Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

6+ thông tin về bệnh lác sữa mà bố mẹ cần phải nắm được

6+ thông tin về bệnh lác sữa mà bố mẹ cần phải nắm được

Lác sữa hay còn được gọi là chàm sữa là tình trạng viêm da tái diễn kéo dài với biểu hiện ngứa ngáy kèm theo mụn nước, thường gặp ở trẻ nhỏ từ độ tuổi 2 tháng cho đến 2 tuổi. Nhận biết các nguyên nhân, dấu hiệu, giai đoạn, cách điều trị cũng như chăm sóc bé là cách duy nhất để bố và mẹ giải quyết vấn đề lác sữa đối với trẻ nhỏ. Xem bài viết dưới đây để biết 7+ thông tin về bệnh lác sữa mà bố mẹ cần nắm được.

1. Các nguyên nhân gây bệnh lác sữa ở trẻ

Bệnh lác sữa có liên quan chặt chẽ đến hai yếu tố: cơ địa dị ứng và dị nguyên. Cơ địa dị ứng thường liên quan đến yếu tố bên trong cơ thể trẻ: yếu tố gen di truyền, sự thay đổi chuyển hóa hoặc một số bệnh lý ở trẻ nhỏ.
Các yếu tố dị ứng đến từ thức ăn, môi trường, bụi bẩn, thời tiết hoặc một số yếu tố khác.

Chàm sữa ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị mắc bệnh lác sữa

1.1. Di truyền

  • Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân từng có tiền sử bị các bệnh về da như viêm da, mề đay, hắc lào…thì tỷ lệ bé bị mắc bệnh cũng sẽ cao hơn so với các trẻ bình thường khác.
  • Đặc biệt, nếu bố mẹ từng bị hen suyễn, dị ứng da, dị ứng thời tiết thì nguy cơ bé mắc các bệnh về da như lác sữa lại càng cao hơn.

1.2. Bệnh lý

Trẻ bị hen suyễn
Trẻ bị hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh này
  • Bệnh lác sữa thường xuất hiện ở trẻ có rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa.
  • Rối loạn nội tiết hoặc hệ thần kinh thực vật bị rối loạn.
  • Các trẻ bị hen suyễn hoặc các bệnh về thận có nguy cơ mắc lác sữa cao.

1.3. Môi trường khí hậu

  • Môi trường khói xe, khói thuốc
  • Nấm mốc kết hợp thời tiết ẩm ướt, hanh khô cũng là một trong những yếu tố thuận lợi để bệnh lác sữa da của bé nặng hơn.
Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa
Môi trường bị ô nhiễm cũng khiến trẻ bị mắc phải căn bệnh này

1.4. Thay đổi quá trình chuyển hóa

Sự thay đổi đột ngột quá trình chuyển hóa tự nhiên diễn ra trong cơ thể đứa trẻ tạo ra các chất bất thường được xem yếu tố dị nguyên làm kích hoạt hệ thống miễn dịch của trẻ, gây ra phản ứng miễn dịch đặc hiệu được đặc trưng bởi bệnh lác sữa.

1.5. Thói quen ăn uống

Đôi khi vết lác sữa xuất hiện do cơ thể bé dị ứng với một số thành phần trong sữa mẹ hoặc một số loại thức ăn như:

  • Sữa bò và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua
  • Hải sản: tôm, cua, ốc, cá
  • Ăn nhiều trứng trong tuần
  • Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa thực sự cân bằng: dư thừa vitamin, thiếu hụt đạm dẫn đến sức đề kháng của bé kém cũng có thể khiến bé bị lác sữa.
Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa do dị ứng thức ăn
Trẻ bị lác sữa do thói quen ăn uống

1.6. Yếu tố khác

  • Di ứng với hóa chất gây kích ứng da: bột giặt, xà bông, nước hoa, thuốc nhuộm
  • Dị ứng với lông động vật: chó, mèo…
  • Quần áo, khăn tắm được làm bằng vải sợi gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé
  • Các tấm thảm, nệm gối, giường chiếu lâu ngày chưa được vệ sinh chứa nhiều nấm mốc, bào tử, thậm chí chứa bọ chét, ve, mạt bò khiến trẻ dễ bị dị ứng.

