Làm sao để giảm ngứa cho trẻ khi bị muỗi đốt ?
Làm sao để giảm ngứa cho trẻ khi bị muỗi đốt ?
Bất kỳ một tác động nhỏ nào lên làn da của bé cũng rất dễ gây ra tổn thương và làm bé khó chịu. Thậm chí những tổn thương này còn để lại thâm sẹo nếu mẹ không chữa trị kịp thời. Khi thấy những vết muỗi đốt trên da em bé, mẹ hãy áp dụng ngay 5 cách sau để giảm ngứa cho trẻ khi bị muỗi đốt
Xem thêm:
- Mẹ có biết? Bé bị muỗi đốt phải làm sao để giảm ngứa nhanh chóng.
- Chân bé bị muỗi đốt bôi gì nhanh khỏi?
- Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt – Nguyên nhân và cách điều trị
1. Nhấn hoặc vỗ vào vùng da bé bị muỗi đốt
Thay vì gãi dễ gây trầy xước, tổn thương da bé, mẹ nên nhấn hoặc vỗ nhẹ nhẹ liên tục vào vùng da của trẻ. Cách này vừa giúp con giảm ngứa, vừa bảo vệ được làn da mỏng manh của bé.
2. Nhấn một chiếc thìa ấm vào chỗ bé bị muỗi đốt
Bước 1: Làm sạch vùng da bị muỗi đốt
- Sử dụng nước ấm và xà phòng hoặc sữa tắm chuyên dụng cho bé để làm sạch vùng da có vết muỗi đốt
- Sau khi làm sạch, dùng khăn mềm lau khô vùng da đó.
Bước 2: Đun sôi nước, ngâm thìa trong nước sôi để khử khuẩn và làm nóng thìa
Bước 3: Nhúng thìa đã ngâm nước sôi vào trong nước lạnh từ 15-20 giây để làm giảm độ nóng của thìa, tránh làm bỏng da trong quá trình tiếp xúc.
Áp mặt sau của thìa vào vết muỗi đốt cho đến khi chiếc thìa hết nóng. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy các protein gây ngứa khiến bé sẽ cảm thấy đỡ khó chịu và vết muỗi đốt cũng chóng xẹp hơn.
3. Đặt một viên đá khoặc chườm khăn đá vào vết đốt
Để vài viên đá vào một chiếc khăn bọc lại rồi chườm lên vùng da bé bị muỗi đốt. Thoa đều trong một thời gian ngắn sẽ có tác dụng giảm ngứa, khó chịu và vết đốt không còn sưng tấy.
4. Dùng sữa mẹ bôi vào vết ngứa
Một đặc tính của sữa mẹ đó là kháng khuẩn và cực kì lành tính. Vì làn da của trẻ sơ sinh còn non nớt và nhạy cảm, nên khi bị muỗi cắn, mẹ có thể vắt một ít sữa rồi thoa trực tiếp vào vết muỗi đốt đó. Sữa mẹ sẽ giúp da trẻ không bị sưng và không để lại vết thâm nào trên làn da của trẻ.
5. Kem EmBé
Sử dụng các cách trên tuy có hiệu quả nhưng tốn nhiều thời gian và không tiện dụng. Đôi khi các bé không chịu hợp tác khiến trẻ ngày càng ngứa ngáy, khó chịu hơn,…. Bên cạnh đó còn để lại các vết thâm, sẹo xấu xí trên da bé.
Một cách đơn giản và hiệu quả nhất mà mẹ nên áp dụng đó là dùng sản phẩm có chức năng đặc trị vết muỗi, côn trùng đốt phù hợp với làn da bé. Hiện nay trên thị trường, sản phẩm Kem Em Bé đang được các mẹ bỉm thông thái tin dùng vì tác dụng nhanh và an toàn với trẻ.
5.1. Thành phần và công dụng
- Kem EmBé có thành phần thảo dược lành tính, tinh chất nghệ siêu thẩm thấu Nano curcumin kết hợp Cúc La Mã và các thành phần chuyên biệt an toàn cho bé như: Kẽm oxyd, Lanolin, Dầu hạnh nhân, Allatoin, Vitamin E giúp chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, ngừa thâm sẹo, bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
- Kem EmBé là sự lựa chọn phù hợp, giúp mẹ chăm sóc da bé yêu. Đồng thời ức chế và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn tại các vùng da bị trầy xước, tổn thương.
- Tinh nghệ nano còn kích thích tái tạo tế bào da, giúp nhanh liền sẹo, ngừa vết thâm do côn trùng đốt, không làm khô da hay bong vẩy, cho làn da bé luôn mịn màng.
- Ngoài các công dụng trên, thì Kem EmBé còn trị triệu chứng rôm sảy ở trẻ, tái tạo tế bào da ngăn ngừa thâm sẹo.
5.2. Hướng dẫn sử dụng:
- Sản phẩm Kem EmBé dạng tuýp, nhỏ gọn, tiện lợi khi mang theo bên mình, dễ sử dụng
- Mẹ chỉ cần rửa sạch và lau khô nhẹ nhàng vùng da bé bị côn trùng đốt, sau đó bôi một ít Kem EmBé lên da đó rồi xoa nhẹ nhàng cho kem thấm sâu vào da.
6. Phòng tránh muỗi đốt cho bé
- Luôn mắc màn cho bé ngủ: Việc mắc màn sẽ giúp muỗi không tiếp xúc với trẻ khi ngủ.
- Tránh sử dụng các loại nước hoa, kem có mùi thơm nồng cho bé vì muỗi dễ hấp dẫn bởi mùi hương.
- Tranh mặc quần áo màu tối hoặc quần áo in hình hoa lá cho bé vì đó là nơi muỗi hay tập trung sinh sống.
- Tắm cho bé hằng ngày: Nhiều nghiên cứu cho thấy, loài muỗi rất nhạy cảm với mùi mồ hôi của cơ thể con người. Vì thế, bạn nên giữ cơ thể bé sạch sẽ và không bị dính mồ hôi bằng cách tắm rửa, thay quần áo với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt nhất cho bé hằng ngày.
- Loại bỏ nước đọng xung quanh nhà: Muỗi thường đẻ trứng dưới nước bởi vậy hãy loại bỏ nước đọng xung quanh nhà, phát quang bụi rậm và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
5 cách trên đây đã giúp mẹ không còn băn khoăn, lo lắng làm sao để giảm ngứa cho bé khi bị muỗi đốt. Mẹ hãy áp dụng ngay khi vết đốt chưa bị xước, mưng mủ để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu vết đốt bị xước, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.