7 thông tin bạn cần biết khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
7 thông tin bạn cần biết khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Là bậc cha mẹ, ai nỡ đành lòng nhìn con mình bị tổn thương. Khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy, bố mẹ hãy bình tĩnh xử lý theo những cách sau đây để giúp con giảm đau, hết ngứa, hết khó chịu.
Xem thêm:
- 15 Loại kem bôi côn trùng cắn cho bé mẹ nên biết
- Mách mẹ thuốc bôi côn trùng cắn cho bé an toàn
- Bé bị côn trùng cắn – Nguyên nhân & cách điều trị
1. Xác định bé bị côn trùng nào cắn sưng tấy
Mẹ cũng biết rằng, làn da của trẻ rất nhạy cảm và mỏng manh. Bởi thế, với những vết cắn hay vết đốt do côn trùng gây ra dù không độc nhưng cũng dễ dàng làm vùng da của bé nổi mẩn đỏ.
Những vết cắn phổ biến thường thấy nhất bởi muỗi, kiến, ong đốt, bọ chét, v.v.. gây ra. Với một làn da dễ kích ứng thì chỉ một vết cắn nhẹ cũng đủ làm vị trí đó ngứa ngáy, sưng nề và gây ra cảm giác khó chịu đối với trẻ.
2. Cách điều trị khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
2.1. Xử lý ngay khi vừa bị đốt
Khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy, việc xử lý sớm sẽ giúp ích cho bé rất nhiều. Cha mẹ đừng chủ quan bởi những vết cắn này bởi nếu để lâu không điều trị sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao ở trẻ.
Cách xử lý vết cắn ngay khi vừa bị đốt:
- Làm sạch vị trí bị côn trùng cắn sưng tấy bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn.
- Chườm một đá lạnh lên vị trí bị cắn trong khoảng từ 5 – 10 phút để giảm vết sưng và tình trạng ngứa ngáy phát sinh.
- Đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được y bác sĩ hướng dẫn về cách điều trị bằng dược phẩm.
2.2. Sử dụng phương pháp tự nhiên chữa bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Bên cạnh việc sử dụng những tuýp thuốc thoa ngoài da thì các mẹ có thể áp dụng những phương pháp dân gian từ thiên nhiên để chữa trị khi bé của bạn bị côn trùng cắn sưng tấy.
- Sử dụng chanh
Chanh là loại hoa quả có thuộc tính gây tê và chống viêm cực kỳ hiệu quả giúp điều trị rất tốt vết côn trùng cắn. Mẹ hãy chuẩn bị nước cốt chanh và vỏ chanh thoa đều lên vết cắn để giảm ngứa.
- Sử dụng bột yến mạch
Bột yến mạch không những cung cấp một lượng dưỡng chất dồi dào cho cơ thể mà thực phẩm này còn có khả năng chống kích ứng, giảm ngứa và sưng rất hữu hiệu. Khi sử dụng bột yến mạch, mẹ hoàn toàn yên tâm bởi nó hoàn toàn không gây kích ứng với da của trẻ.
Các mẹ chỉ cần trộn một ít bột yến mạch với nước ấm và thoa chúng lên vùng da bị sưng tấy của bé. Khi bột khô thì hãy rửa bằng nước ấm, hiệu quả sẽ được nhìn thấy rõ rệt chỉ sau vài phút rửa sạch. Cảm giác sưng ngứa giảm hẳn và làn da của bé trở nên mịn hơn trông thấy.
- Mật ong
Nói đến dung dịch giúp kháng viêm cao nhất thì không thể bỏ qua mật ong. Mẹ lấy một giọt nhỏ chấm lên vùng da bị sưng đỏ, sau đó dùng tay matxa nhẹ nhàng để dung dịch nhanh chóng phát huy tác dụng. Sau 10 phút, mẹ cần lau sạch bằng nước mát để tránh kiến bu lên da của bé bởi đặc tính ngọt vốn có của mật ong.
- Cây lô hội (Nha đam)
Cây lô hội còn có tính sát trùng, làm giảm ngứa, sưng và đau rất nhanh chóng. Mẹ cần cắt nhỏ lá lô hội và lấy phần gel. Sau đó để gel lô hội trong tủ lạnh khoảng 10-15 phút. Khi gel đủ mát thì thoa lên vùng da bị cắn của bé.
- Cây húng quế
Húng quế có mùi thơm thoang thoảng và có tác dụng loại trừ vết côn trùng cắn một cách rất tự nhiên. Vò nát một cài lá cho nhuyễn, sau đó bôi lên vết cắn do côn trùng gây ra, rồi rửa lại bằng nước sạch. Vết đốt sẽ dịu đi nhanh chóng.