2. Dấu hiệu, triệu chứng lác sữa ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh chàm sữa
Lác sữa thường xuất hiện trên má và trên đầu
  • Ở trẻ, lác sữa có xu hướng xuất hiện ở má và trên đầu. Khi có dấu hiệu nặng hơn, lác sữa bắt đầu lan ra cánh tay, chân ngực và các bộ phận khác của cơ thể.
  • Vùng da bị lác sữa bị nổi đỏ, bong tróc thành từng mảng và khô hơn so với vùng da bình thường.
  • Sau đó vùng da này sẽ bị viêm tấy, phồng rộp rồi ứa nước. Đặc biệt, vùng da này rất dễ bị kích ứng với hóa chất như nước hoa, bột giặt, xà bông.
  • Các vùng da bị lác sữa cực kỳ nhạy cảm, ngứa ngáy và khó chịu, nếu gãi nhiều thì sẽ làm da càng ngứa và đỏ hơn.
  • Thông thường, lác sữa tự hết trong vài ngày. Nó không phải là một bệnh truyền nhiễm, nhưng sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu không được điều trị, lác sữa có để lại vết thâm sẹo trên da trẻ.

3. Các giai đoạn của bệnh lác sữa ở trẻ

Dựa vào bệnh lý, các chuyên gia thường chia bệnh lác sữa ở trẻ thành 5 giai đoạn từ giai đoạn tấy đỏ đến bong tróc da với mức độ biểu hiện khác nhau. Điều trị lác sữa ở giai đoạn sớm giúp kiểm soát bệnh tốt hơn nhiều so với giai đoạn nặng.

3.1. Giai đoạn 1: Da bị tấy đỏ

Giai đoạn đầu của bệnh chàm sữa
Bé bị lác sữa giai đoạn đầu
  • Vùng da có dấu hiệu ửng đỏ, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu thường xuyên.
  • Trên da bắt đầu xuất hiện mụn nước li ti màu trắng.
  • Ở giai đoạn này mẹ có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu của dị ứng da.

3.2. Giai đoạn 2: Nổi mụn nước trên da

  • Khu vực da bị tấy đỏ hình thành mụn nước, chúng xuất hiện khá nhanh và tập trung thành từng đám, có thể lan ra vùng da xung quanh.
  • Kèm theo đó tình trạng ngứa ngáy kéo dài, không thuyên giảm. Quan sát mụn nước, có màu trong suốt.

3.3. Giai đoạn 3: Chảy nước

  • Mụn nước trên da trẻ bắt đầu có hiện tượng vỡ và chảy nước.
  • Khi trẻ gãi nhiều hoặc các yếu tố bên ngoài tác động vào, các mụn nước này sẽ vỡ ra, dịch bên trong màu vàng, sau khi khô đóng thành vảy. Giai đoạn này da bé rất dễ bị bội nhiễm.
Các mụn đỏ trên da có hiện tượng vỡ và chảy nước
Các mụn đỏ trên da có hiện tượng vỡ và chảy nước

3.4. Giai đoạn 4: Nhẵn da

  • Sau một thời gian chảy dịch, da bắt đầu khô lại, các khu vực chảy dịch bắt đầu giảm.
  • Dịch trên da khô đi, đọng lại thành các lớp vảy tiết dày, bong ra để lại lớp nhẵn bóng, giai đoạn này xảy ra tương đối ngắn, khoảng 1-3 ngày.

3.5. Giai đoạn 5: Bong vảy

  • Lớp da mỏng vừa hình thành ở giai đoạn 4 rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám. Giai đoạn này được gọi là lichen hóa trên da.
  • Nếu tình trạng mụn nước không tái phát da sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu mụn nước tiếp tục mọc, da lại bắt đầu một vòng lặp như trên, khiến da dày.

