Trẻ bị chàm sữa – Mẹ nên và không nên ăn gì?
Trẻ bị chàm sữa – Mẹ nên và không nên ăn gì?
Trẻ bị chàm sữa là một bệnh khá phổ biến khi mới sinh. Thông thường bị bệnh này hoàn toàn không đáng lo và vết chàm sữa thường tự mất khi trẻ được 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành chàm thể tạng nên người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng
1. Nguyên nhân chàm sữa ở bé
Có nhiều nguyên nhân khiến bé mắc bệnh chàm sữa. Tuy nhiên, vì chàm sữa là bệnh có liên quan tới cơ địa dị ứng và các yếu tố dị ứng nên “thủ phạm” chính được cho là:
– Do yếu tố thể trạng, cơ địa: Những bé sở hữu làn da khô, hệ miễn dịch, sức đề kháng kém có nguy cơ dễ mắc bệnh chàm sữa hơn là những trẻ khác
– Do di truyền: Nếu cha/ mẹ mắc các bệnh dị ứng như mề đay, hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh tự miễn khác thì khả năng con bị chàm sữa rất cao
– Do các chất gây dị ứng tại chỗ: Hóa chất, mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da, quần áo từ len/ vải sợi, lông chó/ mèo, gián, bọ… Khi trẻ tiếp túc với những thứ nói trên rất dễ gây ra các phản ứng dị ứng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm sữa.
– Do thực phẩm: gồm các loại thực phẩm như sữa bò, trứng, các loại đồ biển,…
– Do yếu tố dị ứng hô hấp, môi trường, thời tiết: Bụi nhà, phấn hoa, bụi giao thông, khói thuốc lá, nấm mốc, vi khuẩn, nguồn nước và không khí cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa. Ngoài ra, thời tiết quá hanh khô, hoặc quá ẩm hoặc quá nóng cũng sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh này.
Chàm sữa ở trẻ khiến bố mẹ vô cùng lo lắng
2. Thực phẩm không nên ăn khi con bị chàm sữa
Như đã nói, bệnh chàm sữa có liên quan đến hai yếu tố cơ bản là cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Vì thế, mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để loại trừ yếu tố dị nguyên gây dị ứng từ thức ăn được truyền sang sữa khi cho con bú bằng cách hạn chế:
2.1. Mỡ động vật
Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về việc này. Tuy nhiên theo quan sát ghi nhận rằng, những trường hợp mẹ ăn nhiều mỡ động vật, bé có nguy cơ dị ứng thức ăn cao hơn so với những bé mà mẹ không ăn hoặc ăn ít.
2.2. Đậu phộng
Dị ứng đậu phộng là hiện tượng thường thấy khắp thế giới. Vấn đề này liên quan đến tính chất cơ địa của từng người. Thông thường, dị ứng đậu phộng thường gặp ở người da trắng. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn cho con, mẹ cũng nên hạn chế dùng đậu phộng.
2.3. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao hơn thịt. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch. Chưa hết, các thực phẩm này thường không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người, gây nên phản ứng dị ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ, làm giải phóng các hóa chất trung gian hóa học như histamin và gây ra dị ứng.
2.4. Các loại hải sản và thịt bò
Nguyên nhân khiến hải sản và thịt bò dễ gây dị ứng là do thành phần chất đạm. Chất đạm khi ăn vào phải được tiêu hóa thành acid amin trước khi hấp thu vào máu. Tuy acid amin không gây dị ứng, nhưng nếu quá trình tiêu hóa không triệt để, chất hấp thu không phải là acid amin mà là các chuỗi peptid, gồm nhiều acid amin còn gắn với nhau. Chính các chuỗi peptid này là tác nhân gây dị ứng, thành phần này sẽ kích thích hệ thống phòng thủ trong cơ thể dẫn đến dị ứng.
Mẹ không nên ăn thịt bò khi bé bị chàm sữa
3. Vậy, mẹ nên ăn gì để bé hết chàm sữa?
Tất nhiên, không phải là chế độ ăn chay, mẹ hoàn toàn có thể tiêu thụ các loại thực phẩm như: Thịt lợn nạc, thịt gà, cá trắng, đậu đỗ là những thực phẩm có hàm lượng đạm tropomyosin cao, ít gây dị ứng. Khi trẻ còn bú mẹ, mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, là một axit béo omega-6, chất này giúp bé chống lại dị ứng.
Sau khi đã thay đổi chế độ ăn mà chàm sữa ở trẻ vẫn không ngừng nặng hơn và tái phát nhiều lần, lúc này mẹ nên chú ý đặc biệt tới vấn đề vệ sinh da bé. Tuyệt đối không cho bé tắm bằng các loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh hoặc các loại lá tắm theo kinh nghiệm dân gian sẽ khiến tình trạng kích ứng, viêm nhiễm thêm nặng.