Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Dị ứng côn trùng cắn – Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng côn trùng cắn – Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng côn trùng cắn là tình trạng thường xảy ra nhưng hay bị nhầm lẫn là mẩn ngứa và ít được để ít. Tình trạng dị ứng này có các mức độ khác nhau và mang đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời.

Xem thêm:

1. Dị ứng côn trùng cắn là gì?

Dị ứng côn trùng cắn là cách phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân gây ra dị ứng. Hệ miễn dịch sẽ tạo ra một lượng lớn kháng thể IgE nhằm vào nọc độc do côn trùng cắn. Phản ứng IgE làm giải phóng histamine và các hóa chất gây viêm khác dẫn đến các triệu chứng dị ứng như đau đớn, sưng đỏ, ngứa…

Dị ứng côn trùng cắn
Dị ứng côn trùng cắn

2. Khả năng gây ra phản ứng dị ứng côn trùng cắn

2.1. Những loại côn trùng nào có thể gây ra các phản ứng dị ứng

  • Vespid (Vespidae)

Chất ong đốt của ong vàng, ong bắp cày có tính axit, chứa nhiều độc tố nguy hiểm như Melittin, Phospholipase A, B, Acide phosphatase, Apamin… gây đau, gây tan máu, phá hủy màng tế bào, gây độc với thần kinh, tủy sống… Do đó, khi bị ong vàng hay ong bắp cày đốt, cơ thể sẽ có các phản ứng dị ứng côn trùng cắn như tán huyết, tiêu cơ, tê liệt thần kinh, hoại tử tế bào,.. và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ong bắp cày có thể gây ra dị ứng côn trùng cắn
Ong bắp cày có thể gây ra dị ứng côn trùng cắn
  • Các loại ong (Apidae)

Các loại ong (Apidae) thường được biết đến bởi vai trò thụ phấn, thiên địch và sản sinh mật ong. Mặc dù ong mật, ong vò và ong mồ hôi thường được đánh giá là ít nguy hiểm hơn ong vò vẽ nhưng nọc ong vẫn gây tổn thương da, để lại sẹo, làm tổn thương gan, yếu liệt cơ…

Ong vò vẽ có thể gây dị ứng cho người bị đốt
Ong vò vẽ có thể gây dị ứng cho người bị đốt
  • Các loại kiến (Formicidae)

Các loại kiến thường gây phản ứng dị ứng thường gặp là kiến ba khoang, kiến lửa, kiến gặt lá, … Trong nọc kiến có chứa một lượng axit fomic lớn gây bỏng da, rát và ngứa khó chịu.

Đặc biệt, nếu các loại kiến ba khoang, kiến gặt lá ít gây sốc phản vệ thì loài kiến lửa là loại kiến có thể gây sốc phản vệ do một số người có cơ địa phản ứng nghiêm trọng với vết đốt của loài kiến này.

Kiến ba khoang có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng
Kiến ba khoang có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng

2.2. Các loại ít có khả năng gây dị ứng

  • Muỗi:

Muỗi là tác nhân truyền nhiễm nhiều căn bệnh khác nhau như bệnh sốt xuất huyết, sốt rét,… Tuy nhiên, hiện nay có rất ít trường hợp bị dị ứng côn trùng cắn với các vết muỗi đốt, do muỗi thường có kích thước nhỏ và không chứa độc tố gây hại cho người bị đốt. Những phản ứng mà da chúng ta gặp phải như ngứa, sưng đỏ,… là do tuyến nước bọt của muỗi gây ra.

Muỗi đốt ít gây ra các dị ứng nghiêm trọng
Muỗi đốt ít gây ra các dị ứng nghiêm trọng
  • Rệp:

Rệp thường xuất hiện trên giường ngủ và tấn công khi chúng ta đang say giấc. Tuy nhiên, chỉ một tỉ lệ rất ít số người gặp phải phản ứng dị ứng với những vết cắn của rệp và làm nên các nốt sưng kèm theo ngứa ngáy do rệp cắn không mang theo nhiều độc tố.

  • Ruồi trâu:

Ruồi trâu thường tấn công vật chủ nhằm mục đích là hút máu để nuôi cơ thể. Vì vậy, các nốt cắn của ruồi trâu thường có thể gây tổn thương bề mặt mô da nhưng không kèm theo nọc độc gây phản ứng với cơ thể.

