Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trẻ bị rôm sảy tắm gì để đạt hiệu quả tốt nhất?

Trẻ bị rôm sảy tắm gì để đạt hiệu quả tốt nhất?

Trẻ bị rôm sảy tắm gì nhanh khỏi? Những loại lá quen thuộc như mướp đắng, kinh giới, mảnh bát… sẽ “đánh bay” những nốt rôm khó chịu, trả lại cho bé làn da hồng hào, mịn màng và khỏe mạnh.

Xem thêm:

1. 10 loại lá trị rôm sảy cho trẻ an toàn, lành tính

10 loại lá dưới đây có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu da, ngăn ngừa rôm sảy hiệu quả. Bé sẽ không còn khó chịu, ngứa ngáy vì những mụn đáng ghét nữa.

1.1. Mướp đắng (khổ qua)

Đây là một trong những bài thuốc hiệu quả giúp giải quyết vấn đề trẻ bị rôm sảy tắm gì cho nhiều bố mẹ.

Cách làm:

  • Mỗi lần mẹ dùng khoảng 1 đến 2 quả khổ qua tươi, rửa sach
  • Rồi cho vào máy xoay hoặc giã nát lấy nước pha vào nước tắm cho bé.
  • Mẹ có thể dùng khổ qua tắm cho bé mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sẽ thấy các nốt rôm sảy biến mất một cách nhanh chóng.

Để đảm bảo an toàn, các mẹ có thể mua hạt khổ qua về trồng hoặc mua ở những nơi bán chất lượng.

Mướp đắng
Mướp đắng

1.2. Lá kinh giới

Tinh dầu và kháng sinh tự nhiên trong lá kinh giới sẽ “đánh bay” các nốt rôm nhanh chóng.

Cách dùng:

  • Mẹ lấy khoảng một nắm lá kinh giới tươi đem rửa thật sạch, vò nát lấy nước và cho vào nước tắm của bé.
  • Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng lá kinh giới khô bằng cách đem đun sôi lá khoảng 10 phút rồi pha với nước để tắm cho bé.
  • Mỗi ngày mẹ có thể tắm cho bé vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Lá kinh giới được bày bán ở nhiều nơi như siêu thị, cửa hàng. Mẹ nên tìm mua ở địa chỉ uy tín hoặc mua hạt giống về tự trồng để đảm bảo an toàn.

1.3. Lá khế

Cách dùng:

  • Mẹ lấy 1 nắm lá khế tươi ngâm với nước muối loãng để làm sạch
  • Sau đó cho vào một nồi nước để đun sôi khoảng 10-15 phút rồi pha nước tắm cho bé.
  • Mỗi tuần tắm nước lá khế cho bé khoảng 3 lần vào buổi sáng để giúp bé giảm đi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khi bị rôm sảy.

Mẹ có thể tìm mua lá khế tại chợ, cửa hàng rau củ hoặc hái lá khế tại nhà (nếu có) để dùng.

Lá khế
Tắm lá khế giúp trẻ trị rôm sảy

1.4. Lá mảnh bát

Lá mảnh bát giúp hạ nhiệt, chống viêm và làm giảm tình trạng rôm sảy hiệu quả.

Cách dùng:

  • Lá mảnh bát sau tươi đem rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng.
  • Mỗi lần dùng khoảng 2 nắm đun với nước sôi rồi cho vào chậu tắm của bé.
  • Bạn có thể cho bé tắm nước lá mảnh bát cách ngày trong 1 tuần.

Cây mảnh bát mọc nhiều ở bụi rậm, những nơi gần nguồn nước nên rất dễ tìm thấy.

1.5. Rau sam

Nếu mẹ đang cần tìm hiểu trẻ bị rôm sảy nên tắm gì thì đây là một trong những loại lá khá quen thuộc và dễ tìm. Rau sam có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, sát trùng, làm giảm ngứa ngáy nhanh chóng.

Cách dùng:

  • Rau sam đem về nhặt và rửa sạch sau đó lấy khoảng 2 nắm cho vào nồi nước sôi.
  • Đun 10-15 phút thì tắt bếp, để nguội làm nước tắm của bé.
  • Bạn có thể dùng mỗi tuần 3 lần vào buổi sáng.

Rau sam là loại rau khá phổ biến, các mẹ có thể mua tại chợ, siêu thị hoặc tự trồng để dùng.

1.6. Rau má

Cách dùng:

  • Dùng khoảng 50g lá rau má tươi, rửa thật sạch rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước rồi cho vào chậu tắm của bé.
  • Mẹ có thể tắm cho bé vào buổi sáng liên tục 3,4 ngày.

Rau má làm dịu da, kháng khuẩn để các vết rôm sảy được thuyên giảm đáng kể. Mẹ có thể mua rau má tại các siêu thị hoặc những cửa hàng cung cấp rau sạch.

Rau má
Trị rôm sảy bằng rau má

1.7. Hạt cây thì là và dầu dừa

Hạt thì là trị mẩn ngứa kết hợp với dầu dừa làm lành da, ngừa sẹo là cách trị rôm khá đơn giản mà hiệu quả.

Cách dùng:

  • Hạt cây thì là được xay nhuyễn và trộn với dầu dừa để đắp lên vùng da bị rôm sảy cho bé khoảng 60’ rồi tắm sạch cho bé.
  • Mẹ có thể dùng 3 lần/tuần để chữa rôm sảy.

Hạt cây thì là và dầu dừa có thể đặt mua trên mạng hoặc mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc.

