Top 5 bệnh viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi nguy hiểm và cách chữa trị
Top 5 bệnh viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi nguy hiểm và cách chữa trị
Viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi là một căn bệnh thường mắc phải ở các bé có làn da nhạy cảm. Phụ huynh cần nắm rõ những thông tin xung quanh căn bệnh này để bảo vệ bé. Tham khảo từ bài viết chi tiết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Điểm danh các bệnh viêm da ở trẻ nhỏ thường gặp – mẹ cần biết
- Viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, nên điều trị thế nào?
1. Viêm da cơ địa ở trẻ 3 tháng tuổi
Báo cáo từ Viện Da liễu Trung ương cho thấy, có đến 20% trẻ dưới 1 tuổi bị viêm da cơ địa và 60% trong số đó phát bệnh ngay trong 5 tháng đầu đời. Việc điều trị dứt điểm viêm da cơ địa còn gặp nhiều khó khăn với tỉ lệ dứt bệnh ở tuổi thiếu niên chỉ khoảng 50%. Một nửa còn lại bệnh có thể tiến triển và kéo dài cho đến khi trẻ trường thành.
1.1. Dấu hiệu, triệu chứng viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà bé có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng dưới đây:
- Giai đoạn cấp tính
Bệnh xuất hiện đột ngột và diễn tiến nhanh với các triệu chứng: Xuất hiện đám đỏ trên da với ranh giới không rõ ràng, các sẩn xuất hiện đơn độc hoặc thành từng đám trên da, mụn nước xuất hiện nhưng không có vẩy da. Ở giai đoạn này, nếu bé gãi nhiều có thể gây ra những vết trợt xước làm tăng nguy cơ bội nhiễm tụ cầu gây ra các mụn mủ khó điều trị.
Viêm da cơ địa ở trẻ 3 tháng tuổi thường xuất hiện tại các vùng trán, má, cằm và lan ra các vị trí trên tay, chân, thân người.
- Giai đoạn bán cấp
Triệu chứng ở giai đoạn này có thể tương tự với giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, triệu chứng thường nhẹ hơn, da không có biểu hiện phù nề hay tiết dịch.
- Giai đoạn mạn tính:
Giai đoạn này được xác định khi bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Vùng da bị viêm có dấu hiệu bị thâm, ranh giới rõ ràng với vùng da thường, hiện tượng lichen hóa với các nốt sẩn đỏ, tím hình đa giác xuất hiện trên bề mặt da. Da có thể bị nứt và gây đau đớn cho bé.
Viêm da cơ địa giai đoạn cấp tính thường xuất hiện ở vị trí các nếp gấp lớn trên cơ thể, lòng bàn tay, chân gáy, cổ tay, cẳng chân…
Xem thêm:
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ 3 tháng tuổi thường do người thân có tiền sử từng mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như hen, viêm xoang, dị ứng, mề đay.
Ngoài ra, thời tiết thay đổi hay một số nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, cá, nhộng… cũng có thể trở thành nguyên nhân khởi phát bệnh lý viêm da cơ địa.
1.3. Cách điều trị viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi do cơ địa
Mục tiêu chính trong điều trị viêm da cơ địa là khắc phục và giảm nhẹ triệu chứng cho bé. Quá trình điều trị đòi hỏi sự sát sao của cha mẹ và cần có sự hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp:
Giai đoạn cấp tính
Trong giai đoạn này, mẹ nên cho bé sử dụng các loại kem bôi có nguồn gốc thiên nhiên như Kem EmBé.
Kem EmBé có chứa bộ đôi Nano curcumin, Cúc la mã có tác dụng giảm viêm ngứa, tái tạo vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo. Kẽm Oxyd, Vitamin E, tinh dầu hạnh nhân duy trì và phục hồi độ ẩm cho làn da, tạo màng bảo vệ da khỏi vi khuẩn. Nhờ đó, bé hết đau ngứa, ngăn ngừa và điều trị viêm da hiệu quả.\
Giai đoạn bán cấp và mạn tính
Thuốc điều trị viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi trong giai đoạn này gồm có:
- Corticosteroid: tác dụng chống viêm, khắc phục nhanh triệu chứng của bệnh.
