Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bác sĩ trưởng khoa sản khẳng định gây sốc: “Trào lưu vắt sữa non khi bầu là phản khoa học”

Bác sĩ trưởng khoa sản khẳng định gây sốc: “Trào lưu vắt sữa non khi bầu là phản khoa học”

Đó là ý kiến của nguyên trưởng khoa Sản 2, bệnh viện Phụ sản Trung ương liên quan đến những ngộ nhận của bà bầu.

Ngày 10/9, tại hội thảo 360 độ kiêng cữ cho bà bầu và em bé nằm trong khuôn khổ Hội chợ Bầu 2016, bác sĩ Nguyễn Đức Thuấn, Nguyên Trưởng khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã lý giải các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là vấn đề kiêng cữ khi mang bầu.

Bác sĩ Thuấn khẳng định, nguồn dinh dưỡng nuôi con và mẹ chính là thức ăn, vì vậy, người mẹ cần bổ sung đầy đủ thực phẩm thuộc các nhóm chất khác nhau để thai nhi khỏe mạnh và có nguồn sữa tốt sau khi sinh. Khi mang thai, mẹ bầu thường được truyền lại một số kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, nhiều luồng thông tin khác nhau khiến người mẹ thường băn khoăn về tính đúng sai của các phương pháp này.

Bác sĩ Nguyễn Đức Thuấn, Nguyên Trưởng khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Bác sĩ Thuấn cho rằng, các quan niệm như thăm bà đẻ, con sẽ đòi ra sớm; đi đám cưới, nếu bà bầu chụp ảnh, con sẽ vô duyên… đều không có cơ sở khoa học. Ngoài ra, các bà, các mẹ còn truyền tai nhau, ăn đào con sẽ bị điếc; ăn nhãn dễ gây sảy thai; ăn ốc, con sinh ra nhiều rớt dãi hoặc uống nước dừa nhiều, da bé sẽ trắng.

Bác sĩ Thuấn lý giải, đào là loại quả giàu sắt tốt cho máu, chứa các chất chống ô xy hóa. Quả nhãn giàu vitamin C, giàu đường, có tính ấm. Hai loại quả này đều có tác dụng tốt đối với cơ thể. Y học cũng chưa ghi nhận trường hợp nào như vậy. Ngoài ra, quan niệm ăn ốc khi mang thai, con sinh ra nhiều dớt dãi cũng hoàn toàn sai lầm. Ốc là thực phẩm giàu canxi và đạm, tốt cho bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên chế biến kỹ vì ốc thường chứa nhiều ký sinh trùng gây hại.

Bên cạnh đó, nhiều bà bầu thường uống nước dừa với hy vọng con sinh ra trắng trẻo. Tuy nhiên, sắc tố da của bé là do di truyền. Mẹ bầu nên hạn chế nước dừa trong 3 tháng đầu, bởi nước dừa có thể làm tình trạng ốm nghén của mẹ diễn ra nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trong nước dừa vẫn có một hàm lượng đường nhất định, vì vậy, mẹ chỉ nên uống một lượng nước dừa vừa phải để tránh tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên, có một số kinh nghiệm mẹ bầu không thể bỏ qua. Chẳng hạn, ăn đu đủ xanh dễ dẫn đến sảy thai. Đu đủ xanh có chất mủ không tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chất papain còn hoạt động giống như hormone prostaglandin và oxytocin gây ra co thắt tử cung. Nó cũng có thể gây ra phù và xuất huyết nhau thai. Đây là những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể dẫn tới sinh non.

Hầu hết các bố mẹ đều quan tâm tìm hiểu về những kiêng cữ khi mang bầu và nuôi con nhỏ.

Ngoài ra, bác sĩ Thuấn đặc biệt lên án trào lưu vắt sữa non khi mang thai tầm 34 tuần trở ra để trữ sữa non cho con dùng ngay sau sinh. Phương pháp này được lan truyền trên nhiều diễn đàn, mục đích để phòng trường hợp mẹ chưa có sữa hoặc vì lý do nào đó không thể cho con bú, trẻ phải cách ly mẹ. Các bà bầu thường được rỉ tai rằng, việc massage và vắt sữa này có thể gây co thắt tử cung nhẹ, nhưng an toàn và không kích ứng chuyển dạ. Việc trữ sữa non này giúp trẻ mới sinh luôn có sẵn sữa non của mẹ để việc “lập trình đầu đời” của niêm mạc ruột được hoàn hảo. Bác sĩ Thuấn cho rằng, phương pháp trên hoàn toàn “phản khoa học”.

Động tác vắt sữa non trước khi sinh sẽ kích thích cơn co tử cung, có thể gây sinh non. Ngoài ra, sữa non được bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ không đảm bảo chất lượng, chưa kể bảo quản không tốt còn bị nhiễm khuẩn, trẻ bú có thể bị tiêu chảy, viêm ruột hoại tử. Bên cạnh đó, bác sĩ Thuấn cho rằng, việc vắt sữa non đối với phụ nữ ở tuần thứ 34 của thai kỳ rất khó khăn. Lúc đó, bà bầu khỏe mạnh bình thường chỉ tiết ra một lượng sữa rất nhỏ. Nếu bà bầu bị chảy nhiều sữa hoặc vắt được lượng sữa lớn, lúc đó, các mẹ nên đến khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu của việc rối loạn chức năng tuyến yên, có thể ảnh hưởng đến chức năng nhau thai và sự phát triển của bào thai.

Cuối chương trình, bác sĩ Thuấn kết luận, các bà bầu cần lắng nghe cơ thể mình, chú ý đến sự thay đổi của thai nhi để có biện pháp điều chỉnh chế độ ăn nghỉ phù hợp trong mỗi giai đoạn. Ngoài ra, chúng ta nên biết cách “lọc thông tin” và quan trọng nhất là cần tham khảo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa.

Theo Khám phá

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…