Cách trị hăm tã mùa đông hiệu quả mà rất đơn giản
Cách trị hăm tã mùa đông hiệu quả mà rất đơn giản
Thời tiết vào đông cũng là thời điểm mà trẻ nhỏ dễ bị hăm tã do mẹ sợ bé lạnh nên ít thay tã, không vệ sinh thường xuyên cho bé. Tuy nhiên, hăm tã sẽ không còn là nỗi lo nếu mẹ biết các cách trị hăm tã cho bé vào mùa đông hữu hiệu dưới đây.
Các bài thuốc dân gian trị hăm tã cho bé vào mùa đông
Với những vùng hăm tã nhẹ, chưa nổi mụn nước, chưa lan rộng thì mẹ có thể áp dụng những vị thuốc dân gian dưới đây.
1.Lá trầu không
Công dụng: Theo đông y trầu không có tính ấm, vị cay nồng, có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng. Do đó lá trầu rất tốt để trị hăm tã ở trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 3 – 4 lá trầu tươi, nên chọn lá vừa, không bị non quá và cũng không bị vàng.
- Sau đó rửa sạch rồi cho vào nồi đun với lượng nước vừa phải đến khi sôi thì tắt bếp để một lúc để nước nguội dần.
- Tiếp theo mẹ dùng khăn màn sạch thấm nước trầu để rửa các vùng da bị hăm và các nếp gấp.
- Thực hiện liên tục 1 lần/ngày trong khoảng 1 tuần thì tình trạng hăm tã ở bé sẽ thuyên giảm đáng kể.
2.Lá khế
Công dụng: Theo đông y, lá khế có tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, nên có thể dùng chữa các chứng ung nhọt, lở ngứa do huyết nhiệt. Vì vậy sử dụng lá khế để trị hăm tã cho bé mang lại hiệu quả bất ngờ.
Cách thực hiện:
- Mẹ dùng một năm lá khế tươi, rửa sạch rồi để rá, cho vào cối giã nát cùng với 1 chút muối.
- Tiếp đến cho thêm nước sôi để nguội vào rồi chắt lấy nước.
- Sử dụng nước vừa chắt được bôi lên vùng da bị hăm của bé.
- Thực hiện 1 lần/ngày.
3.Lá chè xanh giảm viêm, tiêu sưng
Cách trị hăm tã mùa đông bằng lá chè xanh từ lâu được các mẹ áp dụng hiệu quả và lá chè xanh cũng khá dễ kiếm ở trong vườn nhà.
Công dụng: Trong lá trà xanh có chứa tanin là chất sát khuẩn, khử trùng tự nhiên, đồng thời giảm ngứa, sưng hiệu quả. Tinh chất trong lá chè xanh cũng có tác dụng săn se da, ngăn ngừa vi khuẩn.
Cách thực hiện:
- Mẹ dùng một nắm lá chè tươi, rửa sạch rồi đun nước tắm cho bé, đặc biệt chú ý tắm ở vùng da bị hăm.
- Trong trường hợp không có lá chè tươi thì sử dụng trà túi, trà phơi khô đều được.
- Mẹ nên tắm cho con bằng lá chè thường xuyên không những giúp giảm hăm tã và còn giúp bảo vệ da con khỏi những tác động xấu của môi trường.
- Mẹ nên thực hiện 1 lần/ngày.
4.Cách trị hăm tã mùa đông bằng lá cây mã đề
Công dụng: Theo đông y mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi thẳng vào các kinh, can, thận, bàng quang, có công dụng trị mẩn ngứa, hăm da ở trẻ nhỏ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm với một nước muối loãng để cho sạch hơn rồi để ráo nước.
- Sau đó vò nát lá mã đề rồi nhẹ nhàng thoa trực tiếp lên vùng da bị hăm tã của bé. Những tinh chất có trong lá mã đề sẽ làm dịu và làm lành những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.
- Thực hiện 1 lần/ngày.
5.Búp ổi non trị hăm tã hiệu quả
Công dụng: Lá búp ổi non có vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng, giải độc, đặc biệt là có khả năng kháng khuẩn, làm se vết thương, giúp vết thương nhanh lành. Chính vì vậy búp ổi được nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng sử dụng làm cách chữa hăm tã mùa đông cho bé.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 nắm búp ổi non, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với một lượng nước vừa phải.
- Sau khi đun sôi thì tắt bếp và để đến lúc nước ấm ấm thì dùng để rửa hoặc tắm cho con.
- Với cách làm này để đạt hiệu quả tốt nhất thì mẹ nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày và kiên trì thực hiện liên tục, đều đặn cho tới khi bé hết hăm tã.
Cách trị hăm tã chó bé vào mùa đông bằng kem bôi
Do làn da của trẻ nhỏ mỏng manh và khá nhạy cảm, do đó việc sử dụng thuốc điều trị cần hết sức cẩn thận. Thay vào đó bố mẹ nên lựa chọn:
- Những loại kem chống hăm có tác dụng duy trì độ ẩm cho làn da của bé với thành phần chứa dexpanthenol (chất tiền vitamin B5).
- Sử dụng kem chống hăm có chứa lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu) để giúp da nhanh hồi phục mà không làm khô da hay bong vảy, trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả.
- Ngoài ra mẹ còn có thể sử dụng những loại kem bôi có thành phần Kