Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

7 thông tin mẹ cần biết khi trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

7 thông tin mẹ cần biết khi trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

Vết cắn của côn trùng có thể khiến cho da của trẻ sưng đỏ, ngứa rát và có thể để lại những tổn thương trên da của trẻ nhỏ. Chính vì vậy dưới đây là 7 thông tin mà các mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua khi trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

Côn trùng cắn thường không gây nguy hiểm ở người lớn nhưng với trẻ nhỏ, một số nguyên nhân dưới đây khiến vết côn trùng cắn gây sưng đỏ, đau đớn ở trẻ:

  • Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Do đó là đối tượng tấn công yêu thích của muỗi và các loại côn trùng khác nhau. 
  • Ngoài ra, với sức đề kháng còn yếu nên những vết cắn của côn trùng thường khiến cho làn da của bé bị sưng tấy.
  • Trẻ thường chưa có ý thức được khi bị côn trùng đốt, nên sau khi bị đốt nếu có biểu hiện ngứa thì bé thường gãi nhiều khiến cho vết cắn bị sưng đỏ lên và thậm chí là nhiễm trùng.
Dấu hiệu trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ
Dấu hiệu trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

2. Cách điều trị bé bị côn trùng cắn sưng đỏ

Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng đỏ. Tuy nhiên việc xử lý sau khi bị côn trùng đốt cần tuân theo trình tự, từ việc xử lý ngay khi bị đốt (sơ cứu) rồi mới tiến hành các biện pháp điều trị khác nhau.

2.1. Xử lý ngay khi vừa bị đốt

Khi trẻ bị côn trùng cắn mẹ chưa nên vội vàng thoa dầu hay sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào mà cần phân biệt mức độ nặng nhẹ của vết thương để có biện pháp xử lý phù hợp nhất. Các bước cần thực hiện khi bé bị côn trùng cắn:

  • Bước 1: Rửa lại vết thương bằng nước sạch nhiều lần.
  • Bước 2: Dùng khăn lạnh đắp lên vết cắn khoảng 20 phút để giảm sưng và giảm ngứa tức thời (nếu có).
  • Bước 3: Với những vết cắn gây đau, sưng đỏ thì sử dụng thuốc điều trị, kem bôi đặc trị để thoa lên vết thương.
  • Bước 4: Theo dõi tình trạng vết cắn trong vài ngày. Nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay.

Đặc biệt, đối với những trường hợp trẻ bị buồn nôn, bị sốt hay đau nhức nhiều sau khi bị côn trùng cắn thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để kịp thời xử lý.

Làm sạch vết côn trùng cắn
Làm sạch vết côn trùng cắn

2.2. Phương pháp tự nhiên chữa trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

  • Sử dụng chanh: tinh chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên của chanh sẽ làm dịu vết trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ nhanh chóng. Mẹ hãy lấy vài lát chanh đã thái mỏng đắp lên vết đốt hoặc kết hợp với để chanh vào tủ lạnh cho mát để tăng hiệu quả giảm đau.
  • Sử dụng bột yến mạch: bột yến mạch có tác dụng giảm đau nhức, chống viêm nhiễm, làm dịu da. Do đó mẹ hãy pha bột yến mạch với chút nước thành hỗn hợp rồi đắp lên vết đốt trên da trẻ.
  • Mật ong: mật ong có khả năng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa vết thương lan rộng nên rất hữu hiệu để trị vết côn trùng cắn. Mẹ hãy lấy vài giọt mật ong nguyên chất thoa lên vết sưng rồi băng lại với gạc sạch để ngăn ngừa côn trùng ngửi thấy mùi thơm và bay đến.
Mật ong
Mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm
  • Cây lô hội (Nha đam): Lô hội có tính mát sẽ làm dịu nhanh chóng ngứa ngáy, sưng đỏ, viêm da. Mẹ nên dùng lô hội tự nhiên để có hiệu quả tối ưu.
  • Cây húng quế: tinh dầu húng quế rất tốt trong việc giảm viêm nhiễm, giảm sưng đau. Mẹ hãy lấy vài lá húng quế giã nát lấy nước và xoa lên vết đốt.
  • Sử dụng vỏ chuối: cũng như lô hội, vỏ chuối có tác dụng giảm đau nhanh. Mẹ nên dùng vỏ chuối chín, không dùng vỏ chuối xanh vì nhựa chuối có thể dính vào vết thương và khó làm sạch.
Vỏ chuối giúp giảm sưng tấy ở vết côn trùng cắn
Vỏ chuối giúp giảm sưng tấy ở vết côn trùng cắn
  • Tinh dầu hoa oải hương: một vài giọt tinh dầu oải hương cũng là cách giảm đau và viêm nhiễm hiệu quả.
  • Dầu cây tràm trà: dầu cây tràm có nhiều công dụng với sức khỏe, trong đó tác dụng giảm viêm nhiễm đã được chứng minh khá hiệu quả.
  • Giấm táo: các tinh chất trong giấm táo rất hiệu quả giúp trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ nhanh hết đau ngứa.
  • Baking soda: hỗn hợp baking soda với nước có công dụng hạn chế ngứa, đau và an toàn cho trẻ nhỏ.
Bột Baking soda giúp trị vết côn trùng cắn hiệu quả
Bột Baking soda giúp trị vết côn trùng cắn hiệu quả

2.3. Các sản phẩm chữa sưng đỏ

Tùy thuộc vào tình trạng vết cắn như thế nào mà việc sử dụng sản phẩm điều trị sẽ khác nhau. Về cơ bản sản phẩm điều trị côn trùng cắn sưng đỏ có 2 dạng chính là kem bôi tại chỗ và thuốc uống.

