Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

7 Lưu ý khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không

7 Lưu ý khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không là một trong những biện pháp vừa đơn giản lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên sử dụng lá trầu không như thế nào là đúng cách, mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là 7 lưu ý khi mẹ nên biết để có hiệu quả cao nhất nhé!

Xem thêm:

1.Lưu ý khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không

  • Nên dùng lá trầu không vừa, không quá già và cũng không quá non, như thế sẽ giúp đảm bảo lượng tinh dầu cũng như các hoạt chất có trong lá trầu được nhiều nhất. 
  • Lá trầu không khá an toàn, tuy nhiên nên tránh sử dụng ở tai, mắt, mũi, miệng vì vốn dĩ lá trầu có vị cay, nóng sẽ làm bé khó chịu.
  • Trước khi sử dụng lá trầu không để chữa bệnh cho con thì cần rửa sạch kỹ càng bởi trên lá trầu bình thường sẽ có chứa các tạp chất, bụi bẩn, trứng côn trùng.
  • Lá trầu không cho hiệu quả chữa chàm sữa ở trẻ nhỏ tốt nhất với vết chàm sữa nhẹ, vùng bị chàm nhỏ từ 20 – 30cm. Những vùng chàm sữa lan rộng thì việc chữa bằng lá trầu không không mang lại hiệu quả tốt.
  • Đối với những vùng da kín, vùng mông, vùng bẹn hiệu quả chữa cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn.
  • Nên thử phản ứng trên da của con trước khi sử dụng lá trầu để chữa để xem con có bị dị ứng không.
  • Hiệu quả khi chữa chàm sữa của lá trầu không phụ thuộc vào cơ địa từng bé.
Chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Chữa chàm sữa bằng lá trầu không

2. Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không

2.1. Chuẩn bị

Với cách này mẹ cần chuẩn bị:

  • 1 Nắm lá trầu không tươi: Nên chọn lá có màu xanh, to bản. Không chọn lá có màu vàng, lá già quá hoặc lá non quá vì lượng tinh dầu cũng như các hoạt chất có trong lá không được nhiều.
  • Ngoài lá trầu tươi thì mẹ cũng cần chuẩn bị thêm 1 cái khăn vải màn sạch để vắt nước.

2.2. Cách thực hiện

Cách thực hiện theo từng bước

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không thực hiện theo 4 bước 

Các bước thực hiện để trị chàm sữa bằng lá trầu không như sau:

Bước 1: Rửa sạch nắm lá trầu không, để ráo nước. Chú ý, nên rửa kỹ từng lá để loại bỏ bụi bẩn, tập chất, trứng côn trùng có thể có trên lá.

Bước 2: Cho lá trầu không vào cối giã nát rồi cho vào khăn màn đã chuẩn bị sẵn vắt lấy nước.

Bước 3: Sử dụng nước vừa vắt được thoa lên vùng da bị chàm sữa của con.

Bước 4: Sau khi thoa nước trầu không xong thì đợi khoảng 20 – 30 phút để nước trầu không được khô lại rồi rửa lại vùng da đã bôi trầu không của con bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện cách làm này sẽ giúp chữa chàm sữa trên da con hiệu quả.

2.3. Thời gian áp dụng

Thời gian áp dụng
Mẹ có thể áp dụng cách này vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày
  • Mẹ nên thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, sáng, trưa, chiều, tối đều được. Nhưng tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối bởi đây là thời điểm các vết chàm gây ngứa nhiều nhất cho con. Do đó bôi nước trầu không vào buổi tối sẽ giúp làm giảm các cơn ngứa ngay tức khắc, giúp con bớt khó chịu và ngủ ngon hơn.
  • Ngoài ra để mang lại hiệu quả tốt nhất thì nên kiên trì thực hiện trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên mỗi ngày cũng chỉ nên thực hiện 1 lần vì lá trầu không vốn có vị cay, nóng, nồng, nếu thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ dễ gây tổn thương cho da của con.

3. Ưu nhược điểm khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Lá trầu không chữa chàm sữa là bài thuốc dân gian, được lưu truyền từ đời này qua đời khác bởi công dụng chữa chàm sữa hiệu quả mà nó mang lại.

Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào sử dụng lá trầu không để chữa chàm sữa cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy mẹ cần biết được những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp chữa bệnh này để áp dụng đúng.

Không phải trường hợp nào cũng dùng lá trầu không
Không phải trường hợp nào cũng dùng lá trầu không để chữa tràm sữa

3.1. Ưu điểm

Các ưu điểm của lá trầu không trong chữa chàm sữa ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Lá trầu không là nguyên liệu dễ tìm thấy, có giá thành rẻ nên chi phí cũng rất rẻ.
  • Sử dụng lá trầu không để chữa chàm sữa mang lại hiệu quả tích cực với vết chàm sữa có kích thước khoảng 20 – 30cm.
  • Sử dụng lá trầu không trong việc chưa chàm sữa khá an toàn, không gây kích ứng da hay phản ứng phụ nguy hiểm, có thể sử dụng để điều chữa toàn thân.
  • Lá trầu không có khả năng giảm ngứa, giảm viêm, sát khuẩn hiệu quá. Chính vì vậy không những có tác dụng chữa chàm sữa mà sử dụng lá trầu không thường xuyên còn giúp phòng ngừa chàm sữa tái phát cũng như một số bệnh da liễu khác.
Công dụng của việc chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Chữa chàm bằng lá trầu sẽ trả lại cho bé làn da mịn màng nhanh chóng

3.2. Nhược điểm

Nhược điểm của phương pháp chữa chàm sữa bằng lá trầu không:

  • Hiệu quả chữa phụ thuộc vào cơ địa từng bé.
  • Mặc dù khá an toàn và lành tính song cần cẩn thận khi sử dụng, không được để dây vào mắt, mũi, miệng, tai.
  • Đối với những vùng da bị chàm sữa như mông, bẹn, các vùng da kín khác không được cao.
  • Đối với vùng da bị chàm lớn hơn 30cm sử dụng lá trầu không chữa cũng không mang lại hiệu quả như mong đợi.

4. Phương pháp chữa chàm sữa bằng lá trầu không có hiệu quả

Như vậy, hiệu quả cũng như tác dụng của các chữa chàm sữa ở trẻ bằng lá trầu không phụ thuộc cơ địa của từng bé. Nếu cơ địa của bé đáp ứng với phương pháp điều chữa này thì bệnh sẽ nhanh khỏi và ngược lại. 

Trong những trường hợp chữa chàm sữa cho bé bằng lá trầu không tình hình không được cải thiện thì mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chữa kịp thời.

Trên đây là những lưu ý cũng như cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không. Hy vọng với những chia sẻ này các mẹ đã có thêm kiến thức trong việc nên áp dụng phương pháp này trong trường hợp nào thì đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc các mẹ thành công.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…