Côn trùng cắn sưng to – Nguyên nhân, cách nhận biết, xử lý và điều trị
Côn trùng cắn sưng to – Nguyên nhân, cách nhận biết, xử lý và điều trị
Trẻ nhỏ rất hay bị côn trùng cắn sưng to do cơ thể trẻ nhạy cảm hơn so với người lớn. Vết cắn sưng to có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe nếu như mẹ không biết cách xử lý và điều trị phù hợp. Thậm chí vết cắn còn để lại sẹo khiến trẻ tự ti sau này.
Xem thêm:
- Top 7 thông tin mẹ cần lưu ý khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
- Mách mẹ 15 loại kem bôi côn trùng cắn an toàn và hiệu quả
- Thuốc bôi côn trùng cắn cho bé loại nào hiệu quả nhất ?
1. Nguyên nhân bị côn trùng cắn sưng to
Thông thường, côn trùng không có chủ ý tấn công con người trước, trừ những loài hút máu như muỗi, rận, bọ chét… Tuy nhiên, trẻ thường hiếu động và vô tình tới gần khu vực làm tổ của chúng hoặc va chạm với chúng, côn trùng sẽ cắn, đốt để tự vệ.
Khi côn trùng cắn, chúng tiêm vào trong da người nọc độc hoặc để lại nước bọt. Hệ thống miễn dịch của cơ thể khi phát hiện dị vật xâm nhập lập tức gửi tín hiệu cho các dây thần kinh xung quanh.
Cảm giác ngứa chính là cách để cơ thể gửi tín hiệu báo hiệu vị trí của vết cắn. Cảm giác đau là do amin sinh học được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch là Histamin gây ra. Amin này làm tăng lưu lượng máu và số lượng bạch cầu ở khu vực bị côn trùng cắn gây viêm hoặc sưng to.
2. Cách xác định vết cắn của côn trùng
Xác định vết cắn do côn trùng nào gây ra sẽ giúp mẹ biết cách xử lý phù hợp để giúp vết tổn thương nhanh lành. Những loại côn trùng cắn sưng to ở người phổ biến có những đặc điểm vết cắn như sau:
2.1.Vết cắn của bọ chét
- Sẽ có 3 – 4 vết cắn tập trung thành đường thẳng.
- Các vết cắn thường hay xuất hiện ở mắt cá chân hoặc những khu vực như eo, nách, háng, vết gấp cổ tay.
- Vết cắn có thể sưng thành mụn nước. Xung quanh khu vực bị cắn có quầng đỏ.
- Vết cắn của bọ chét gây ngứa và cảm giác đau nhói.
2.2. Đặc điểm vết cắn của muỗi
- Muỗi thường cắn ở những vùng da bên trên mạch máu để hút được nhiều máu hơn.
- Trẻ sẽ có cảm giác đau và ngứa ngay sau khi bị muỗi cắn.
- Vết muỗi cắn thường nhanh sưng và sưng to.
- Khu vực trung tâm vết cắn có chấm đỏ.
2.3. Rệp giường là loại côn trùng cắn sưng to
Rệp giường hay sống trên chăn, chiếu, thảm và cắn người khi vào đêm. Vết cắn của rệp giường có đặc điểm là:
- Trung tâm vết cắn có màu đỏ sậm.
- Vết cắn sưng nhỏ, dẹt và nhô lên trên da.
- Thường xuất hiện nhiều vết cắn ở một khu vực da.
- Vết cắn gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
2.4. Đặc điểm vết cắn của ruồi
- Nước bọt của ruồi trâu chứa chất gây tê nên trẻ sẽ không cảm nhận được ngay lập tức.
- Vết cắn bén, sắc như lưỡi dao lam rạch trên da.
- Cảm giác đau nhói và bị chảy máu sau khi bị cắn.
- Khu vực bị ruồi cắn có thể phát ban và nổi mẩn đỏ.
2.5. Đặc điểm vết cắn của rận
- Cảm giác đau nhói xuất hiện ngay sau khi bị cắn.
- Vết cắn bị sưng đỏ.
- Các vết cắn thường xuất hiện ở lưng, bụng, bàn tay,…
- Vết cắn rất nhỏ, phần bị cắn có thể chuyển màu như vết bầm.
2.6. Vết côn trùng cắn sưng to gây ra bởi nhện
- Cảm giác đau nhức như bị kim châm.
- Khu vực cắn bị đỏ ửng, xuất hiện chất lỏng là nước đái nhện.
- Xung quanh vết cắn được bao quanh bởi một vòng màu đỏ hoặc tím.