3.6. Biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở trẻ bị lác sữa

Chàm sữa và biến chứng
Biến chứng của bệnh lác sữa

Xuyên suốt các giai đoạn, tình trạng ngứa tiếp kéo dài và không có dấu hiệu chấm dứt sẽ

  • Ảnh hưởng giấc ngủ và sinh hoạt bình thường của trẻ khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, lâu dần làm chậm sự phát triển của trẻ.
  • Bên cạnh đó, tình trạng ngứa ngáy khó chịu khiến bé gãi liên tục tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tụ cầu vàng, nấm da, virus herpes simplex phát triển gây lác sữa bội nhiễm.
  • Lác sữa bội nhiễm khiến bệnh kéo dài và khó điều trị, có thể dẫn đến nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

4. Cách điều trị bệnh lác sữa

Lác sữa là bệnh lý khá phức tạp và dễ tái phát. Vì vậy, theo các chuyên gia đầu ngành về da liễu, mẹ nên kết hợp nhiều biện pháp điều trị để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

4.1. Loại bỏ các yếu tố gây ra lác sữa ở trẻ em

Mẹ cần phải loại bỏ các yếu tố gây hại cho trẻ như dị ứng do:

  • Thức ăn
  • Vật nuôi( chó, mèo)
  • Bụi bẩn từ môi trường
  • Khói thuốc lá
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng( nước hoa, xà phòng thơm, sữa tắm)
  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ…. Đây là việc làm cực kỳ cần thiết liên quan đến hiệu quả điều trị lác sữa ở trẻ.
Tránh xa chó mèo
Không cho bé chơi đùa với vật nuôi

4.2. Đưa trẻ đến các bác sĩ da liễu để được điều trị 

Bố mẹ có thể đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh để bác sĩ có thể thăm khám và có những chẩn đoán chính xác về tình trạng của bé cũng như đưa ra lời khuyên, hướng dẫn sử dụng thuốc một cách hợp lý. Bố mẹ tuyệt đối không nên bôi thuốc, tự ý đắp lá, thuốc dân gian khiến bệnh tình của con trở nên nghiêm trọng.

Thăm khám khi bé bị bệnh chàm sữa
Bác sỹ thăm khám khi bé bị bệnh lác sữa

4.4. Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên

Đây là việc làm cần thiết, nhằm mục đích giảm tình trạng da khô, châm chích ngứa ngáy da bệnh lác sữa gây ra. Tuy nhiên, việc lựa chọn được sản phẩm an toàn mà hiệu quả thực sự không phải là một vấn đề dễ dàng.

Theo ý kiến TS. BS Nguyễn Như Lan, nguyên Trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương, để việc điều trị lác sữa cho trẻ đạt kết quả tối ưu nhất.

  • Mẹ phải cắt đứt vòng luẩn quẩn: “ngứa-gãi-ngứa” bằng dạng thuốc thích hợp.
  • Tuyệt đối tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, sử dụng kháng sinh liều cao, hoặc lạm dụng corticoid sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của trẻ.
  • Bác sĩ Lan cũng đưa ra lời khuyên chân thành là các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm kem bôi bên ngoài, có thành phần thiên nhiên, an toàn, lành tính, đặc biệt không chứa corticoid, paraben như Kem EmBé New.
Mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên cho bé
Mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên cho bé

Kem EmBé New:

  • Là dòng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, có sự kết hợp bộ tứ thảo dược: Tinh chất Nghệ trắng (Nano THC), Chiết xuất Cúc La Mã, Chiết xuất Rau má và Dầu quả bơ.
  • Kem EmBé New có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu da, giảm ngứa, tăng cường dưỡng ẩm, tạo lớp màng bảo vệ, ngăn cách da với yếu tố gây hại bên ngoài, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da, đẩy lùi thâm sẹo.
  • Khi da bé bị khô rát hoặc khi tắm xong, mẹ có thể thoa một lớp kem thật mỏng lên các vết lác sữa, để dưỡng ẩm, làm dịu da, hết cảm giác ngứa ngáy khó chịu do lác sữa gây ra cho bé.

