Bé bị côn trùng cắn sưng cứng, mẹ phải xử lý thế nào?
Bé bị côn trùng cắn sưng cứng, mẹ phải xử lý thế nào?
Bé bị côn trùng cắn sưng cứng, ngứa ngáy, mẩn đỏ cả ngày làm bé bỏ ăn, quấy khóc. 5 cách sau đây sẽ giúp mẹ xử lý những vết côn trùng cắn nhanh chóng, giúp bé không còn khó chịu. Mẹ hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.
Xem thêm:
- Điều trị côn trùng cắn sưng môi bằng phương pháp tự nhiên
- Côn trùng cắn bôi thuốc gì thì hiệu quả và nhanh khỏi ?
- Dị ứng côn trùng cắn – Triệu chứng và cách điều trị dứt điểm
1. Tại sao vết côn trùng cắn sưng cứng?
Khi bị côn trùng cắn, cả người lớn và trẻ em đều có dấu hiệu vết đốt hơi sưng đỏ. Tuy nhiên, da người lớn có cấu tạo hoàn chỉnh hơn, lớp biểu bì cũng dày hơn nên vết côn trùng cắn không quá sưng to và nhanh hết. Ngược lại, da trẻ em còn khá mỏng manh, sức đề kháng yếu nên dễ sưng to và lâu hơn khi bị côn trùng cắn, nhất là với các loài muỗi độc.
Nước bọt của muỗi được đưa vào cơ thể người đồng thời khi chúng hút máu. Trong nước bọt muỗi có chất tác dụng ngăn cản sự đông lại của máu, lúc này cơ thể người sẽ sinh ra các chất tự nhiên phản ứng lại khiến chất histamin được sản sinh gây sưng tấy vùng da bị muỗi chích.
Bên cạnh đó, muỗi cũng thường hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, lúc này, các hoocmone steroid cortisol trong cơ thể khá ít càng làm giảm khả năng miễn dịch, nhất là với trẻ nhỏ. Đây cũng là lý do muỗi đốt vào ban đêm rất ngứa và khó chịu, cũng là lý do khiến các vết côn trùng cắn sưng cứng.
2. Xử lý ngay khi trẻ vừa bị côn trùng đốt
Trẻ em bị côn trùng cắn thường rất ngứa và khó chịu, bé có thể thể gãi khiến các vết đốt bị vỡ ra và rất dễ thành sẹo. Vì vậy để tránh các vết côn trùng cắn sưng cứng khó chịu, phụ huynh nên phát hiện và xử lý ngay khi bé vừa bị côn trùng cắn.
Mẹ có thể sử dụng dầu tràm, dầu dừa, kem đánh răng để bôi lên các vết đốt để giảm sưng tấy. Kèm theo đó là tắm cho bé bằng nước ấm pha các loại tinh dầu tự nhiên để vệ sinh cơ thể được đảm bảo hơn.
Nếu dị ứng nặng hơn, mẹ có thể cho bé dùng thêm thuốc chống dị ứng kết hợp với thuốc chống histomine hoặc thuốc chống khô da để làm giảm vết sưng cứng nhanh chóng. Trong trường hợp bé ngứa toàn thân và nổi nhiều mẩn đỏ mẹ hãy đưa bé đến ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị phù hợp.
3. Dùng mẹo chữa côn trùng cắn sưng cứng
3.1. Sử dụng chanh
Nước cốt chanh có tính axit nên có tác dụng kháng viêm, gây tê làm giảm cảm giác ngứa khi bị muỗi đốt, côn trùng cắn và kháng khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng. Dùng chanh trên vết đốt sẽ nhanh chóng làm xẹp và không gây sưng tấy trên vùng da.
Mẹ chỉ cần thái một lát chanh mỏng chà nhẹ trên vùng da bị côn trùng cắn hoặc dùng miếng bông thấm nước chanh thoa lên da.
Lưu ý: chanh có tác dụng trên vết muỗi đốt nhưng không có tác dụng ngăn ngừa muỗi đốt. Chà xát chanh trên da nhiều có thể gây cháy nắng, phồng rộp da khi gặp ánh sáng mặt trời.
3.2. Sử dụng bột yến mạch
Trong bột yến mạch có chứa các chất có khả năng kháng viêm, chống kích ứng, giảm ngứa và sưng rất hiệu quả. Đây cũng là hỗn hợp tiện lợi, an toàn và không gây kích ứng hay tác dụng phụ nên rất thích hợp khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
Mẹ chỉ cần trộn một ít bột yến mạch thoa lên vùng da bị côn trùng cắn sưng cứng, sao đó đợi cho bột khô rồi đem rửa sạch bằng nước ấm.Làn da của bé sẽ trở nên mịn màng, mềm mại và không còn sưng tấy ngứa ngáy.
3.3. Bột làm mềm thịt tenderizer
Đây là cách rất hữu hiệu khi bé bị côn trùng cắn sưng cứng. Bột làm mềm thịt tenderizer sẽ giúp vùng da bị muỗi đốt được mềm mại hơn, giảm sưng tấy nhanh chóng.
Mẹ chỉ cần dùng một chút bột pha với nước cho bột hơi đặc để bôi lên vết đốt, sau khi bột khô đem lau sạch là mẹ sẽ thấy vùng da của bé không còn sưng cứng, ửng đỏ.
3.4. Mật ong – Trị côn trùng cắn sưng cứng hiệu quả
Mật ong có tính kháng khuẩn chống viêm khá lớn, lại an toàn trên da nên rất thích hợp sử dụng trên da trẻ nhỏ.