Ruồi trâu đốt gây tổn thương da nhưng ít có phản ứng dị ứng
Ruồi trâu đốt gây tổn thương da nhưng ít có phản ứng dị ứng

3. Biểu hiện, triệu chứng khi di ứng côn trùng cắn

Với mỗi loại côn trùng cắn, cơ thể sẽ phản ứng bằng những biểu hiện khác nhau, cụ thể:

3.1. Kiến

Kiến được xếp vào danh sách những loài côn trùng hay tấn công con người nhất. Một số loại kiến như kiến ba khoang, kiến lửa khi cắn, đốt sẽ có thể gây ra những phản ứng như: viêm da dị ứng, sưng, đau rát rất khó chịu.

Đặc biệt là khi bị kiến ba khoang cắn, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng là những vết loét, phồng rộp trên da với mật độ dày, rộng và rất dễ lan sang những vùng da lân cận.

Biểu hiện khi bị kiến cắn
Biểu hiện khi bị kiến cắn

3.2. Ong bướm

Theo thống kê khoa học, có đến hơn 98% loài ong chứa nọc độc, lượng độc ít hay nhiều là tùy thuộc vào từng loài khác nhau. Một số loại ong gây nguy hiểm đến tính mạng con người chỉ hơn 10 vết đốt là: ong bắp cày, ong đất, ong vò vẽ, … Tuy nhiên cũng có một số loài không gây ảnh hưởng nhiều như ong ruồi hoặc ong mật.

Người bị ong đốt quá nặng có thể phải đối diện với những triệu chứng như: tím tái da, trụy tim, sốc phản vệ hoặc tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu bị ong đốt
Dấu hiệu bị ong đốt

3.3. Sâu róm

Mùa xuân và mùa hè là những khoảng thời gian sâu róm sinh sôi nhiều nhất trong năm. Mặc dù không cắn, đốt người nhưng những sợi gai lông của sâu róm sẽ gây kích ứng đến làn da của con người khi chạm phải.

Những người bị sâu róm tiếp xúc thường có biểu hiện: đau nhức dữ dội, nổi mẩn ngứa, mề đay hoặc ban diện rộng. Ngoài ra một số trường hợp còn bị xuất huyết, sưng hạch, nóng sốt, hạ huyết áp, đau đầu, co giật và thậm chí nặng nhất là tử vong.

Dấu hiệu trên da khi tiếp xúc với sâu róm
Dấu hiệu trên da khi tiếp xúc với sâu róm

3.4. Rận, ve

Rận, ve là các loại côn trùng thường được tìm thấy sống ký sinh trên cơ thể của các loài động vật quen thuộc như chó, mèo. Với kích thước rất nhỏ, khi bị rận ve tấn công, cơ thể người sẽ có một số biểu hiện như: nổi mề đay, nóng sốt, mẩn ngứa, phát ban…

4. Dị ứng côn trùng cắn có nguy hiểm không?

Dị ứng côn trùng cắn nếu diễn ra ở mức độ nhẹ thì thường chỉ khiến vùng da chịu tác động bị sưng viêm, đỏ, ngứa ngáy, đau rát,… và không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, một số trường hợp khi bị dị ứng côn trùng cắn dẫn đến sốc phản vệ rất nguy hiểm, nếu không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

>> Xem thêm: Bệnh chàm sữa có nguy hiểm không? ngứa không?

5. Điều trị dị ứng côn trùng cắn

5.1. Đối với các phản ứng dị ứng nhẹ

  • Điều đầu tiên bạn phải ngay lập tức tách côn trùng ra khỏi vết cắn để xử lý những bước tiếp theo.
  • Tiến hành rửa sạch vết thương bằng nước sạch
  • Tuyệt đối không được gãi hoặc chà xát vì sẽ làm vỡ vết thương gây nhiễm trùng.
  • Rửa lại vết thương bằng xà phòng hoặc thuốc sát trùng
  • Trường hợp bị các phản ứng sưng đỏ nên chườm thêm đá lạnh để giảm sưng.
  • Bôi Kem EmBé hoặc thuốc mỡ nhẹ để làm dịu lại vết thương đồng thời ngăn ngừa sẹo.
Kem em bé trị dị ứng côn trùng cắn mức độ nhẹ
Kem em bé trị dị ứng côn trùng cắn mức độ nhẹ

