Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Hăm tã và những điều mẹ nên biết

Hăm tã và những điều mẹ nên biết

Hăm tã là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Hăm da có dấu hiệu là những mảng da màu hồng nhạt, sau đó những vết hăm này sẽ có thể bị viêm nhiễm và gây cho bé nhiều khó chịu. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã

 Hăm tã có thể do phụ huynh không thay tã thường xuyên cho bé khiến nước tiểu của bé đọng lại quá lâu. Hoặc sau khi bé tắm xong các mẹ không lau người bé kĩ để nước còn dính trên da bé và các bà mẹ đã vộ quấn tã vào.

Thói quen của mẹ sau khi tắm thường thoa một lượt phấn rôm lên người bé, nhưng mẹ không hề biết thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

hăm tã ở bé
Hăm tã là hiện tượng phổ biến ở trẻ

2. Dấu hiệu trẻ bị hăm tã

Khi trẻ bị hăm tã thường xuất hiện dấu hiệu rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường như: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng.

Đối với những trẻ sơ sinh bị hăm tã nặng sẽ bong tróc những mảng da khô, sáng bóng và một số khác lại ẩm ướt kèm theo những chấm li ti giống như mụn. Những vết này thường xuất hiện ở phần mông của bé và cũng có khi nó “len lỏi” đến 2 bên bẹn háng và bộ phận sinh dục của bé.

Hăm tã tuy không gây nguy hiểm cho bé nhưng nó sẽ làm cho bé khó chịu và đau rát khiến bé ăn không ngon, ngủ không yên giấc ảnh hướng đến sự phát triển của bé. Đặc biệt, đối với bé bị hăm tã nặng sẽ biến chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn nếu bạn chủ quan với nó.

3. Cách điều trị hăm tã bằng dân gian

3.1. Dùng nước lá ổi

Đây là cách trị hăm tã được các mẹ tin dùng và đã thành công. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: các mẹ chỉ cần rửa sạch lá ổi, sau đó cho vào nồi đun sôi, để nguội. Sau đó mẹ dùng nước lá ổi để rửa vết hăm cho bé. Kiên trì thực hiện phương pháp này tình trạng hăm tã của trẻ sẽ giảm đi đáng kể

3.2. Túi trà hoa cúc

Túi trà hoa cúc là cách trị hăm tã cho bé hiệu quả bởi đặc tính làm dịu và chữa lành vết vô cùng hữu hiệu. Cách điều trị hăm tã cho trẻ bằng trà hoa cúc rất đơn giản, mỉ chỉ cần ngâm một miếng vải rồi bọc vào túi trà hoa cúc ngâm nước nóng sau đó lấy ra, vắt hơi khô nước rồi đắp lên vùng da bị hăm của bé trong vài phút.

4. Thay đổi thói quen sinh hoạt với bé

4.1. Thường xuyên lau rửa cho bé

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé là cách điều trị hăm cho bé tốt nhất. Đồng thời, thường xuyên khi tắm cho bé nên pha nước ấm với một ít thuốc tím sẽ làm dịu làn da vùng bị hăm của bé. Ngoài ra, sau khi tắm cho bé bạn cũng cần  lau khô vùng mông của bé bằng khăn mềm.

4.2. Hạn chế đóng bỉm cho bé

Khi bé ở nhà, các mẹ nên hạn chế tối đa việc đóng bỉm cho bé, giúp bé được tận hưởng cảm giác thoáng mát và thoải mái khi không mặc tã. Khi các mẹ không muốn mặc bỉm cho bé có thể sử dụng tấm thảm/nệm cao su vừa vặn hoặc khăn mềm lót cho bé trong lúc bé vui chơi để bé tránh bé tè dầm.

4.3. Kem chống hăm tã

Lưu ý khi sử dụng kem chống hăm tã các mẹ cần chọn kem được các bác sĩ nhi khoa công nhận hiệu quả trong việc làm mềm da và điều trị hăm tã. Sau khi, các mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng da bé bị hăm, các mẹ bôi một lớp mỏng kem lên vùng da này. Và không nên mặc tã cho bé trong thời gian này để tình trạng hăm tã được khắc phục hiệu quả nhất.

cách trị hăm tã
Bôi kem chống hăm lên da bé

4.3. Chú ý đến quần áo và nước xả vải

Nhiều bé có làn da nhạy cả, mẹ nên chú ý đến các loại nước xả đang dùng cho quần áo bé mặc. Hiện nay, có rất nhiều loại nước xả dùng riêng cho quần áo trẻ sơ sinh, tuy nhiên trong thành phần của nước xả vải đó vẫn có khả năng gây kích ứng da, gây hăm da. Chính vì vậy, các mẹ nên chú ý khi dùng các loại nước xả vải cho trẻ, đặc biệt là lúc bé đang bị hăm hoặc có thể dừng ngay nước xả vải đến khi bé hết hăm

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…