1.8. Nước cốt chanh

Cách dùng:

  • Nếu làn da bị rôm sảy của các bé không bị trầy xước thì bạn nên dùng nửa trái chanh vắt lấy nước và pha vào nước tắm của bé.
  • Tuyệt đối không dùng chanh chà xát trực tiếp gây kích ứng da, mỗi tuần dùng 2 lần. Vitamin C trong chanh sẽ loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn, làm sạch da hiệu quả.

Chanh là loại nguyên liệu phổ biến, các mẹ có thể mua tại các siêu thị, chợ, cửa hàng bán thực phẩm…

1.9. Lá chè xanh

Cách dùng:

  • Lá trà xanh tươi chuẩn bị khoảng 1 nắm, rửa sạch, tráng qua nước sôi
  • Sau đó cho vào nồi đun khoảng 15’ đến khi nước trà có màu vàng đậm.
  • Tiếp theo dùng nước trà xanh pha loãng với nước tắm của bé. Mỗi tuần dùng từ 2-3 lần mẹ sẽ thấy những vết đỏ được giảm đi rất nhiều. Bởi trong lá trà xanh có nhiều EGCG có khả năng tiêu viêm, kháng vi khuẩn, vi trùng có hại.

Lá trà xanh hiện nay được bán khá nhiều, mẹ có thể mua tại các siêu thị, chợ, hoặc những cửa hàng bán trà.

Lá chè xanh
Lá chè xanh

1.10. Lá dâu tằm và bột đậu xanh

Các hoạt chất và tinh dầu trong dâu tằm sẽ làm sạch da, ngăn ngừa rôm sảy hiệu quả.

Cách dùng:

  • Mẹ chuẩn bị khoảng 200g lá dâu tằm hòa cùng 5 lít nước, đun sôi khoảng 10-15 phút sau đó để nguội rồi tắm cho bé.
  • Sau khi lau khô người, mẹ lấy bột đậu xanh thoa lên vùng bị rôm sảy để khoảng 30 phút
  • Rồi tráng người bé bằng nước sạch, ấm.
  • Thực hiện khoảng 3-5 ngày.

Cây dâu tằm mọc ở nhiều nơi nên mẹ có thể tìm thấy dễ dàng hoặc mua ở chợ, cửa hàng rau củ, thuốc nam.

Lá dâu tằm giúp trị rôm sảy cho bé
Lá dâu tằm

2. Lưu ý khi dùng lá tắm trị rôm sảy cho bé

Với 10 loại lá trên, bố mẹ sẽ không còn phải lo lắng, thắc mắc “trẻ bị rôm sảy tắm gì”. Và để phát huy hiệu quả tối ưu khi tắm nước lá cho bé, bố mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

2.1. Cách chọn lá

  • Rửa thật sạch các loại lá trước khi đun nước tắm. Nên ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, lông tơ và bụi bẩn trên lá.
  • Chọn mua lá tại những địa chỉ cung cấp uy tín để đảm bảo an toàn, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên lá.
  • Trước khi chọn loại lá tắm cho bé, mẹ cần xác định da của bé thuộc loại da nào và tình trạng rôm sảy ra sao. Như vậy sẽ tránh được việc gây kích ứng hoặc khiến tình trạng rôm sảy càng nặng nề hơn.
  • Mặc dù những loại lá trên đều có công dụng khoáng khuẩn nhưng không nên nấu quá đặc. Làm vậy để tránh các bột lá đọng lại gây nhiễm trùng vết rôm sảy.

2.2. Lưu ý khi tắm

  • Sau khi tắm bằng nước lá, bố mẹ nên tắm lại cho bé bằng nước ấm để loại bỏ những bột lá còn sót lại trên da.
  • Sau khi tắm và lau khô người cho con, mẹ nên thoa 1 lớp kem dưỡng da em bé mỏng để da bé không bị khô, nứt nẻ. Mẹ nên chọn kem dưỡng có thành phần thiên nhiên như tinh nghệ nano (Nano Curcumin), Vitamin E, tinh chất Cúc la mã… Các chất này sẽ làm tăng hiệu quả trị rôm sảy và giúp da bé thêm mịn màng.

2.3. Tình trạng bệnh của bé

  • Trường hợp tình trạng da bé đang bị trầy xước, viêm mủ nặng mẹ không nên tự ý dùng nước lá để tắm cho bé. Bởi vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nếu bé bị rôm sảy tại các khu vực gần hệ thần kinh, mạch máu như tại mặt, cổ, đầu… Đây là những vùng da mỏng và nhạy cảm, việc tắm nước lá không đúng cách có thể gây hại. Đặc biệt, rôm sảy tại những vùng này nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra tình trạng viêm tắc tĩnh mạch tại não và những di chứng nguy hiểm khác.

2.4. Tắm lá lâu ngày nhưng không khỏi

Nếu mẹ đã áp dụng dùng những loại lá thiên nhiên tắm cho bé trong một thời gian khoảng 1 tuần nhưng tình trạng rôm sảy không thuyên giảm. Thậm chí càng vết rôm sảy cồn bị sưng đỏ và lan rộng ra nhiều hơn thì nên đưa bé đến gặp các bác sĩ da liễu. Tránh tình trạng tiếp tục sử dụng lá để tắm khiến tình trạng nặng hơn.

3. Kết luận

Khi bé bị rôm sảy bố mẹ không nên quá lo lắng hoặc căng thẳng. Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm. Chỉ cần biết trẻ bị rôm sảy tắm gì và thực hiện đúng phương pháp và những lưu ý bên trên. Hy vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp mẹ trả lời được câu hỏi “Trẻ bị rôm sảy tắm gì cho nhanh khỏi?”

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…