Kem Em Bé New chứa Nghệ Nano giúp trị lác sữa hiệu quả ở trẻ

Để đặt hàng Online (Giao hàng và thu tiền tại nhà) quý khách click vào link dưới 

Hoặc Xem ngay ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN KEM EM BÉ CHÍNH HÃNG

5. Cách chăm sóc bé khi bị lác sữa

5.1. Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đủ chất cho trẻ nhằm tăng cường sức khỏe và để bé phát triển toàn diện, theo đó mẹ nên:

  • Cho bé bú nhiều lần để cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật cho bé.
  • Trong thời gian này, mẹ nên tăng cường ăn nhiều cá biển bổ sung ARA( chống lại tác nhân gây dị ứng).
  • Hạn chế ăn nội tạng, mỡ động vật, đồ ăn cay nóng, tôm, cua.

Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Nên phong phú bữa ăn cho bé, khi chế biến thức ăn mẹ nên nấu nhừ giúp trẻ dễ ăn và hấp thu tốt hơn. Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa bò, các hạt khô.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý

5.2. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

  • Thường xuyên cho trẻ tắm rửa vệ sinh hằng ngày.
  • Nên sử dụng nước ấm, không dùng sữa tắm hoặc hóa chất có tính tẩy rửa cao gây khô da 
  • Không nên tắm bằng các loại lá vì chúng chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn làm các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.
  • Khi tắm, mẹ không được cào, gãi, chà xát mạnh tay mà phải thực hiện nhẹ nhàng tránh gây rách da, đau đớn cho bé.
  • Sau khi tắm xong, dùng khăn bông mềm mại để lau khô cho trẻ.
  • Cắt móng tay, móng chân tránh trường hợp trẻ gãi vào gây xây xước nhiễm trùng.
Chăm sóc khi bé mắc bệnh chàm sữa
Vệ sinh sạch sẽ khi bé mắc bệnh lác sữa

5.3. Lựa chọn áo quần

Mẹ nên lựa chọn bộ áo quần rộng rãi, thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi nhanh chóng, tốt nhất là vải cotton, tránh chất liệu thô, cứng gây cọ xát, xây xước cho trẻ. Áo quần nên giặt giũ thường xuyên, phơi dưới ánh sáng mặt trời để tránh vi khuẩn trú ngụ.

5.4. Đảm bảo môi trường xung quanh bé phải sạch sẽ

  • Mẹ nên dọn dẹp phòng ốc thường xuyên, hạn chế mức tối đa bụi bẩn từ thảm, sàn nhà xâm nhập vào cơ thể bé làm mức độ bệnh thêm trầm trọng.
  • Thay ga trải giường, giặt giũ chăn gối đều đặn, hằng tuần nên hút bụi khắp mọi nơi trong nhà để tiêu diệt mạt nhà.
  • Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế tiếp xúc với lông của chúng – tác nhân gây lác sữa ở trẻ.
  • Luôn đảm bảo phòng bé thoáng mát, thông gió, giữ nhiệt độ trong phòng ở mức hằng định, không quá nóng cũng không quá lạnh, nên làm ẩm phòng ngủ bằng máy phun sương (nếu có).
Mẹ dọn dẹp phòng
Mẹ dọn dẹp phòng

6. Cách phòng tránh lác sữa cho trẻ nhỏ

Để ngăn ngừa lác sữa, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Thường xuyên thay tã lót cho trẻ, nhất là sau khi đi vệ sinh nhằm tránh vi khuẩn, yếu tố kích thích từ phân, nước tiểu.
  • Mẹ nên lựa chọn áo quần trẻ từ chất liệu cotton, thoáng mát, tránh loại vải khô cứng xù xì gây ngứa.
  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tắm bằng nước ấm, không tắm quá 10 phút, không nên sử dụng xà phòng tắm kích ứng với trẻ.
  • Cần vệ sinh mặt, miệng cho bé sau mỗi lần bú sữa, ăn dặm.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt chăn chiếu, nện, thảm trải sàn.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ mỗi ngày, đảm bảo nhiệt độ môi trường xung quanh bé luôn hằng định, không quá nóng, không quá lạnh.
Mẹ nên thay tả thường xuyên cho bé
Mẹ nên thay tả thường xuyên cho bé

Bệnh lác sữa tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng khiến bé khó chịu và đau đớn làm mẹ lo lắng không thôi. Hy vọng với những thông tin về bệnh lác sữa ở trên phần nào đã cung cấp cho bố mẹ về nguyên nhân-dấu hiệu- cách chữa trị cũng như phòng tránh cho bé một cách hiệu quả nhất.