- Nếu bị nhện độc cắn, bạn sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như: Cơ bắp co cứng, đau bụng, sốt, vết thương lở loét,…
2.7. Vết cắn của kiến gây sưng, đau
- Vết kiến cắn thường gây cảm giác đau nhói, ngứa, và nổi mẩn đỏ
- Với kiến thường: kiến lửa, kiến đen.. vết cắn sẽ hết đau và sưng sau vài giờ
- Với một số loại có độc( kiến ba khoang) sẽ xuất hiện nốt mưng mủ, lan sang vùng da bên cạnh, đau rát, nhức nhói
2.8. Vết cắn của ong
Ong vò vẽ, ong mật, ong bắp cày khi chích thường có những đặc điểm chung là:
- Vết chích đau nhói dữ dội.
- Cảm giác châm chích xuất hiện hàng giờ sau khi bị chích.
- Khu vực bị ong chích sưng to.
- Ong có nọc độc đốt có thể làm cho vùng da bị đốt bỏng rát, xuất hiện quầng đỏ ửng lan rộng.
3. Các bước xử lý ban đầu khi bị côn trùng cắn sưng to
3.1. Làm sạch vết côn trùng cắn
Khi trẻ bị côn trùng cắn, đốt, mẹ cần nhanh chóng làm sạch vết cắn cho trẻ. Cách xử lý ban đầu này rất quan trọng vì nó có thể giúp trẻ hạn chế được tác hại của vết cắn côn trùng.
- Đầu tiên, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới khu vực khô ráo và sạch sẽ, tránh để côn trùng có thể tiếp tục cắn trẻ.
- Sau đó, mẹ cần kiểm tra xem liệu còn côn trùng đang bám, cắn trên da của trẻ không. Nếu có, mẹ hãy tìm cách để loại bỏ côn trùng ra khỏi người trẻ.
- Với côn trùng có răng như rận, ve chó, rệp,… Mẹ không nên kéo mạnh chúng ra khỏi da trẻ vì sẽ khiến cho phần răng cắm lại gây nhiễm trùng. Nên dùng tinh dầu có tính cay để bôi vào chỗ vết cắn cho chúng tự rụng ra.
- Nếu vết cắn đốt có ngòi độc thì nên dùng tay gẩy nhẹ ngòi độc ra.
- Mẹ hãy rửa sạch khu vực trẻ bị côn trùng cắn bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch nước muối, nước sát trùng.
- Lau khô vết côn trùng cắn cho trẻ. Sau đó, mẹ có thể bôi cho trẻ một số loại kem giúp giảm sưng ngứa hoặc chườm đá.
Những loài côn trùng có ngòi độc như ong hay để lại phần ngòi độc ở trên da và túi nọc. Lúc này, mẹ cần nhẹ nhàng khều ngòi độc và túi nọc ra ngoài. Tuyệt đối không được nặn vì sẽ khiến cho nọc độc xâm nhập sâu hơn vào da của trẻ. Sau đó, mẹ bắt đầu thực hiện việc làm sạch vết cắn và sát trùng khu vực bị côn trùng cắn cho trẻ.
3.2. Làm giảm vết côn trùng cắn sưng to bằng phương pháp dân gian
3.2.1. Dùng túi trà lọc
Tannin tự nhiên trong trà hoạt động như một chất có tác dụng làm se vết cắn nhanh chóng, hút chất độc ra khỏi da và giúp giảm bớt sự khó chịu.
Lưu ý: Chỉ nên dùng túi trà lọc là trà xanh và không có đường. Không nên sử dụng túi trà lọc vị hoa quả có mùi thơm, có chứa đường vì có thể làm vết cắn thêm ngứa, sưng.
3.2.2. Dùng tinh dầu trà tràm
Tính chất sát trùng trong dầu cây trà tràm giúp điều trị một loạt các triệu chứng liên quan đến da, bao gồm cả côn trùng cắn. Mẹ hãy thoa một chút tinh dầu lên tăm bông và chà lên vùng bị côn trùng cắn đốt.
Lưu ý: Nếu thấy trẻ bị dị ứng, mẹ hãy thử pha loãng dầu với nước trước khi bôi hoặc chọn một phương pháp khác.
3.2.3. Dùng Baking soda
Thêm một vài giọt nước vào một ít Baking soda, trộn nó thành hỗn hợp sệt, bôi trực tiếp lên vết cắn của côn trùng và để khô. Độ kiềm của Baking soda có thể giúp trung hòa độ pH của khu vực bị nhiễm bệnh và vì thế giúp giảm ngứa.
3.2.4. Dùng tinh dầu chanh
Tinh dầu chanh có mùi mạnh và vị cay giúp xua đuổi muỗi cũng như chữa lành vết cắn của côn trùng. Tinh dầu chanh chứa Polyphenol, rất hữu ích trong việc giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Trẻ nhỏ có thể bị kích ứng với tinh dầu chanh nguyên chất. Mẹ nên pha loãng tính dầu trước khi dùng lên da cho trẻ.
