
Trẻ bị hăm cổ nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào?

Trẻ bị hăm cổ nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào?
Hăm là một dạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, hăm không chỉ xuất hiện ở vùng mông hay bẹn mà còn xuất hiện nhiều ở vùng cổ. Khi trẻ bị hăm cổ, các mẹ không chỉ biết cách trị hăm mà cần phải hiểu rõ nguyên nhân nào khiến trẻ bị hăm cổ để hạn chế tối đa nguy cơ trẻ bị hăm lại.
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm cổ
Lỗ chân lông của trẻ bị hầm bí là nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị hăm cổ. Ví dụ như khi trẻ bú bình, sữa có thể sẽ bị rơi xuống cổ, nhưng mẹ lại không biết để lau khô. Hay sau khi trẻ tắm xong, khi trẻ bị ra nhiều mô hôi, da không được thấm khô, đặc biệt là phần có nếp gấp cũng khiến cho trẻ bị hăm vùng cổ. Bên cạnh đó, việc mẹ lạm dụng quá nhiều phấn rôm cũng là nguyên nhân khiến cho da của trẻ bị hăm.
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị hăm cổ
Khi trẻ bị hăm cổ, trẻ sẽ có cảm giác đau rát nhưng lại không thể nói cho mẹ biết được, lúc này phản ứng của trẻ sẽ là quấy khóc, điều đó hoàn toàn bình thường. Khi đó, các mẹ nên mặc những bộ quần áo rộng, thoáng mát, không cổ để tránh các sợi vải chạm vào cùng cổ bị hăm của trẻ.
Khi sử dụng các loại thuốc bôi vùng cổ bị hăm của trẻ, các mẹ nên thử bôi trước lên vùng da cánh tay của con, nếu thấy vùng da ửng đỏ lên thì tức là trẻ đã bị dị ứng với thuốc và và tuyệt đối không được sử dụng thuốc đó nữa.

Sau khi tắm cho trẻ xong, mẹ cần lau khô người, đặc biệt là vùng da có nếp gấp.
Với những trẻ chủ yếu bú mẹ thì hãy tiếp tục cho bé bú đều đặn, còn với những trẻ đã ăn dặm thì mẹ nên cho trẻ uống thêm nước.
Mẹ tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc bôi có sẵn trong nhà hoặc dùng cho người lớn để bôi cho trẻ bị hăm cổ, bởi da của trẻ còn rất yếu và quan trọng hơn cả là trẻ rất dễ hít phải các loại thuốc nay gây dị ứng phổi. Tốt nhất, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu hơn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé.
Nên dùng bột giặt dịu nhẹ cho da của trẻ sơ sinh, đồng thời quần áo cho trẻ sơ sinh cần được làm bằng sợi cotton, không nên chứa nhiều nilon.
Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ thì các mẹ nên ăn nhiều thức ăn mát và đầy đủ chất dinh dưỡng để làm mát cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, không nên ăn nhiêu loại thực phẩm có tính axit cao như việt quất, mâm xôi, cam, cà chua…
Khi thay tã cho trẻ, các mẹ cần vệ sinh sạch sẽ khu vực đóng bỉm trước khi mặc bỉm mới, vì khu vực mông của trẻ cũng dễ bị hăm nhất.

Các mẹ có thể sử dụng loại nước lá để giúp trẻ nhanh hết hăm. Thế nhưng, cần phải chắc chắn về nguồn gốc, xuất xứ của loại lá đó để đảm bảo không sử dụng các loại lá nhiễm hóa học hay mọc bờ bụi ven đường dễ bị nhiễm khuẩn gây hại cho làn da nhạy cảm của trẻ. Mẹ cần rửa sạch các loại lá trước khi nấu, ngâm qua nước muối nhưng không được thêm muối vào nước tăm khi đun. Bên cạnh đó, trong quá trình tắm, mẹ hãy tắm cho trẻ qua một lần nước ấm rồi mới tắm nước lá và cuối cùng tráng lại lần cuối bằng nước ấm sạch.
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng có thể giúp các mẹ biết rõ được nguyên nhân khiến trẻ bị hăm cổ và khắc phục kịp thời tránh làm tổn thương vùng da nhạy cảm của con mình.
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng
