Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Nói KHÔNG với những thực phẩm này trong khẩu phần ăn dặm của bé

Nói KHÔNG với những thực phẩm này trong khẩu phần ăn dặm của bé

Ăn dặm là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Khi bé đến tuổi ăn dặm thường các mẹ quan tâm đến việc cho bé ăn thực phẩm gì để chứa nhiều chất dinh dưỡng mà bỏ qua những đồ ăn không nên cho bé ăn. Chọn thực phẩm không đúng trong quá trình ăn dặm có thể là nguyên nhân của tiêu chảy, biếng ăn, chậm phát triển,…

Mật ong

Mật ong tuy tốt nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ gây độc đối với trẻ dưới 1 tuổi. Mẹ nên loại bỏ hoàn toàn mật ong trong dinh dưỡng hay bất cứ mục đích sử dụng nào với trẻ dưới 1 tuổi.

ăn dặm 1
Không sử dụng mật ong trong thực đơn ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi

Các loại hạt

Ngô, lạc, hạt điều, hạnh nhân… là những thực phẩm dễ gây dị ứng đặc biệt với trẻ nhỏ. Nếu mẹ muốn cho con ăn, mẹ nên thử dị ứng cho bé bằng cách ăn 1 ít trước và theo dõi xem bé có phải ứng không nhé!

Muối

Khi nấu cháo/bột ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi các mẹ tuyệt đối không sử dụng gia vị. Vì hàm lượng muối nhiều sẽ gây hại cho thận cũng như sự phát triển lâu dài của bé. Đã có rất nhiều mẹ chia sẻ rằng: “Nhạt thế này thì con ăn làm sao được”. Nhưng khoa học đã chứng minh rằng các bé mới bắt đầu ăn dặm không phân biệt được thế nào là mặn, thế nào là nhạt. Tất cả sự phân biệt đó đều do cha mẹ xây dựng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên tạo thói quen ăn nhạt, ít gia vị để tốt cho tiêu hoá và sức khoẻ của bé.

muoi
Không sử dụng muối trong thực đơn ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi

Không cho bé ăn đồ ăn khô hay rau sống

Mẹ không nên cho bé dưới 2 tuổi ăn các loại hạt nhỏ như nho khô, bắp rang hay rau sống.
Không sử dụng các loại rau đóng hộp cho khẩu phần ăn của bé vì chúng có thể chứa rất nhiều hàm lượng natri, chất phụ gia, chất bảo quản. Nếu bắt buộc, mẹ nên kiểm tra nhãn mác trước khi chế biến thức ăn cho bé.

Các lưu ý cực kỳ quan trọng khi cho trẻ ăn dặm

  • Mẹ không nên sử dụng lò vi sóng để làm nóng thức ăn. Thêm vào đó, mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ thức ăn bằng cách chạm vào một thìa ra bên ngoài của môi trên của bạn trước khi cho con ăn.
  • Mẹ không nên cho bé ăn thức ăn pha loãng vào ban đêm. Điều này có thể tạo thói quen xấu gây ra tổn hại cho răng và dạ dày của bé.
  • Mẹ không nên cho bé ăn hoa quả có hàm lượng axit cao nhiều trong một ngày như: quýt, cam, dứa với các bé dưới một tuổi. Điều này sẽ gây ra tổn thương cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.
  • Khi chế biến trứng, mẹ nên nấu chín lòng trắng trứng trước khi cho bé ăn. Lòng trắng trứng chưa chín chính là nguyên nhân gây ra dị ứng ở trẻ.
  • Khi bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với một hoặc hai muỗng thức ăn và hãy tập cho bé quen dần trong mỗi khẩu phần ăn của bé. Tuyệt đối không nên ép trẻ khi ăn dặm. Đây chính là nguyên nhân khiến bé biếng ăn bởi chính cha mẹ đã làm cho bé ghét ăn thức ăn dặm và coi các món ăn dặm là không ngon
  • Mẹ không nên nấu cháo để bé ăn cả ngày mà nên nấu theo từng bữa. Nếu bận rộn mẹ có thể nấu một nồi cháo (bột) trắng và đến bữa của bé mẹ nấu rau, thức ăn và cháo.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…