- Sử dụng vỏ chuối
Nhiều người không hề hay biết được công dụng tuyệt vời của vỏ chuối. Vỏ chuối có tác dụng giảm đau, ngứa cực kỳ hiệu quả. Mẹ chỉ cần dùng vỏ chà xát nhẹ vào vết côn trùng cắn sưng tấy trên người bé để giảm đau.
- Tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu oải hương giúp xả stress và loại bỏ viêm đau bởi côn trùng cắn. Mẹ hãy dùng vài giọt tinh dầu oải hương thoa lên vết cắn để giúp trẻ bớt đau, nhức.
- Dầu cây tràm trà
Ngoài công dụng trị ho thì dầu tràm còn giúp trị mẩn ngứa do bị côn trùng cắn. Bé bị côn trùng cắn sưng tấy, mẹ chỉ cần cho một ít dầu tràm lên bàn tay sau đó thoa đều lên vết ngứa của bé. Như thế sẽ giúp vết đỏ nhanh tan mất, giảm cảm giác khó chịu với trẻ.
- Dấm táo
Dấm táo có tính axit mạnh giúp kháng khuẩn và trị ngứa hiệu quả. Các mẹ hãy dùng miếng bông nhỏ thấm dung dịch dấm táo, hãy thoa chúng lên vết cắn. Bé của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn hẳn.
- Baking soda
Baking soda vừa giúp kháng viêm vừa đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng. Chỉ cần lấy một ít bột baking soda pha với nước sao cho sền sệt rồi bôi lên chỗ cắn. Sau khi bột đã khô thì rửa sạch với nước.
2.3. Các sản phẩm chữa sưng tấy
Nếu muốn yên tâm hơn thì các mẹ có thể sử dụng kem bôi dành cho em bé để giảm sưng tấy. Mẹ có thể sử dụng Kem Embé – Kem bôi da thiết yếu cho trẻ được bác sĩ khuyên dùng.
Bởi Kem Embé có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên như tinh nghệ nano (Nano Curcumin), tinh chất Cúc la mã, Kẽm Oxyd, Vitamin E… an toàn và dịu nhẹ với làn da của trẻ nhỏ.
Kem Embé sẽ làm mát da, giảm nhanh các triệu chứng sưng, đỏ, ngứa do côn trùng đốt. Tái tạo tế bào da mới, làm lành vết xước, ngăn ngừa thâm sẹo da hiệu quả.
Hơn hết, Kem Embé không chứa paraben và corticoid nên mẹ có thể yên tâm khi dùng cho trẻ.
3. Các biến chứng khi bị côn trùng cắn sưng tấy
Nếu chủ quan không điều trị kịp thời đối với các vết cắn đó ở trẻ thì chính những vết cắn đó sẽ gây ra những biến chứng không thể ngờ tới. Như nổi mề đay toàn thân, phù nề, nguy hơn có thể bị tổn thương gan, trùng huyết, viêm phổi, v.v..
4. Phòng tránh côn trùng cắn cho bé
Ông bà ta hay nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bởi vậy, để tránh những vết cắn này xảy ra ở trẻ thì các mẹ nên nhớ những phương pháp phòng tránh sau đây:
4.1. Phòng tránh côn trùng cắn trong nhà
- Cần kiểm tra kỹ lưỡng quần áo và chăn ga, giường chiếu của trẻ khi sử dụng.
- Mỗi ngày nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để tránh sự sinh sôi của côn trùng trong chính ngôi nhà của trẻ và gia đình.
- Để hạn chế sự xuất hiện của công trùng, mẹ có thể sử dụng sản phẩm diệt côn trùng để tiêu diệt chúng.
- Với những gia đình có sở thích nuôi thú cưng thì mẹ nên thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt bọ chét ở vật nuôi.
4.2. Phòng tránh côn trùng cắn ngoài trời
- Các mẹ cần đảm bảo cho trẻ sống trong một môi sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên dọn vệ sinh, phát quang cây cối để xua đuổi bớt muỗi, bọ chét, v.v..
- Tránh tiếp xúc gần với các ổ nước ven đường bởi đây chính là nơi ở của nhiều loại ấu trùng gây hại.
Bé bị côn trùng cắn sưng tấy là một hiện tượng rất phổ biến. Thế nhưng, bậc phụ huynh cần quan tâm vấn đề này nếu bé nhà mình gặp phải. Hãy nhanh chóng điều trị để những hậu quả đáng tiếc không xảy ra.