- Tacrolimus: Một loại chống viêm dùng để thay thế corticosteroid. Tacrolimus có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ như Corticoid.
- Histamin: Kiểm soát triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy cho bé.
Ngoài ra, một số trường hợp có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác như: UVA, UVB hay sử dụng các thuốc cyclosporin
Việc sử dụng các thuốc điều trị có thể thay đổi khác nhau dựa trên mức độ và triệu chứng mà trẻ gặp phải. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bố mẹ cần đưa con tới thăm khám tại bệnh viện và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
1.4. Cách phòng tránh bệnh viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm da hoặc bệnh trở nặng, tái phát, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau trong quá trình chăm sóc cho con:
- Vệ sinh vùng miệng và mặt cho bé sau khi bé bú hoặc ăn. Nếu vùng da này bị viêm, mẹ cần bôi một lớp kem dưỡng ẩm cho con sau khi vệ sinh sạch sẽ.
- Lựa chọn chất liệu bông, cotton mềm mại cho quần áo, khăn tắm cho con để tránh cảm giác khó chịu khi cọ xát với vùng da bị viêm.
- Duy trì nhiệt độ ổn định trong phòng ngủ hay phòng sinh hoạt hàng ngày của bé. Tránh để bé đổ nhiều mồ hôi vì nóng hay da bị khô rát vì nhiệt độ quá thấp.
- Không để bé tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa hóa học để tránh kích ứng vùng da bị viêm.
- Với mỗi phương pháp điều trị, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra lại nếu bệnh không có dấu hiệu tiến triển hoặc tiến triển xấu sau khoảng 2 ngày điều trị.
2. Viêm da ở trẻ dưới 1 tuổi – viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra do những tác nhân bố mẹ ít để ý và có thể bị bội nhiễm nếu không được khắc phục kịp thời.
2.1. Dấu hiệu, triệu chứng
Mẹ có thể nhận biết bệnh lý viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ bằng các dấu hiệu đặc trưng như:
- Mảng da đỏ bị bong tróc ở các vị trí như mặt, sau tai, da đầu và có xu hướng lan rộng sang khu vực khác sau vài ngày nếu không điều trị.
- Vùng da sau khi bị bong có cảm giác dày hơn và sẫm màu lại như một vùng bị thâm.
- Khu vực da bị mề đay có thể bị rách, vỡ sau khi gãi dẫn đến bội nhiễm.
2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính xác gây viêm da tiếp xúc dị ứng vẫn là một điều bí ẩn của y học. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, có một số yếu tố có thể thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể
- Da bé bị bí bách do không được vệ sinh sạch sẽ, đổ nhiều mồ hôi, sữa tắm không phù hợp…
- Môi trường sống bị ô nhiễm: nhiều bụi bẩn, khói thuốc, lông động vật…
- Tổn thương hở tạo điều kiện cho nấm mốc xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể.
- Thời tiết biến động liên tục, quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý của da, khiến da bị mất độ ẩm và dễ bị kích ứng.
- Những bé sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh dị ứng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những bé bình thường.
- Trẻ nhỏ cũng có thể bị căng thẳng, stress. Khi tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và tăng cường nguy cơ bị viêm da dị ứng.
2.3. Cách điều trị viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi do tiếp xúc dị ứng
Cũng như các bệnh lý khác, viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ 3 tháng tuổi được điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, cơ thể trẻ rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài nên mẹ cần cực kỳ thận trọng khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào cho con.
Điều trị viêm da dị ứng trong giai đoạn này hướng tới mục đích khắc phục triệu chứng và giảm bớt khó chịu cho trẻ.
Một số loại thuốc được sử dụng bao gồm:
- Kem bôi kháng histamin giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy cho bé.
