
6 sai lầm mẹ thường gặp khi cho con uống thuốc

6 sai lầm mẹ thường gặp khi cho con uống thuốc
Ngày nay, với tâm lí ngại đưa con đến bệnh viện vì sợ mất thời gian, lây nhiễm chéo…, không ít ông bố, bà mẹ thường dựa vào kinh nghiệm đã có trước đây hoặc nghe theo lời khuyên của người thân quen để tự mình mua thuốc cho con uống. Việc này rất có thể khiến cho tình trạng sức khỏe của bé tồi tệ hơn. Thế nhưng, không chỉ tự ý cho con uống thuốc mà nhiều bố/ mẹ còn mắc phải những sai lầm tai hại hơn thế. Dưới đây là một vài sai lầm thường gặp mà cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho con yêu.

1. Không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
Đây là lỗi khá phổ biến mà rất nhiều gia đình mắc phải. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy có tới 13% cha mẹ cho con uống thuốc mà không cần biết tờ hướng dẫn sử dụng ở đâu; 25% cha mẹ thỉnh thoảng đọc nhưng chỉ đọc những lưu ý quan trọng chẳng hạn như những gì không nên ăn cùng thuốc; và 38% phụ huynh sau khi cho con uống thuốc mới đọc hướng dẫn sử dụng và quan sát phản ứng phụ của con sau đó. Lỗi chủ quan này của cha mẹ đôi khi gây tai hại rất lớn cho sức khỏe của con. Bởi mỗi loại thuốc đều có rất nhiều điểm đặc biệt cần lưu ý để thuốc phát huy tác dụng đúng nhất và không làm ảnh hưởng đến người uống thuốc mà đặc biệt là trẻ em. Do đó, để đảm bảo tốt cho con và phát huy tốt nhất công dụng của thuốc cha mẹ nên làm theo chỉ định của bác sỹ và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi cho con uống thuốc..
2. Không hiểu các thành phần chính của thuốc
Hầu hết các bà mẹ khi đi siêu thị để mua thức ăn đều sẽ chú ý đến danh sách thành phần có trong thực phẩm. Vậy nhưng đối với những đứa bé trước khi điều trị, nhiều bậc cha mẹ lại không chú ý đến thành phần của thuốc. Thuốc cảm lạnh và thuốc hạ sốt là hai loại thuốc mà thành phần của nó dễ dàng bị bỏ qua nhất.
Các thành phần chính của thuốc hạ sốt chủ yếu là ibuprofen, acetaminophen và các thuốc kháng viêm không steroid khác, và nhiều loại thuốc cảm lạnh cũng có chứa những thành phần này. Nếu bé bị sốt, mẹ không cần thiết phải dùng cùng lúc cả 2 loại thuốc bơi gan và thận có thể bị rối loạn chức năng do quá tải. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
3. Không biết cách xác định liều hượng thuốc dựa trên cân nặng của bé
Để xác định liều lượng thuốc cho bé cần dựa vào cả 2 yếu tố: Độ tuổi và Cân nặng. Thế nhưng trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ có xu hướng bỏ qua các tác động của trọng lượng cơ thể đến liều lượng thuốc cho bé. Mẹ không biết rằng, việc dùng thuốc quá nhiều và không đúng liều lượng có thể khiến gan và thận của bé sẽ dễ bị rối loạn. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc dược sĩ để chọn liều lượng thích hợp cho con trong từng trường hợp cụ thể.

4. Ước lượng lượng thuốc nước bằng mắt
Khi cho con uống thuốc dạng nước, đa phần các mẹ đều có thói quen ước lượng tương đối bằng mắt thường mà không sử dụng cốc đo lường. Việc này có thể dẫn đến tình trạng bé uống thiếu hoặc thừa liều lượng thuốc quy định. Việc làm này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Vì thế, khi cho con uống thuốc dạng nước mẹ nên sử dụng cốc đo lường để cho bé uống đúng và đủ.
5. Chưa hiểu mối liên hệ thực phẩm và thuốc
Trong những trường hợp nhất định khi sử dụng thuốc, có một số lợi thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày có thể gây ức chế sự hấp thu của thuốc hoặc gây phản ứng phụ khi sử dụng chung với thuốc mà mẹ không để ý. Chẳng hạn như cho con uống sữa, các loại nước ép quả cùng thuốc. Một số loại thuốc sẽ bị lượng canxi trong sữa khiến không hòa tan được, ảnh hưởng đến sự hấp thụ, do đó làm giảm hiệu quả. Bởi vậy, nếu chưa hiểu mẹ cần nhờ tới sự tư vấn của bác sỹ để có thể cho con uống thuốc đúng cách và hiệu quả.
6. Không thực hiện ‘3 Kiểm tra’ trước khi cho con uống thuốc
Các chuyên gia cũng gợi ý rằng cha mẹ nên thực hiện “3 Kiểm tra” khi cho con uống thuốc:
– Khi mua, kiểm tra bao bì thuốc nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị mở hoặc nhãn không rõ ràng. Nếu bao bì thuốc phồng, có thể hết hạn và không nên được sử dụng lại.
– Sau khi trở về nhà, kiểm tra kỹ các hướng dẫn bên trong hộp một lần nữa.
– Mở lọ thuốc, kiểm tra màu sắc, hình dạng, kích thước và vị giác. Nếu mẹ cảm thấy trước và khác nhau, nên hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ xác nhận trước khi cho con dùng.
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng
