Chuỗi hình ảnh bé bị muỗi đốt mà các mẹ thấy đều xót xa
Chuỗi hình ảnh bé bị muỗi đốt mà các mẹ thấy đều xót xa
Vết muỗi đốt và côn trùng đốt đôi khi có nhiều điểm tương đồng khiến mẹ khó phân biệt. Hình ảnh bé bị muỗi đốt sau đây sẽ giúp mẹ sớm nhận biết và áp dụng cách phù hợp giúp bé nhanh khỏi.
Xem thêm:
- 15+ cách giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt
- Cách giảm ngứa cho trẻ khi bị muỗi đốt ?
- Bé bị muỗi đốt mẹ nên làm gì để khắc phục
1. Dấu hiệu và nguyên nhân bé bị muỗi đốt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ con cũng như người lớn bị muỗi đốt, từ chủ động đến thụ động. Chủ động là những nguyên nhân xuất phát từ việc ở lâu hoặc chơi đùa trong những nơi có ổ muỗi như vùng rậm, ẩm thấp, nơi chứa nhiều đồ đạc, tối,…
Nguyên nhân bị động là do mùi cơ thể, do nhóm máu, do thân nhiệt, thậm chí là do cả quần áo đang mặc trên người. Mọi người cần biết những nguyên nhân phổ biến này để phòng ngừa bị muỗi đốt cho trẻ nhỏ, gia đình và cho chính chúng ta.
Hình ảnh bé bị muỗi đốt rất dễ nhận biết được bằng mắt thường. Tuy nhiên, với một số trường hợp bé bị muỗi đốt nặng, cha mẹ rất có thể nhầm đó là vết bỏng hay đỏ do va chạm mạnh, té, cháy nắng,…
Thường thì vết muỗi đốt sẽ sưng và ngứa, có dấu hiệu nổi đỏ trên da. Triệu chứng bị ngứa sau khi bị muỗi đốt chính là do phản ứng của hệ thống miễn trong cơ thể người với kháng nguyên có trong nước bọt của muỗi.
Đặc biệt ở trẻ em, vết muỗi đốt thường sưng to hơn và ngứa nhiều hơn vì da em bé thường nhạy cảm và hệ miễn dịch của trẻ thường phản ứng mạnh hơn.
2. Hình ảnh bé bị muỗi đốt
Da em bé thường mỏng và nhạt màu, nên nhìn thấy vết muỗi đốt mẹ sẽ nhận ra ngay. Các bậc phụ huynh nên chú ý những hình ảnh trẻ bị muỗi đốt này để nhận biết bé đang thuộc trường hợp nào.
2.1. Muỗi đốt ở tay
Tay là vị trí thường xuyên bị muỗi đốt nhất trên cơ thể em bé, vì trẻ con hay dùng tay để nghịch rất nhiều. Những nơi bụi rậm cũng là chốn “lui tới” thường xuyên của muỗi, trẻ em thì hiếu động, thích tò mò khám phá.
Gia đình và cha mẹ cần chú ý quan sát con mình thật kỹ khi thấy bé chơi ở những nơi có bụi rậm hoặc góc chứa nhiều đồ đạc, ẩm thấp, tối. Muỗi đốt ở tay nếu không xử lý kịp thời có thể khiến bé bị nhiều hơn, gãi nhiều và gây trầy xước ở tay.
2.2. Muỗi đốt ở chân
Khi ngủ bé hay cựa quậy, vung chân tay ra khỏi màn nên dễ bị muỗi đốt. Vết đốt lâu ngày không khỏi có thể để lại vết thâm trên da, ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ sau này.
Khi cho con mặc quần áo, cha mẹ cần chú ý đến chất liệu vải cũng như màu sắc của bộ đồ. Bố mẹ nên chọn quần áo có màu sắc tươi sáng vì quần áo màu tối rất thu hút muỗi.
Áo dài quần dài luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những khi đi ra ngoài, những lúc hoạt động ngoài trời hoặc đi ngủ vào buổi tối. Lúc bé ngủ cũng là thời gian hoạt động mạnh nhất của muỗi. Chính vì thế, chọn quần áo dài luôn là điều cha mẹ nên quan tâm.
2.3. Muỗi đốt ở mặt
Muỗi đốt ở mặt có thể gây nguy hiểm, bởi bé sẽ dùng tay gãi ngứa để giảm khó chịu. Điều đó vô tình làm vỡ miệng vết thương, làm xước và làm vết thương lan rộng càng khiến bé khó chịu nhiều hơn.
Bố mẹ nên đặc biệt lưu ý không để muỗi đốt lên mặt bé và không nên sử dụng kem chống muỗi bôi lên da mặt. Vì bé có thể dùng tay quẹt lên mắt, vào miệng hay vào mũi bé gây nên những hậu quả khó lường.
2.4. Hình ảnh bé bị muỗi đốt sưng môi
Muỗi cắn ở môi sẽ khiến cho bé bị đau, việc ăn uống cũng bị ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa, vùng môi màu đỏ nên khiến việc phát hiện vết muỗi đốt càng khó khăn hơn.
Cha mẹ nên tránh, hạn chế cho bé ăn đồ ngọt hoặc để thức ăn dính trên môi, vì mùi thơm có thể thu hút muỗi.
2.5. Muỗi đốt sưng mắt
Những ảnh hưởng đến vùng mắt thật sự rất nguy hiểm. Nếu chẳng may bị muỗi cắn ở vùng mắt, bé sẽ phản ứng với ngứa bằng cách dụi và gãi liên tục. Từ đó, vùng mi và giác mạc có thể bị ảnh hưởng. Chưa kể đến những ảnh hưởng khác có thể dẫn đến các bệnh về mắt, hoặc nặng hơn là mù lòa. Vì thế, khi thấy bé bị muỗi đốt sưng mắt, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
3. Cách phòng tránh muỗi đốt cho em bé
Hình ảnh bé bị muỗi đốt thật sự là một nỗi ám ảnh cho bậc làm cha mẹ. Chú ý những mẹo nhỏ sau đây, bạn sẽ có thể hạn chế được muỗi đốt con em mình:
- Bố mẹ có thể dùng 1 trong các cách sau để giảm sưng ngứa cho bé nhanh chóng: Bôi sữa mẹ, giấm, xà bông khô, đá lạnh, chanh, mật ong, hành tỏi, kem đánh răng ….
- Hạn chế cho con chơi trong những vùng tối, rậm rạp, chứa nhiều đồ ẩm thấp.
- Nên mặc quần dài và áo tay dài, có màu sắc tươi sáng.
- Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, tránh để con chảy quá nhiều mồ hôi hoặc quần áo bị ẩm ướt.
- Giăng màn cho bé, mở quạt nhẹ nhàng trong lúc ngủ.
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1 như đậu xanh, các loại hạt và khoai tây.
Đừng để những hình ảnh bé bị muỗi đốt xảy đến với con em của bạn. Ngay hôm nay hãy phòng tránh cho bé khỏi bị muỗi đốt, bảo vệ làn da và cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.