- Kem bôi Steroid: Giúp ngăn chặn phản ứng viêm và giảm mức độ tổn thương trên da bé.
- Kháng sinh dưới dạng kem bôi: Sử dụng trong các trường hợp vùng da viêm xuất hiện hiện tượng nhiễm khuẩn, bội nhiễm
Trong suốt thời gian điều trị, mẹ cần giám sát tình trạng tiến triển của bệnh và thông báo cho bác sĩ biết nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn.
2.4. Cách phòng tránh bệnh viêm da ở trẻ dưới 1 tuổi do tiếp xúc dị ứng
- Có biện pháp tăng cường sức đề kháng cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
- Hạn chế sử dụng các loại xà phòng thơm. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm sữa tắm có độ pH phù hợp để không làm tổn hại đến da và ngăn ngừa nguy cơ da bị kích ứng.
- Đảm bảo bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để có nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và theo dõi chặt chẽ khi con bước vào giai đoạn tập ăn dặm.
3. Viêm da dầu ở trẻ 3 tháng tuổi ( viêm da tiết bã)
Viêm da tiết bã là tình trạng thường gặp ở khoảng 10% trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi. Bệnh có thể tự khỏi hoặc kéo dài cho đến khi được điều trị.
3.1. Dấu hiệu, triệu chứng
Triệu chứng viêm da tiết bã nhờn khá đặc trưng và dễ nhận biết:
- Vị trí xuất hiện: Thường là ở vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, dưới mày, sau tai…
- Biểu hiện: Xuất hiện những vảy màu vàng, trắng bám trên lông, tóc giống như gàu. Vảy có thể là khô cứng hoặc hơi nhờn. Ở trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã trên da đầu thường được gọi là “cứt trâu”.
3.2. Nguyên nhân gây bệnh
Viêm da tiết bã thường xuất hiện khi các tuyến tiết trong cơ thể hoạt động quá mức làm lượng dầu, nhờn tiết ra nhiều bất thường. Có hai giả thuyết được các chuyên gia đưa ra để giải thích cho tình trạng này:
- Giả thiết 1: Hormon truyền từ mẹ sang con trước khi sinh kích thích hoạt động của các tuyến tiết trong cơ thể bé
- Giả thiết 2: Một loại nấm men có tên là malassezia cùng với vi khuẩn phát triển quá mức trong bã nhờn được tiết ra trên cơ thể trẻ và gây bệnh.
Xem thêm:
3.3. Cách điều trị viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi
Viêm da tiết bã có thể tự hết sau một thời gian. Trong thời gian này, mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm cho bé. Mẹ nên lựa chọn các loại dầu gội chuyên biệt cho trẻ sơ sinh kết hợp với dùng bàn chải mềm để loại bỏ các vảy da khi tróc ra.
Nếu phương pháp trên không đem lại hiệu quả, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị cụ thể. Các thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này bao gồm:
- Ketoconazole 2% để trong trường hợp phát hiện nấm men trong dịch bã nhờn của bé.
- Kem hydrocortisone nồng độ thấp để khắc phục triệu chứng viêm và tấy đỏ.
Lưu ý: Hai nhóm thuốc trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Do vậy, mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
3.4. Cách phòng tránh bệnh
Viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi đặc biệt là viêm da tiết bã ở trẻ có thể phòng ngừa được nếu mẹ thực hiện những điều sau:
- Bổ sung Vitamin B trong thời kỳ mang thai: Vitamin B ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của tế bào da. Mẹ bổ sung Vitamin B đầy đủ khi mang thai sẽ giúp con có một làn da khỏe mạnh và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh viêm da tiết bã khi chào đời. Để biết được hàm lượng phù hợp, mẹ cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa: vitamin E, C, Omega-3 trong chế độ ăn của mẹ. Nhóm dưỡng chất này tốt cho sức khỏe của da và bé có thể hấp thu qua sữa mẹ.
- Giữ gìn môi trường sống của bé luôn sạch sẽ để hẹn chế tối đa những tác động không tốt lên da của con.