2.3.1. Kem bôi tại chỗ

  • Hồ nước là dung dịch làm mát da, dịu da với thành phần chủ yếu là oxit kẽm và bột talc, glycerin. Mẹ chỉ cần dùng để bôi hoặc đắp lên vùng côn trùng cắn sưng đỏ, hồ nước sẽ làm giảm ngứa, mát da.
  • Dung dịch Jarish có thành phần là acid boric, glycerin với công dùng làm sạch và khô vùng da bị côn trùng cắn lở loét. Chống chỉ định với vết thương khô, dày sừng, liken hóa.
  • Dung dịch màu sát khuẩn bao gồm milian, castellani, xanh methylen, thuốc tím pha loãng có tác dụng chống viêm nhiễm.
  • Kem chống ngứa từ thiên nhiên. Các sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên luôn là lựa chọn an toàn và dịu nhẹ cho trẻ. Mẹ nên chọn sản phẩm đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn như Kem EmBé.

2.3.2. Kem EmBé

Là kem bôi ngoài da thiết yếu dành cho trẻ nhỏ. Thành phần bao gồm Nano curcumin, tinh chất Cúc La Mã, Kẽm Oxyd, D-panthenol, Allatonin, Vitamin E, Lanolin, dầu hạnh nhân rất an toàn và dịu nhẹ. Đặc biệt, Kem EmBé không có corticoid, không paraben, không gây kích ứng da.

Kem EmBé mang lại tác động toàn diện: chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng ngứa do muỗi và côn trùng cắn, tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả. 

Kem EmBé trị côn trùng cắn sưng đỏ hiệu quả
Kem EmBé trị côn trùng cắn sưng đỏ hiệu quả

2.3.3. Thuốc uống

  • Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlorpheniramin, promethazin, hydroxyzin… hoặc thế hệ 2 như loratadin, cetirizin, fexofenadin… hoặc kết hợp cả 2 loại có thể được sử dụng trong điều trị khi bị côn trùng cắn.
  • Đối với trường hợp bị côn trùng cắn nặng, phải sử dụng corticoid toàn thân thì dùng methylprednisolon đường uống hoặc đường tiêm.
Thuốc trị côn trùng cắn
Thuốc trị côn trùng cắn

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc để điều trị khi trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ cần tham khảo ý kiến và sử dụng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị bởi thuốc điều trị thường gây ra các phản ứng phụ không đáng có. Đặc biệt là các loại thuốc uống gây ra nhiều phản ứng phụ nguy hiểm tới sức khỏe.

3. Các biến chứng khi trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ

Vết côn trùng cắn có thể rất nhỏ song trong nhiều trường hợp có thể gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân như:

  • Nổi mề đay
  • Sưng phù nề
  • Co thắt phế quản
  • Nặng hơn có thể bị sốc phản vệ, đe dọa tính mạng

Nguyên nhân là bởi một số loại côn trùng có nọc độc, khi cắn sẽ truyền nọc độc lên cơ thể người bị cắn.

Ngoài ra trong nhiều trường hợp khi bị côn trùng cắn thường điều trị không đúng phương pháp hoặc gãi quá nhiều khiến tình trạng vết thương bị hở, bị nhiễm trùng dẫn đến bội nhiễm làm cho vết thương trở nên trầm trọng.

Biến chứng khi trẻ bị côn trùng cắn
Biến chứng khi trẻ bị côn trùng cắn

4. Phòng tránh côn trùng cắn cho bé

Trẻ có thể bị côn trùng cắn ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy việc phòng tránh côn trùng cắn cho bé là hết sức cần thiết để giảm thiểu việc con bị côn trùng cắn cũng như những tác hại, biến chứng có thể gặp phải.

4.1. Phòng tránh côn trùng cắn trong nhà

Đối với việc phòng tránh côn trùng cắn trong nhà cho con thì các mẹ nên:

  • Vệ sinh sạch sẽ xung quanh nhà và trong nhà không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ là môi trường – là điều kiện thuận lợi để côn trùng, đặc biệt là muỗi sinh sôi, phát triển.
  • Sử dụng đèn tinh dầu sả, tinh dầu tràm hoặc tinh dầu oải hương để ngăn ngừa côn trùng.
  • Sử dụng xịt diệt côn trùng để tiêu diệt côn trùng trong trường hợp phát hiện nhà có các loại côn trùng có thể cắn, gây hại cho con.
  • Nên mắc màn khi đi ngủ cho bé để hạn chế tối đa việc có thể bị côn trùng đốt.
Cách phòng tránh vết côn trùng cắn ở trẻ
Cách phòng tránh vết côn trùng cắn ở trẻ

4.2. Phòng tránh côn trùng cắn ngoài trời

Để phòng tránh côn trùng cắn khi đi dã ngoại, đi chơi ngoài trời cho bé thì trước khi để con ra ngoài mẹ nên mặc quần áo dài tay cho con. Đồng thời mẹ cũng nên thoa các loại tinh dầu như tinh dầu oải hương, tinh dầu tràm… để tránh sự tấn công của muỗi hoặc một số loại côn trùng nguy hại khác. 

Trong trường hợp ngủ đêm ngoài trời nhất thiết phải có túi ngủ, hoặc căng màn để hạn chế sự tấn công của côn trùng. Cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi côn trùng, chống côn trùng cắn.

Trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ có thể giảm nhanh chóng khi mẹ phát hiện sớm và áp dụng cách chữa kịp thời. Vết côn trùng cắn nhanh xẹp sẽ không gây đau đớn và không để lại sẹo trên làn da mịn màng của bé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…