Giúp mẹ nhận biết dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh rõ ràng nhất
Giúp mẹ nhận biết dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh rõ ràng nhất
Viêm da ở trẻ sơ sinh là bệnh lý phổ biến thường gặp, khiến trẻ ngứa ngáy, bỏ sữa, quấy khóc. Vậy đâu là những dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý?
Xem thêm:
- Lưu ý đặc biệt về bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh
- Top 5 bệnh viêm da phổ biến nhất và cách điều trị
- 7 điều cần biết về viêm da đầu ở trẻ em
1. Dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa, mùa lạnh, khi thời tiết hanh khô bệnh sẽ bùng phát mạnh mẽ nhất. Trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi sẽ bắt đầu có biểu hiện của bệnh.
Dấu hiệu cấp tính
- Xuất hiện những đốm đỏ hình tròn, mọc chi chít kèm theo mụn đỏ li ti có mủ bên trong.
- Ở giai đoạn này trẻ thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Sau một thời gian những mụn nước này bị vỡ ra, lây lan sang vùng da bên cạnh tạo thành những mụn mủ lớn.
- Khi những mụn mủ này vỡ sẽ khô lại, đóng thành vảy màu vàng nâu, không bong tróc.
Dấu hiệu mạn tính
- Là khi bệnh thường tái phát đi tái phát lại nhiều lần.
- Trên da xuất hiện đốm đỏ dài, sần sùi, bong vảy.
- Xuất hiện tình trạng chảy nước vàng, rối loạn sắc tố da.
2. Dấu hiệu viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu ( viêm da bã nhờn hay “cứt trâu”) thường xuất hiện từ sau khi bé được sinh ra và theo thời gian viêm da dầu sẽ thuyên giảm dần. Tầm sau 2 tuổi bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên một số trường hợp trẻ bị bệnh nặng hơn thì có thể kéo dài sau 2 tuổi.
- Dấu hiệu viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Mảng bám hoặc vảy dày xuất hiện nhiều trên da, đặc biệt là vùng da đầu, lông mày, mí mắt, cổ hoặc nách.
- Có dịch nhờn hoặc mụn mủ màu trắng hoặc màu vàng xuất hiện trên vùng da bị bệnh.
- Một số vùng da có hiện tượng kích ứng gây đỏ.
- Da bị bong tróc vảy trắng, thường gọi là gàu hay “cứt trâu” theo tên gọi dân gian.
Xem thêm: Viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
3. Dấu hiệu viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Viêm da mủ khởi phát khi gặp các điều kiện như vệ sinh da không sạch sẽ, sức đề kháng yếu, da bị trầy xước, rối loạn tiêu hóa… Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ thường bùng phát nhiều nhất là vào mùa hè, khi cơ thể tiết nhiều mô hôi, nhờn, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh.
Dấu hiệu viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do tụ cầu khuẩn
- Viêm nang lông nông: tại vị trí chân lông với hiện tượng sưng đỏ và đau, sau đó chuyển thành các mụn mủ nhỏ. Khi những mụn mủ khô lại thì sẽ hình thành nên vảy da. Những vảy da này sẽ không bong ra và không để lại sẹo, không gây ngứa
- Viêm nang lông sâu: lỗ chân lông bị sưng tấy, nổi mụn mủ thành từng đám hoặc rải rác. Trên bề mặt mụn thường cứng, khi nặn có mủ chảy ra, gây ngứa.
- Mụn nhọt: mụn nhọt xuất hiện trên da, bên trong có mủ, gây đau. Mụn thường có nhiều ngòi như tổ ong. Mụn nhọt thường có độc tính cao, có thể kéo dài dai dẳng gây đau nhức, làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Trong nhiều trường hợp có thể bị nhiễm khuẩn huyết.
Dấu hiệu viêm da mủ do liên cầu khuẩn ở trẻ sơ sinh
- Chốc: trên da xuất hiện những bọng nước rồi nhanh chóng biến thành bọng mủ. Mủ sẽ từ đục từ dưới chân bọng nước lên, sau một thời gian sẽ vỡ ra đóng thành vảy và tiết dịch vàng.
- Hăm kẽ: Vùng da bị hăm kẽ sẽ xuất hiện các đám đỏ, trượt, tiết dịch. Hăm kẽ thường mỏng, gây đau rát, xuất hiện ở những vùng nếp gấp trên da như cổ, bẹn, mông, sau tai, rốn.
4. Dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh do tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh có thể đến từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu do côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng.
Dấu hiệu viêm da tiếp xúc do dị ứng ở trẻ sơ sinh
- Khô da, nứt nẻ, bong vảy hoặc đỏ, rộp da.
- Ngoài ra ngứa và cảm giác khó chịu cũng rất phổ biến.
- Nổi mụn nước, sưng, rò rỉ dịch và đóng vảy đôi khi cũng xảy ra.
- Nóng hoặc đau ở vùng da bị viêm da tiếp xúc.
Dấu hiệu viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn ở trẻ sơ sinh
- Tại vị trí côn trùng đốt, bị chà xát xuất hiện phản ứng viêm da.
- Ban đầu chỉ có một hoặc vài đám da đỏ, dài như vết cào xước, hơi phù nề, kích thước từ vài mm đến cm.
- Sau vài giờ hoặc một ngày xuất hiện mụn nước, bọng nước, vùng da dát đỏ, đau đớn.
- Nếu nhẹ, trẻ chỉ cảm thấy rát, ngứa, nổi một vài vết đỏ lấm tấm kèm mụn nước, mụn mủ nhỏ.
- Sau 3-5 ngày, vết đốt khô và không xuất hiện phỏng nước, bọng mủ.
- Nếu nặng hơn, tại vết đốt có bọng nước, bọng mủ nông lan rộng, có thể trợt loét, hoại tử.
5. Điều trị viêm da ở trẻ sơ sinh
Viêm da ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm, có thể khỏi nếu mẹ giữ vệ sinh cho trẻ đúng cách hoặc áp dụng một số mẹo dân gian như tắm lá thuốc.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng có thể dùng kem bôi thảo dược, với công thức mô phỏng các bài thuốc dân gian, vô cùng dịu nhẹ để dùng cho trẻ sơ sinh. Thực tế, kem bôi là phương pháp điều trị được nhiều mẹ áp dụng giúp làm giảm những triệu chứng, dấu hiệu nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.
Một số loại kem bôi như hồ nước, kem kẽm, protopic, kháng histamin là những sản phẩm được lựa chọn để chữa bệnh.
Khi lựa chọn kem bôi cho bé mẹ nên lựa chọn sản phẩm có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi chức năng hàng rào của da.
Lựa chọn kem bôi có nguồn gốc thiên nhiên, không nên chọn các loại kem bôi có chứa paraben hay corticoid.
Kem EmBé được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên chuyên biệt có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, dưỡng ẩm và bảo vệ làn da của trẻ nhỏ là cánh tay phải của mẹ trong việc điều trị bệnh ngoài da
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức chi tiết nhất về cách nhận biết dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh theo từng nhóm bệnh. Hãy chia sẻ cùng chúng tôi về những kinh nghiệm trong nhận biết dấu hiệu và điều trị viêm da cho trẻ sơ sinh an toàn nhé.