4. Viêm da mủ ở trẻ dưới 1 tuổi
Viêm da mủ là bệnh lý xuất hiện khi có hiện tượng loạn khuẩn trên da của trẻ do liên cầu và tụ cầu phát triển một cách quá mức. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu hay liên cầu mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.
4.1. Viêm da mủ ở trẻ dưới 1 tuổi do tụ cầu khuẩn
Tụ cầu khu trú chủ yếu là trong nang lông. Vậy nên, bệnh thường biểu hiện bằng các mụn mủ ăn khớp với lỗ chân lông. Các mụn này có thể nằm rải rác hoặc xuất hiện thành cụm ở nhiều vị trí trên cơ thể trừ lòng bàn tay, bàn chân.
4.1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh là do sự phát triển quá mức của tụ cầu khuẩn trên da bé mà không được vệ sinh hàng ngày hoặc tiếp xúc với những người có nguồn bệnh.
Tùy theo từng thể bệnh mà bé sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau:
- Thể viêm nang lông nông: Xuất hiện hiện tượng sưng đỏ ở các lỗ chân lông sau đó hình thành các mụn chứa mủ. Sau vài ngày, mụn khô lại tạo thành vảy tròn màu nâu sẫm và bong ra.
- Thể viêm nang lông sâu: Các biểu hiện ban đầu tương tự như ở thể viêm nang lông nông. Tuy nhiên, các mụn mủ có chân sâu hơn, mụn to và chứa nhiều dịch phải nặn loại bỏ mủ trong mụn.
- Thể đinh nhọt: Ban đầu xuất hiện các u đỏ mềm quanh lỗ chân lông. Sau đó, xuất hiện dịch mủ trắng ở các u này tạo thành nhọt. Sau 8 – 10 ngày, các nhọt cứng lại, nặn ra một “ngòi” đặc để lại một lỗ rỗng gây sẹo. Thể đinh nhọt có thể gây ra các phản ứng toàn thân như nổi hạch, sốt nóng.
- Thể nhọt ổ gà: Do nang lông và tuyến mồ hôi ở nách viêm khiến nách bị nổi cục sưng đỏ. Các cục này có thể nằm rải rác hoặc thành cụm và chứa mủ
4.1.2. Cách điều trị viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi
Tương đương với mỗi thể bệnh, phác đồ điều trị sẽ bao gồm các loại thuốc khác nhau:
- Thể viêm nang lông nông: Sát trùng vùng da bị viêm bằng cách chấm cồn I-ốt 1-3%,hoặc dung dịch xanh methylen 1%. Kết hợp với bôi mỡ chlorocid 1% để giữ ẩm và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn.
- Thể viêm nang lông sâu: Cần sát khuẩn tại chỗ bằng cồn I-ốt hoặc xanh methylen. Sau đó bôi mỡ kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn: Penicillin, Chlorocid 1%. Trường hợp nặng, bé có thể phải sử dụng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc giải cảm hoặc tiêm vaccin tụ cầu.
- Thể đinh nhọt: Chấm cồn I-ốt 3-5% để sát khuẩn bị nhọt mới nổi còn cứng. Khi nhọt đã nặn ngòi cần chấm xanh methylen và bôi mỡ kháng sinh. Kháng sinh toàn thân có thể tiêm bắp ceftriaxon 1g/ngày trong khoảng 5-7 ngày.
- Thể nhọt ổ gà: Dùng xanh methylen để sát khuẩn kết hợp dùng với mỡ kháng sinh và kháng sinh tiêm cho toàn thân.
Lưu ý: Các thuốc trên phải được bác sĩ trực tiếp kê đơn và giám sát trong quá trình điều trị. Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị cho con.
4.1.3. Cách phòng tránh bệnh
Để phòng viêm da mủ do tụ cầu mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé thường xuyên, tránh để các dịch tiết của cơ thể làm da bị bí bách và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hình thành bệnh.
