Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Hăm tã là gì – 15 điều mà bố mẹ phải nắm rõ

Hăm tã là gì – 15 điều mà bố mẹ phải nắm rõ

Tình trạng hăm tã phổ biến xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 0 – 24 tháng tuổi, gây sự khó chịu, đau đớn, ngủ không ngon giấc cho trẻ. Vậy hăm tã là gì, nguyên nhân và cách xử lý vấn đề hăm tã ở trẻ như thế nào? Những thông tin sau đây sẽ giúp các mẹ phần nào tìm được câu trả lời cho bản thân mình.

1. Biểu hiện, triệu chứng khi bé bị hăm tã

Hăm tã ở trẻ nhỏ là tình trạng viêm da ở khu vực mặc tã. Trẻ có biểu hiện quấy khóc, khó chịu khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh vùng tã. Làn da mỏng manh của bé trở nên đau rát, ửng đỏ và biến chuyển nặng hơn tùy vào mức độ viêm da.

Các mức độ hăm tã ở trẻ nhỏ
Các mức độ hăm tã ở trẻ nhỏ

Các mức độ hăm tã ở trẻ:

Mức độ 1( nhẹ)

  • Khi bé bị hăm tã ở mức độ 1, ở vị trí mặc tã xuất hiện vùng da ửng hồng, chiếm diện tích nhỏ, có thể kèm theo mụn nhỏ.
  • Mặc dù da bé bị ửng đỏ nhưng vẫn rất khô ráo và ít gây khó chịu. Mẹ có thể nhầm với phát ban hoặc bị ngứa.

Mức độ 2

  • Lúc này, trên da bé xuất hiện những vết ửng đỏ có diện tích nhỏ và có xu hướng lan rộng.
  • Số lượng các vết này nhiều hơn phân bố rải rác trên da mông của bé.

Mức độ 3

  • Ở mức độ này, vết ứng đỏ bắt đầu có xu hướng lan ra với diện tích lớn hơn.
  • Vết hăm trở nên đậm và rõ ràng hơn, xuất hiện dày đặc trên da.

Mức độ 4

  • Càng ngày càng xuất hiện nhiều vết răm rõ rệt hơn, bắt đầu xuất hiện một vài nốt sẩn trên da.
  • Da bé có thể hơi sưng. Sau đó làn trở nên đỏ hơn, sưng tấy và có mụn mủ.
  • Bé liên tục quấy khóc, chạm vào vết hăm để gãi, biếng ăn và khó ngủ.

Mức độ 5

  • Đây là mức độ nặng, da bé có màu đỏ đậm, các vết hăm xuất hiện với diện tích lớn hơn. Vùng da này bắt đầu sưng, phù nề nặng.
  • Diện tích tổn thương bắt đầu lan ra, các vết sẩn ngứa có mủ, loét, hoặc chảy máu.
  • Bé mệt mỏi, uể oải, không bú mẹ và khó ngủ.
  • Vết hăm sẽ khó điều trị và có thể để lại sẹo thâm rất xấu trên da.

2. Nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu hăm tã ở trẻ
Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Ngoài biết được định nghĩa hăm tã là gì, mẹ cần biết được nguyên nhân gây ra bệnh. Theo các bác sĩ nhi khoa, mọi tác nhân gây kích ứng da hoặc làm tác động vào lớp màng bảo vệ da bé đều có thể là nguyên nhân:

  • Do mẹ không chú ý thay tã thường xuyên khiến da bé tiếp xúc lâu với phân, nước tiểu trong tã, tạo môi trường ẩm ướt để vi sinh vật phát triển gây kích ứng da.
  • Mẹ lạm dụng phấn rôm và sử dụng nó sai thời điểm gây bít, tắc lỗ chân lông làm da không được thông thoáng.
  • Trẻ thường xuyên đi tiểu và đại tiện thường xuyên, nếu mẹ rửa ráy vệ sinh chưa kỹ sẽ tạo điều kiện vi khuẩn phát triển và gây hăm tã. Trong trường hợp, mẹ chưa lau khô người cho bé, vội vàng quẫn tá cũng gây ra điều đó.
  • Thao tác quấn tã của mẹ quá chặt khiến da bé luôn bí bách, bị cọ xát với tã dẫn đến hăm tã.
  • Chất lượng tã lót kẽm, gây kích ứng với da bé: thành phần của tã giấy chứa các hóa chất độc hại có thể khiến da bé phản ứng ngay tức thì, dẫn đến tình trạng dị ứng, hăm tã cho bé.

3. Cách điều trị hăm tã ở trẻ nhỏ

Biết được hăm tã là gì, mức độ hăm tã ở trẻ nhẹ hay nặng mà mẹ có thể dùng cách điều trị khác nhau.