3.2.5. Dùng kem đánh răng
Khi trẻ bị côn trùng cắn sưng to dùng ngay kem đánh răng. Kem đánh răng có tính mát có thể giúp làm dịu nhanh chóng vết ngứa do côn trùng cắn.
Mẹ có thể bôi một lớp mỏng kem đánh răng lên khu vực bị côn trùng cắn để hạn chế tình trạng sưng to và châm chích của vết cắn. Đợi cho tới khi kem đánh răng khô lại thì rửa sạch với nước.
4. Điều trị khi bị côn trùng cắn sưng to
4.1. Điều trị bằng mẹo dân gian
Với những triệu chứng nhẹ, mẹ có thể áp dụng các cách:
4.1.1. Dùng lô hội
Lô hội có đặc tính chống viêm và có thể ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như giảm đau cho vết thương nhỏ, đặc biệt là vết muỗi cắn. Sử dụng một ít gel từ cây lô hội sẽ giúp làm dịu các khu vực bị kích thích.
Mẹ có thể dùng trực tiếp phần thịt của lô hội chà lên khu vực bị côn trùng cắn. Hoặc đem phần thịt trắng của lá lô hội cho vào tủ lạnh 20 phút, sau đó xay nhỏ, dùng một chiếc khăn bọc lô hội đã xay vào và để lên chỗ da bị côn trùng cắn.
4.1.2. Sử dụng lá bạc hà
Nghiền lá bạc hà thành hỗn hợp sệt và bôi lên những vết cắn để có cảm giác mát dịu. Bạc hà có tính mát và khả năng sát trùng nhẹ. Bôi bạc hà lên khu vực bị côn trùng cắn sẽ có tác dụng giảm sưng, giảm viêm và ngứa cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng.
4.1.3. Sử dụng tỏi
Tỏi có nhiều đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Tỏi có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng như ngứa, sưng, châm chích từ côn trùng đốt.
Mẹ hãy trộn một thìa tỏi tươi nghiền nát với vài giọt dầu dừa sau đó đắp lên vùng bị côn trùng cắn 10 -15 phút rồi rửa sạch. Cách này sẽ giúp loại bỏ sự nóng rát so với việc dùng tỏi trực tiếp lên da.
4.1.4. Lá trầu không
Lá trầu không có tính mát và sát trùng. Do đó, dùng lá trầu không sẽ giúp vết cắn côn trùng nhanh lành và không bị nhiễm trùng.
Sử dụng lá trầu không bằng cách chọn những lá già, rửa sạch và đun lấy nước đặc. Sau đó, sử dụng nước lá này chấm lên khu vực bị côn trùng cắn.
4.1.5. Mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Do đó, nó có thể được sử dụng để điều trị viêm sưng, vết bầm tím, vết cắt, và, tất nhiên, vết đốt của côn trùng.
Mặc dù mật ong có thể dính khi thoa lên da nhưng điều này sẽ khuyến khích trẻ không gãi vết ngứa. Khi dùng mật ong bôi lên vết côn trùng cắn, mẹ cần băng lại sau đó để tránh thu hút côn trùng như kiến tới gần.
4.2. Điều trị côn trùng cắn sưng to bằng sản phẩm y dược
Trong trường hợp côn trùng cắn gây ra các triệu chứng nhẹ, không có vết thương hở hay chảy máu, mẹ có thể dùng một số sản phẩm như:
4.2.1. Muhi:
- Kem Muhi có tinh dầu bạc hà, Acid acetic ester dexamethasone, isopropyl methyl phenol, dl – long não….
- Tác dụng làm dịu vết cắn của côn trùng nhanh chóng, giảm sưng tấy.
4.2.2. Chicco:
- Thành phần kết hợp từ tinh chất bạc hà và chiết xuất cây Hoa tiêu.
- Kem Chicco có tác dụng làm dịu, làm mát và giảm sưng nhanh chóng các vết côn trùng cắn.
4.2.3. Mentholatum Remos IB:
- Thành phần gồm Antedrug và hoạt chất kháng viêm.
- Kem có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, giảm sưng tấy vết cắn côn trùng.
4.2.4. After Bite:
- Kem bôi côn trùng đến từ Mỹ có tác dụng làm dịu nhanh vết cắn của côn trùng.
- Đặc tính chống viêm giúp ngăn ngừa tình trạng kích ứng da và viêm nhiễm khi bị côn trùng cắn, đốt.
4.2.5. Kem EmBé:
- Đây là sản phẩm nội địa được rất nhiều bác sĩ và nhà thuốc trên cả nước khuyên dùng.