4.2. Viêm da mủ do liên cầu khuẩn ở trẻ 3 tháng tuổi (Viêm da liên cầu)
4.2.1. Dấu hiệu, triệu chứng của viêm da liên cầu
Viêm da mủ do liên cầu có nhiều thể bệnh. Mỗi thể bệnh khác nhau sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.
- Thể chốc lây: Biểu hiện ban đầu là các mụn với bao da lùng nhùng. Theo thời gian, các mụn này căng và dịch trong mụn chuyền từ trong sang đục. Khi các mụn chốc lây vỡ sẽ để lại những vết trợt nông và không gây sẹo. Chốc lây thường bắt đầu ở vùng đầu, mặt, cổ sau đó lan ra các chi.
- Thể chốc loét: Thể chốc loét có dấu hiệu ban đầu tương tự chốc lây. Tuy nhiên, sau khi bị vỡ, các chốc loét sẽ tạo thành các vảy ốc sẫm màu. Dưới lớp vảy này là vết loét rớm mủ, tiến triển dai dẳng và rất khó điều trị
- Thể hăm kẽ: Thường xuất hiện ở các nếp gấp lớn trên cơ thể. Tại các nếp gấp này xuất hiện các đám trợt đỏ, rớm dịch và da dễ bị tróc gây đau rát cho trẻ.
- Thể chốc mép: Biểu hiện của thể chốc mép là hai bên mép bị nứt, rớm dịch dễ bị tróc vảy, chảy máu và đau rát
- Thể viêm quầng: Trẻ bị sốt cao, co giật đôi kèm theo đau đầu, nôn mửa. Vùng da bị viêm quầng có dấu hiệu đỏ, bóng và phù cao hơn so với mặt bằng của da. Diện tích của vết quầng có thể lên đến vài chục cm. Ở giữa vùng quầng có vết loét mủ thậm chí là hoại tử.
4.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh trong các trường hợp này là do sự phát triển quá mức của liên cầu khuẩn. Liên cầu khuẩn có thể gây bệnh đơn độc hoặc kết hợp đồng thời với tụ cầu.
4.2.3. Cách điều trị viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi
Cách điều trị viêm da mủ do liên cầu ở trẻ dưới 1 tuổi dựa trên thể bệnh để lựa chọn thuốc điều trị
- Thể chốc lây: Chọc mủ bằng kim đã sát trùng chú ý lau sạch mủ để tránh lan ra các vùng da lân cận. Sát trùng vết thương bằng dung dịch xanh methylen 1% kết hợp với bôi mỡ kháng sinh clorocid 1% . Trường hợp bé bị ốm sốt có thể kết hợp uống thêm kháng sinh.
- Thể chốc loét: Các vết loét sau khi bong vảy được sát trùng bằng dung dịch thuốc tím 1/4000 sau đó bôi mỡ kháng sinh. Trường hợp nặng cần kết hợp sử dụng thêm kháng sinh đường uống.
- Thể hăm kẽ: Rửa các nếp kẽ bằng thuốc tím 1/4000 sau đó bôi hồ nước để làm se vùng tổn thương. Khi các kẽ hăm khô, bôi thêm kem kháng sinh như Fucidin và tắc bột Talc boric 3%
- Thể chốc mép: Chấm các vết chốc mép bằng dung dịch Nitrat bạc 0,25% kết hợp với bôi mỡ kháng sinh neomycin.
- Thể viêm quầng: Điều trị viêm quầng phải sử dụng các phác đồ mạnh mẽ ngay từ đầu với các kháng sinh như: Lincomycin, Gentamycin… dưới dạng tiêm bắp. Một số trường hợp có thể phải dùng đến Claforan, Rocephin. Các thuốc điều trị triệu chứng kèm theo bao gồm: thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, an thần và các loại vitamin. Viêm quầng là một trong những trường hợp viêm da có thể gây nguy hiểm tới cơ thể trẻ, vậy nên, mẹ bắt buộc phải đưa bé đến bệnh viện và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.
