viêm tại chỗ giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
  • Cách dùng:
    • Nếu mẹ muốn vết côn trùng cắn nhanh dịu hơn, hãy dùng khăn mềm ngâm vào hỗn hợp dấm táo với nước lạnh, sau đó đắp lên vùng da bị côn trùng cắn.
    • Để yên khoảng 10-15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.
Giấm táo trị vết côn trùng cắn sưng tím
Dấm táo rất hữu hiệu trong điều trị vết côn trùng cắn

2.2.10. Baking soda

  • Công dụng: Baking soda là nguyên liệu dễ kiếm, mẹ có thể mua tại các cửa hiệu thuốc gần nhà. Bột này có tính kiềm, giúp cân bằng độ pH tại vết côn trùng cắn, xoa dịu vết ngứa, giảm sưng rõ rệt, giúp vết thương nhanh hồi phục.
  • Cách dùng: Mẹ trộn một thìa baking soda với nước tạo thành hỗn hợp rồi bôi lên vết côn trùng cắn, để tầm 10 phút. Sau đó rửa sạch cho bé và lau khô bằng khăn mềm sạch.

2.3. Các sản phẩm thuốc chữa sưng tím

Ngoài những mẹo dân gian kể trên, mẹ có thể sử dụng sản phẩm đặc trị, chuyên xử lý các vết thương do côn trùng cắn sưng tím.

2.3.1. Hồ nước

  • Công dụng: Hồ nước có công dụng làm mát da, dịu da, giảm ngứa nhanh chóng, kháng khuẩn tại chỗ, giúp săn se da và phục hồi da sau tổn thương.
  • Cách dùng: Là sản phẩm có tác dụng rất tốt trong điều trị các vết côn trùng cắn. Mẹ có thể lấy lượng vừa phải, thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị phù nề, sưng tím.

2.3.2. Dung dịch sát khuẩn màu

  • Công dụng: Thuốc tím, xanh metylen, milian, cồn iod thường sử dụng trong trường hợp vết cắn bị viêm, nhiễm trùng, có tác dụng sát khuẩn, làm sạch vết cắn, làm xẹp các vết thương bị sưng phù, có mủ.
  • Cách dùng:
    • Với những dung dịch này, bạn chỉ cần bôi trực tiếp lên vết côn trùng cắn. Ngày bôi 2-3 lần.
    • Tuy nhiên bạn tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng những dung dịch này
Dung dịch xanh methylen
Dung dịch xanh methylen

2.3.3. Kem bôi kháng histamin

Chống ngứa tại chỗ như promethazin, moz-bite, eurax. Kem giúp giảm ngứa, hạn chế việc cào gãi của bé nên giảm thiểu nhiễm trùng, thu hẹp diện tích tổn thương. Mẹ nên bôi 2-3 lần trong ngày cho bé.

2.3.4. Kem bôi có chứa corticoid (dạng đơn độc hoặc phối hợp cùng kháng sinh)

  • Công dụng: Với dạng dùng này giúp kháng viêm giảm đau nhanh chóng, đồng thời có tác dụng diệt khuẩn cao thường dùng trong trường hợp tổn thương bị phù nề, sưng tấy kèm theo nhiễm trùng.
  • Cách dùng: Thường được sử dụng khi có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ, mẹ không nên tùy tiện sử dụng, chú ý liều lượng và thành phần kem để tránh hiện tượng teo da, bội nhiễm vết thương cho trẻ nhỏ. 
Kem bôi có chứa corticoid
Kem bôi có chứa corticoid

2.3.5. Kem bôi thảo dược

Kem bôi thảo dược được rất nhiều mẹ sử dụng vì thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, hiệu quả điều trị tốt và khá an toàn đối với làn da nhạy cảm của bé.

Trên thị trường có khá nhiều sản phẩm, tuy nhiên mẹ nên cân nhắc tìm hiểu kỹ và có thể nghe tham vấn từ các chuyên gia da liễu để lựa chọn loại sản phẩm thích hợp cho bé, có thể kể đến như Kem EmBé

  • Thành phần: Kem EmBé là sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên với tinh chất Nano curcumin, Cúc la mã, Lanolin, Vitamin E, Kẽm Oxyd, dầu hạnh nhân.
  • Công dụng:
    • Kem EmBé giúp làm mát, xoa dịu vết ngứa một cách nhanh chóng.
    • Với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên Kem EmBé làm giảm sưng tấy
    • Đồng thời làm săn se da, tái tạo các lớp tế bào mô bị tổn thương ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả. 

Đặc biệt Kem EmBé không chứa corticoid, paraben nên rất an toàn cho làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Sản phẩm đã được Cục an toàn thực phẩm Bộ Y Tế chứng nhận an toàn.

Kem từ thảo dược tự nhiên - Kem EmBé
Sử dụng Kem EmBé để bảo vệ làn da luôn mịn màng

3. Các biến chứng khi bị côn trùng cắn sưng tím

Các vết thương sưng tím có thể là dấu hiệu của phản ứng quá mẫn của trẻ với các độc tố của côn trùng. Nếu vết thương không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng

  • Vết thương phù nề, diện tích lan rộng
  • Hoại tử xung quanh vết cắn
  • Phát ban toàn thân.
  • Sốt
  • Nổi hạch
  • Mạch đập nhanh, khó thở
  • Chóng mặt mệt mỏi, suy tuần hoàn, hô hấp dẫn.

Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất, thực hiện cấp cứu và biện pháp can thiệp kịp thời tránh nguy hiểm tới tính mạng của bé.

Bé bị phát ban toàn thân
Bé bị phát ban toàn thân

4. Phòng tránh côn trùng cắn cho bé

Phòng tránh là biện pháp đơn giản, hiệu quả nhất mà mẹ có thể thực hiện được để ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.

4.1. Phòng tránh côn trùng cắn trong nhà

  • Hạn chế mở cửa vào sáng sớm hoặc buổi chập tối để tránh côn trùng có thể bay vào nhà.
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở, thường xuyên quét dọn, giặt giũ giường chiếu loại bỏ nơi trú ngụ của loài côn trùng.
  • Tắm rửa cho bé hằng ngày, hạn chế dùng các loại xà phòng thơm, nước hoa gây kích thích thu hút côn trùng.
  • Khi đi ngủ, mẹ nên mắc màn cẩn thận cho bé tránh muỗi và côn trùng khác cắn
  • Sử dụng các loại tinh dầu đuổi muỗi côn trùng ở các khu vực thường xuyên hoạt động của chúng.
Mắc màn cho trẻ trước khi đi ngủ
Mắc màn cho trẻ trước khi đi ngủ

4.2. Phòng tránh côn trùng cắn ngoài trời

  • Cho bé mặc áo quần dài tay, sử dụng khẩu trang, kính mắt khi đi ra ngoài
  • Mẹ có thể thoa các thuốc chống côn trùng lên da và quần áo cho bé
  • Dọn dẹp các khu vực sinh sống của côn trùng xung quanh nhà: vũng nước đọng, nơi tối tăm, ẩm thấp, phát quang bụi rậm xung quanh nhà
  • Hạn chế cho trẻ hoạt động ở các khu vực ao  hồ, bụi cây nơi côn trùng cư trú để tránh bị chúng cắn.
Bôi kem chống côn trùng cho bé khi đi dã ngoại
Bôi kem chống côn trùng cho bé khi đi dã ngoại

Với các thông tin hữu ích trong bài viết, hy vọng các mẹ sẽ bỏ túi cho mình những bí kíp đối phó khi bị bé bị côn trùng cắn sưng tím, để đem lại một làn da mịn màng và khỏe mạnh cho bé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…