- Kem EmBé có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, rất an toàn và lành tính. Đó là chiết xuất nghệ Nano Curcumin, tinh chất Cúc La Mã, Vitamin E, Kẽm oxyd,… Kem EmBé mang đến những tác dụng:
- Giảm nhanh vết côn trùng cắn sưng to,ngứa, làm tan vết đỏ.
- Làm mát da, dịu da, ngăn ngừa nhiễm trùng da.
- Kích thích tái tạo tế bào da, giúp vết tổn thương trên da mau lành.
- Tạo vết màng bảo vệ trên da, ngăn ngừa thâm và sẹo.
- Dưỡng ẩm, làm mềm da, hết khô da, nứt nẻ.
- Đặc biệt, Kem EmBé không có Corticoid, không chứa chất bảo quản Paraben nên an toàn cho mọi loại da và cả trẻ sơ sinh.
- Kem EmBé đã được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y Tế chứng nhận.
4.3. Điều trị côn trùng cắn có chuyển biến nặng
Khi thấy trẻ có những phản ứng:
- Phát ban, ngứa hoặc sưng ở những khu vực bên ngoài vị trí chích.
- Sưng môi hoặc cổ họng.
- Co thắt ở ngực hoặc khó thở.
- Giọng khàn hoặc sưng lưỡi.
- Chóng mặt hoặc mất ý thức.
Mẹ nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có cách xử lý phù hợp. Tùy từng loại côn trùng đốt, cắn và phản ứng của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Mẹ tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà hoặc cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, các mẹ cần tuyệt đối tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ cũng như lưu ý trong sinh hoạt.
5. Các biến chứng khi bị côn trùng cắn sưng to
Trẻ bị côn trùng cắn sưng chân có thể dẫn tới những biến chứng như:
- Mưng mủ, lở loét: Vết cắn, vết đốt có thể mở rộng phần bị tổn thương. Khu vực bị cắn có thể sưng to, mưng mủ, chảy dịch vàng.
- Nhiễm trùng: Vết thương mưng mủ và lở loét có thể dẫn tới nhiễm trùng. Trẻ có thể bị sốt vừa hoặc sốt cao.
- Sưng hạch bạch huyết: Tình trạng đau đớn do nhiễm trùng có thể khiến các hạch bạch huyết ở cổ, bẹn, nách sưng to gây đau cho trẻ.
- Bệnh truyền nhiễm: Côn trùng như muỗi vằn có thể gây truyền vi khuẩn sốt xuất huyết vào cơ thể trẻ và khiến trẻ mắc bệnh.
6. Phòng tránh côn trùng cắn
6.1. Phòng tránh côn trùng cắn trong nhà
Để trẻ hạn chế bị côn trùng cắn trong nhà, mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:
- Sử dụng màn chống muỗi tẩm thuốc diệt côn trùng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi.
- Dọn dẹp sạch sẽ khu vực phòng ngủ của trẻ, không để nhiều đồ vật dưới gầm giường để tránh côn trùng có chỗ sinh sôi.
- Không để đồ ăn, nước uống trong phòng ngủ.
- Sử dụng màn chắn ở các cửa hoặc đóng kín cửa vào những thời gian côn trùng hoạt động mạnh như sáng sớm hoặc chập tối.
- Thường xuyên kiểm tra, tiêm thuốc chống ve rận định kỳ cho chó, mèo.
6.2. Phòng tránh côn trùng cắn ngoài trời
Để hạn chế trẻ bị côn trùng cắn khi vui chơi ngoài trời, mẹ cần lưu ý:
- Tránh để trẻ mặc quần áo quá sáng và sặc sỡ vì dễ thu hút côn trùng.
- Tránh sử dụng xà phòng có mùi thơm hoặc nước hoa hay nước xả vải có mùi thơm nồng.
- Đảm bảo trẻ luôn mang giày khi chơi bên ngoài trời.
- Hạn chế cho trẻ chơi ở những khu vực rậm rạp, nơi có nhiều hoa hoặc nơi ao tù nước đọng. Chúng đều là những khu vực tập trung nhiều côn trùng.
- Che tay và chân cho trẻ càng kín càng tốt.
- Mẹ cũng nên dạy trẻ cách bình tĩnh tránh xa những con côn trùng và dạy cho trẻ biết những loại côn trùng cơ bản như kiến, ong bắp cày và tổ ong trông như thế nào để trẻ biết và tránh xa chúng.
Khi trẻ bị côn trùng cắn sưng to, mẹ nên bình tĩnh và thực hiện các bước xử lý vết cắn chính xác. Trong trường hợp trẻ có các triệu chứng nguy hiểm như sốt cao, phát ban toàn thân, sưng mặt,… mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
Nếu vết côn trùng cắn của con bạn ngoài sưng to còn bị cứng phần da bị côn trùng cắn bạn có thể tham khảo thêm 17+ cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng cứng.