3.1. Mẹo dân gian trị hăm tã

Phương pháp dân gian trị hăm tã cho trẻ
Phương pháp dân gian trị hăm tã cho trẻ

Sử dụng mẹo dân gian trong điều trị hăm tã là sự lựa chọn đầu tiên của mẹ đối với trường hợp bé bị hăm ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất được áp dụng từ ngàn đời nay có tác dụng đẩy lùi chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Lá chè xanh:

  • Công dụng: Giúp diệt khuẩn và làm sạch da cực kì tốt, đồng thời giúp da bé săn se, khô thoáng và lành vết thương nhanh chóng.
  • Cách thực hiện:
    • Mẹ lấy một nắm chè xanh, rửa sạch loại bỏ vi khuẩn, sâu bọ bám trên lá, lựa chọn lá nguyên vẹn, không bị héo úa hoặc bị sâu để dùng.
    • Đun sôi nước, bỏ lá chè ngâm 10-15 phút.
    • Để nguội, rót nước chè vào chậu, lau rửa vùng bị hăm tã cho trẻ.

Mã đề:

  • Công dụng: có tác dụng làm dịu da, kháng khuẩn và giúp tái tạo làn da bị tổn thương do hăm tã.
  • Cách thực hiện: Mẹ lựa một ít lá mã đề nguyên vẹn, không bị sâu bỏ, rửa thật sạch, ngâm qua nước muối, để ráo, vò nát rồi thoa nhẹ lên da bé. Để một lúc, rửa bằng nước sạch.

Lá trầu không

  • Công dụng: có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm nên thường được dùng cho trẻ bị hăm tã.
  • Cách thực hiện:
    • Mẹ lấy 3-4 lá rửa sạch, đun sôi, để nguội
    • Dùng khăn bông sạch thấm lên các vùng da bị hăm, nếp gấp, làm liên tục trong vòng một tuần.
    • Mỗi ngày thực hiện ba lần sẽ hết tình trạng hăm tã.

Lá khế:

  • Công dụng: là một loại lá lành tính, giúp làm mát da, sạch da, trị hăm rất hữu hiệu.
  • Cách thực hiện: Mẹ lấy lá khế rửa sạch, giã nát cùng ít muối, cho nước sôi để nguội vào, chắt lấy nước. Dùng khăn sạch thấm lên vùng da bị hăm cho bé.

3.2. Cách điều trị hăm tã bằng kem bôi

Kem EmBé trị hăm tã ở trẻ
Kem EmBé trị hăm tã ở trẻ

Đối với trường hợp hăm xuất hiện dấu hiệu nhiều vết ửng đỏ và có dấu hiệu sưng, sử dụng kem bôi có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu da sẽ giúp làm giảm nhanh các nốt mẩn đỏ trên da bé, giúp bé nhanh khỏi bệnh.

Giữa vô vàn sản phẩm từ hàng nội địa đến hàng xuất khẩu, để lựa chọn cho con mình một sản phẩm thích hợp là điều không hề dễ dàng cho mẹ, quan trọng nhất là sản phẩm phải an toàn, đảm bảo chất lượng.

Kem EmBé là một sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại như paraben, chất tạo mùi, tạo màu, được bào chế bằng dây chuyền công nghệ hiện đại. Hơn hết Kem EmBé nắm trọn niềm tin tín nhiệm của chuyên gia, bác sĩ da liễu cũng như nhiều bà mẹ có con nhỏ khác. Kem EmBé thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời đối với làn da trẻ nhỏ.

Đây là sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ, được sử dụng cho hầu hết các vấn đề về da thường gặp:

  • Trẻ bị côn trùng đốt
  • Hăm tã
  • Rôm sảy
  • Chàm sữa.

Sự kết hợp độc đáo của Nano Curcumin cùng với tinh chất Cúc La Mã giúp kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, bảo vệ da bé khỏi tác nhân từ môi trường (phân, nước tiểu, vi khuẩn, vi nấm), ngăn ngừa thâm sẹo.

Bên cạnh đó, các thành phần khác như Dexpanthenol, Allatonin cung cấp vi chất cần thiết để tái tạo, hồi phục làn da bị thương tổn do hăm tã một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, Lanolin cùng với Vitamin E trong kem giúp tăng cường độ ẩm cần thiết mà không bí bách và bết dính.

Nhờ đó, mà tình trạng mẩn ngứa, vết ửng đỏ, sưng tấy do hăm tã đều dần dần hồi phục, trả lại cho bé làn da mềm mịn và mạnh khỏe sau 3-4 ngày sử dụng Kem EmBé.