5.2. Điều trị dự ứng côn trùng nặng

  • Nếu tình trạng dị ứng côn trùng cắn diễn ra ở mức độ nặng, có kèm theo co giật, tím tái, đau nhức khắp cơ thể, sốc phản vệ,… bạn cần lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám kịp thời.
  • Dù các triệu chứng phản ứng đã hết hoặc có dấu hiệu thuyên giảm nhưng để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để khám chữa và theo dõi.
Nên gặp bác sĩ khi tình trạng dị ứng côn trùng cắn nặng
Nên gặp bác sĩ khi tình trạng dị ứng côn trùng cắn nặng

5.3 Cách xử lý khi bị các loại côn trùng phổ biến cắn

  • Khi bị ong đốt:

Bạn có thể xử lý bằng việc dùng dầu gió xanh lên vết đốt để giảm đau. Ngoài ra bạn có thể bôi một ít vôi nhằm có tác dụng kiềm hóa vết thương và trung hòa nọc độc của ong.

Dầu gió xanh có thể dùng để làm giảm đau nhức khi bị ong đốt
Dầu gió xanh có thể dùng để làm giảm đau nhức khi bị ong đốt
  • Đối với sâu róm:

Tuyệt đối không nên chạm vào vùng da bị dị ứng với lông sâu róm, bạn có thể dùng một nắm xôi hoặc cơm nguội để lăn qua lăn lại trên vùng da ấy để lấy các lông sâu róm ra.

Dấu hiệu trên da khi tiếp xúc với sâu róm
Dấu hiệu trên da khi tiếp xúc với sâu róm
  • Rận và ve cắn:

Cần dùng vôi thoa vùng da bị cắn để lấy răng của các loại côn trùng trên da và giảm tổn thương.

Đồng thời dùng bài thuốc uống dân gian với: 18g cỏ chỉ thiên, 22gké đầu ngựa, 50g bồ công anh 50g. Các loại thuốc trên sắc với 300ml nước, uống mỗi ngày 2 lần sáng và chiều.

Dấu hiệu bị ve rận cắn trên da
Dấu hiệu bị ve rận cắn trên da
  • Khi bị kiến cắn:

Nếu là vết cắn của kiến ba khoang bạn nên sử dụng thuốc đặc trị của bác sĩ chỉ định. Nếu là các loại kiến thông thường thì bạn có thể dùng kem đánh răng, rượu, nước cốt chanh,…  kết hợp chườm đá để giảm sưng đau.

Dùng kem đánh răng để xử lý vết kiến cắn
Dùng kem đánh răng để xử lý vết kiến cắn

6. Cách phòng tránh côn trùng cắn

  • Nên tham khảo cách nhận biết tổ côn trùng cũng như vị trí thường gặp các loại côn trùng để tránh, nhất là tổ ong.
  • Khi hoạt động ngoài trời hoặc về nông thôn, vào rừng bạn nên mặc áo sơ mi dài tay, quần dài và mang giày và vớ đầy đủ.
  • Nên hạn chế dùng nước hoa quá nồng hoặc mặc những loại quần áo màu sáng vì thường dễ thu hút côn trùng.
  • Nếu bạn là người có cơ địa dị ứng nghiêm trọng, đừng nên đi một mình đến những nơi có nhiều côn trùng.
  • Có thể trang bị thêm lưới cho cửa sổ, cửa ra vào cho ngôi nhà hoặc dùng các loại thuốc diệt côn trùng.
  • Cần thường xuyên vệ sinh nơi ở và phát quang bụi rậm xung quanh nhà.
Vệ sinh nơi ở để tránh các loại côn trùng cắn
Vệ sinh nơi ở để tránh các loại côn trùng cắn

Dị ứng côn trùng cắn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của mỗi người nếu không được xử lý đúng cách. Bạn hãy áp dụng những biện pháp phòng tránh và xử lý khi bị dị ứng côn trùng cắn trong bài viết để đảm bảo an toàn nhé!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…