4.2.4.Cách phòng tránh bệnh
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé, đặc biệt các vùng tiết nhiều bã nhờn, các vùng nếp kẽ của cơ thể
- Không cho bé sử dụng đồ dùng với những người bị bệnh.
5. Viêm da tiếp xúc ở trẻ 3 tháng tuổi do côn trùng cắn
Viêm da tiếp xúc do côn trùng là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của côn trùng.
5.1. Dấu hiệu, triệu chứng
Sau khi dịch côn trùng tiếp xúc với da, bé có thể cảm thấy ngứa ngáy hoặc bỏng rát. Vùng da tiếp xúc có thể bị đỏ, nề và sưng tấy, xuất hiện các mụn nước hoặc bọng mủ. Một số trường hợp trên da xuất hiện các vết loét đọng dịch ở giữa.
5.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh là do các loại côn trùng thường gặp như: sâu róm; kiến ba khoang, giời leo, rết, một số loại bướm…
5.3. Cách điều trị viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi
Việc đầu tiên mẹ cần làm là vệ sinh sạch dịch tiết trên vùng da tiếp xúc. Sau đó, mẹ dùng các kem bôi có tác dụng làm dịu da và ức chế các phản ứng viêm. Nếu thấy xuất hiện tình trạng bội nhiễm ở vết thương, bé có thể phải được dùng thêm kháng sinh điều trị. Giai đoạn cuối, mẹ dùng thêm các loại kem bôi kích thích tái tạo da để tránh để lại sẹo
Lưu ý: Trước khi dùng bất cứ loại thuốc gì cho bé, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
5.4. Cách phòng tránh bệnh
- Ở vùng nông thôn nhiều côn trùng, mẹ nên đóng cửa vào buổi tối và bật ít đèn để tránh thu hút côn trùng
- Trước khi đi ngủ cần kiểm tra chăn màn, nôi, võng của bé để đảm bảo không có côn trùng gây hại
- Mắc màn cho bé khi ngủ
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
- Khi côn trùng bám vào da bé, mẹ không được đạp nát để tránh dịch tiết côn trùng bám vào da
- Kiểm tra cả nguồn nước và khăn mặt, quần áo khi tắm cho bé.
6. Viêm da ở trẻ 6 tháng tuổi có khác viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi không?
Về cơ bản cấu trúc da ở trẻ 6 tháng tuổi không có quá nhiều sự khác biệt với cấu trúc da ở trẻ 3 tháng tuổi. Do vậy, viêm da ở trẻ 6 tháng tuổi không có nhiều khác biệt với viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi và được phân loại chung vào nhóm viêm da ở trẻ dưới 1 tuổi.
Tuy nhiên với trẻ 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu vận động nhiều hơn nên có khả năng bị viêm da dị ứng tiếp xúc cao hơn. Thay vào đó, các loại viêm da bẩm sinh như viêm da tiết bã ở trẻ 6 tháng tuổi sẽ ít hơn viêm da tiết bã ở trẻ 3 tháng tuổi.
Làn da của bé 6 tháng tuổi và 3 tháng tuổi đều rất mỏng manh nên cha mẹ cần đặc biệt cần thận khi sử dụng các biện pháp dùng thuốc chữa viêm da cho trẻ dưới 1 tuổi. Mọi thông tin điều trị cần được sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng cho bé.
Tất cả những thông tin về các bệnh viêm da ở trẻ 3 tháng tuổi đã được chúng tôi cung cấp trong bài viết này. Hy vọng mẹ sẽ có những lựa chọn sáng suốt để bảo vệ bé yêu của mình.
Nguồn tham khảo:
(1) Copyright 2000-2019 Schmitt Pediatric Guidelines LLC. Eczema. Truy suất tại: https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/eczema/
(2) By Joseph Bennington-CastroMedically Reviewed by Ross Radusky, MD. An Essential Guide to Baby Eczema: Causes, Symptoms, Treatment, and More. Truy suất tại: https://www.everydayhealth.com/eczema/guide/baby-eczema/