Chỉ cần nhỏ một giọt nhỏ lên vết côn trùng cắn sưng cứng, sau đó xoa nhẹ nhàng để thấm dần mẹ sẽ thấy các vết đốt dần xẹp, không còn ngứa hay khó chịu. Mẹ đừng quên lau lại bằng nước sạch để tránh thu hút các loại côn trùng như kiến đến bu trên da của bé.
3.5. Dấm táo
Tương tự như chanh, trong giấm có tính axit giúp kháng khuẩn, chống viêm, trị ngứa hiệu quả.
Dùng một miếng bông nhỏ thấm dung dịch dấm táo rồi thoa đều lên vết đốt sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng sưng tấy, ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể trộn thêm một ít bột mì để tạo thành một hỗn hợp đắp lên vết sưng sẽ giúp mau xẹp hơn.
3.6. Baking soda
Baking soda còn có tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, giảm ngứa. Sử dụng baking soda mẹ cũng có thể an tâm vì nó rất an toàn trên làn da mỏng manh của trẻ nhỏ.
Chỉ cần sử dụng một lượng vừa đủ bột baking soda đem pha với nước tạo thành một hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên da. Đợi lớp bột khô rồi rửa sạch lại vùng da với nước mát sẽ thấy những hiệu quả rõ rệt.
4. Các sản phẩm thuốc điều trị trẻ bị côn trùng cắn sưng cứng
4.1. Dùng Kem em bé
Các sản phẩm dưỡng ẩm da như Kem EmBé sẽ giúp làm ẩm và mềm da, tạo cảm giác thoải mái và loại trừ cơn ngứa hiệu quả.
Đặc biệt, thành phần Kem EmBé là các chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên như tinh nghệ Nano (Nano Curcumin), tinh chất Cúc la mã giúp làm dịu các tổn thương, vết côn trùng cắn sưng cứng nhanh chóng và ngăn ngừa để lại thâm sẹo. Kẽm oxyd, Vitamin E, tinh dầu hạnh nhân,… giúp duy trì độ ẩm trên da, bảo vệ da khỏi sự tấn công của muỗi và côn trùng, giúp da luôn mịn màng, hồng hào.
Kem EmBé đã được chứng nhận an toàn từ Bộ Y Tế nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi dùng trên da em bé.
4.2. Thuốc chữa sưng ngứa
Mẹ có thể tìm mua các loại thuốc như Stingose và After Bite hay kem Hydrocortisone và các sản phẩm kem dưỡng ẩm da. Đây đều là các sản phẩm trị sưng tấy, ngứa rát khá hiệu quả và không gây kích ứng trên da mà trẻ em có thể sử dụng được.
4.3. Kem đánh răng
Kem đánh răng thường có tính mát, có thể gây tê giúp giảm ngứa hiệu quả. Trong kem đánh răng cũng có các hoạt chất kháng viêm giúp vùng bị côn trùng cắn sưng cứng không bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.
4.4. Dùng cồn hoặc rượu lên khu vực bị đốt
Đây là cách hiệu quả để làm giảm các cơn ngứa do muỗi đốt gây nên. Khi bôi rượu hay cồn, vùng da bị muỗi đốt sẽ nóng hơn và gây tê nên không còn cảm giác ngứa như trước nữa.
4.5. Dùng thuốc aspirin hạ nhiệt
Thuốc aspirin có tác dụng chính trong việc giảm đau, giảm sốt và có thể giảm cả cơn ngứa. Tuy nhiên, không nên sử dụng cách này nhiều lần vì có thể gây ra các tác dụng dụng phụ như buồn ngủ hay gây lờn thuốc nên sử dụng khi sốt cho nhiều lần sau.
4.6. Sử dụng xà bông
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại xà phòng trị muỗi đốt cho bé hiệu quả mà phụ huynh có thể mua cho bé sử dụng. Sản phẩm này giúp bé có thể vừa vệ sinh thân thể lại vừa loại trừ được cơn ngứa khó chịu.
5. Sử dụng thảo mộc hoặc tinh dầu
5.1. Cây lô hội (Nha đam):
Chất gel trong nha đam có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, chống viêm, loại trừ cơn ngứa hiệu quả. Đây cũng là một loại thảo mộc tự nhiên an toàn trên da trẻ nhỏ mà bạn nên ưu tiên sử dụng.
5.2. Cây húng quế:
Nghiền nhỏ lá húng quế rồi đắp phần bã lên vùng bé bị côn trùng cắn sưng cứng, sẽ có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả nhờ thymol và camphor có trong loại cây này, Bên cạnh đó, mùi của húng quế cũng xua đuổi muỗi rất hiệu quả.
5.3. Sử dụng vỏ chuối:
Dùng vỏ chuối chà nhẹ lên vùng da bị muỗi đốt sẽ giảm sưng cứng và trị ngứa hiệu quả mà đơn giản.
5.4. Tinh dầu hoa oải hương:
Thoa một lớp mỏng tinh dầu hoa oải hương sẽ giúp vùng da bị côn trùng cắn không còn sưng đỏ, giảm cơn ngứa tức thời nhanh chóng lại vô cùng an toàn cho da.
5.5. Dầu cây tràm trà:
Dùng dầu tràm thoa lên da vừa có tác dụng xua đuổi muỗi hiệu quả lại giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm cơn ngứa nhanh chóng.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng đã đưa đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích về cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng cứng. Mẹ hãy chuẩn bị sẵn để áp dụng ngay khi thấy bé bị côn trùng cắn để bé không bị đau và ngứa nhé.