7. Giới thiệu phiên bản cao cấp Kem Em Bé New

7.1 Thành phần

Kem Em Bé New được bổ sung thêm 2 thành phần mới tạo nên bộ tứ thảo dược:

  • Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng): Chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm sưng đỏ, mẩn ngứa, kích thích tái tạo tế bào da, nhanh lành vết thương và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Rau má:  Dịu mát da, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, đồng thời kích thích sản sinh collagen, tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Cúc La Mã: Làm dịu nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.
  • Dầu quả Bơ: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da, tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.

Kem EmBé New chứa thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng và không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như paraben, corticoid.

7.2 Công dụng

  • Chống viêm, kháng khuẩn
  • Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa
  • Dưỡng ẩm, làm mềm da
  • Tạo màng bảo vệ da
  • Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.

7.3 Đối tượng sử dụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về da như: chàm sữa, mụn sữa, hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, côn trùng cắn…

Kem Em Bé được tư vấn và bán bởi những người có chuyên môn

7.4 Một số câu hỏi về sản phẩm Kem Em Bé New

  • Kem Em Bé New giá bao nhiêu? Bán ở đâu? Kem Em Bé New có giá bán lẻ 80.000 đồng / tuýp 20gr. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • Kem Em Bé New có tốt không? Kem Em Bé New với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng) siêu hấp thu giúp nhanh chóng lành các tổn thương trên da của trẻ. Kem EmBé New dùng rất tốt cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được đánh giá cao và được hàng nghìn bà mẹ tin tưởng sử dụng cho con mình.
  • Kem Em Bé New trị lác sữa có tốt không ? Kem Em Bé New được đánh giá rất tốt bởi các chuyên gia đối với vấn đề giải quyết lác sữa ở trẻ. Thông thường, vết mẩn ngứa sẽ dịu ngay sau khi sử dụng Kem Em Bé New do những tác dụng toàn diện dưới đây:

+ Làm mát da, dịu nhanh triệu chứng sưng đỏ, mẩn ngứa cho bé cảm giác thoải mái dễ chịu sau khi bôi kem.

+ Kích thích tái tạo các tế bào da mới giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng và ngăn ngừa thâm sẹo.

+ Cung cấp dưỡng chất giúp dưỡng ẩm, làm mềm da cho da bé luôn mềm mại, mịn màng.

Kem Em Bé New chiết xuất 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn (kể cả da nhạy cảm). Hiệu quả và chất lượng của sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi chính sự tin dùng của hàng nghìn bà mẹ Việt.

Một trong số nhiều trường hợp đã trị lác sữa thành công nhờ Kem EmBé

CAM KẾT TỪ NHÃN HÀNG

Kem Em Bé New là sản phẩm được đặc chế dành riêng cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tâm sức vào các chương trình nghiên cứu về da để tạo nên sản phẩm chăm sóc đột phá dành cho mọi loại da (kể cả da nhạy cảm). Đối với chúng tôi, tính an toàn trong sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.

Kem Em Bé New không gây kích ứng, và phải trải qua những chuỗi kiểm định nghiêm ngặt, để đảm bảo an toàn 100%. Đồng thời, không bao giờ chứa những hợp chất đáng nghi ngại như parabens, hay corticoid.

Kem Em Bé New cam kết đem lại cho bé một làn da khỏe mạnh, sản phẩm sử dụng hiệu quả và an toàn với thành phần 100% từ thiên nhiên.

Đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi, vì Kem Em Bé New chính là giải pháp mà mẹ đang tìm kiếm !

  • Click TẠI ĐÂY để xem danh sách nhà thuốc bán Kem EmBé New chính hãng
  • Click TẠI ĐÂY để đặt mua Kem EmBé New chính hãng giao tận nhà.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…