4.Cách chăm sóc trẻ khi bị hăm tã

4.1. Sai lầm của các ông bố bà mẹ về hăm tã

Sử dụng phấn rôm quá nhiều
Sử dụng phấn rôm quá nhiều

Trên thực tế, những sai lầm do thiếu hiểu biết trẻ bị hăm tã là gì, mà bố mẹ đã vô tình khiến tình trạng hăm tã của trẻ sơ sinh trở nên khó chữa, dễ tái phát, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.

  • Lạm dụng phấn rôm: Lạm dụng nó quá nhiều sẽ gây tình trạng bí da, kích ứng nhẹ, vùng da bị hăm chữa mãi không khỏi.
  • Sử dụng sữa tắm khi trẻ bị hăm tã: Các chất tạo bọt, tạo mùi hoặc chất bảo quản trong sữa tắm sẽ làm da bé kích ứng khiến tình trạng hăm tã trở nên nghiêm trọng.
  • Quá tin tưởng vào mẹo dân gian: Biện pháp này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ như dư lượng thuốc trừ sâu, côn trùng, vi khuẩn vẫn còn sót lại ảnh hưởng trực tiếp lên làn da bé.
  • Sử dụng bỉm thường xuyên cho bé
  • Mặc bỉm thời gian dài: Làn da bé tiếp xúc thường xuyên với bỉm và các chất thải trong bỉm gây ra hăm.
  • Sử dụng kem hăm có tác dụng nhanh: Một số loại kem có chứa corticoid hoặc các loại kem không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng khiến da bé bị nhiễm trùng, bội nhiễm.

4.2. Những điều bố mẹ cần làm khi con bị hăm tã

Thăm khám bác sỹ nếu tình trạng hăm tã ở trẻ nặng hơn
Thăm khám bác sỹ nếu tình trạng hăm tã ở trẻ nặng hơn

Bố mẹ cần chú ý những điều sau đây khi trẻ nhỏ bị hăm tã:

  • Thay tã thường xuyên cho trẻ, kể cả khi tã không bị ướt.
  • Thi thoảng nên để vùng da mông, bẹn của bé được thông thoáng.
  • Mỗi khi đi đại tiện, tiểu tiện cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
  • Sử dụng quần áo, tã lót có chất liệu mềm mại, thấm hút nhanh.
  • Có thể sử dụng mẹo dân gian, mẹ phải đảm bảo các loại lá có nguồn gốc, không tồn dư hóa chất, phải rửa sạch thật ký trước khi sử dụng( ngâm nước muối loãng).
  • Khi sử dụng kem bôi cho trẻ, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.

4.3. Những điều bố mẹ nên tránh khi con bị hăm tã

Thay tã thường xuyên cho trẻ nhỏ
Thay tã thường xuyên cho trẻ nhỏ
  • Quấn tã hoặc ủ cho bé quá chặt, quá kỹ.
  • Đóng bỉm liên tục làm cho khu vực tã lót bị bí hơi, không thoáng khí.
  • Sử dụng khăn ướt để vệ sinh cho bé, tuy nhiên khăn ướt chứa hóa chất tẩy rửa mạnh gây kích ứng da.
  • Lựa chọn loại bỉm không phù hợp với làn da, cơ địa của bé.
  • Khi bé xuất hiện triệu chứng hăm tã, bố mẹ không để ý tới con trẻ để tình trạng của bé trầm trọng.
  • Sử dụng thuốc kem bôi một cách bừa bãi, không tuân thủ theo sự chỉ dẫn bác sĩ.

5. Phòng tránh hăm tã cho bé

Cách phòng tránh hăm tã cho trẻ
Cách phòng tránh hăm tã cho trẻ

Bệnh hăm tã là vấn đề hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh có thể dễ phòng tránh hăm tã nhờ áp dụng nguyên tắc sau:

  • Vệ sinh mông bé bằng nước sạch trong mỗi lần thay tã, mẹ lau khô bằng khăn mềm, không sử dụng khăn có chứa cồn hoặc nước thơm.
  • Nên thao tác đóng tã, bỉm lỏng vừa. Nếu có thể thì nên hạn chế sử dụng tã, bỉm cho trẻ. Mỗi ngày, mẹ có thể để vùng da mông của bé không có tã tối thiểu hai giờ.
  • Mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ có kẽm oxyd cho bé một cách thường xuyên.
  • Hạn chế sử dụng phấn rôm, sản phẩm sữa tắm có chất tạo màu, tạo mùi dễ gây kích ứng da bé.

Chăm sóc làn da mỏng manh của trẻ nhỏ, thực sự không quá khó, chỉ cần mẹ  phương pháp đúng đắn và khoa học sẽ giúp đẩy lùi tình trạng hăm tã ở trẻ. Hy vọng với bài viết này, mẹ sẽ hiểu hơn về hăm tã là gì, biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý tôt nhất cho trẻ bị hăm tã. Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…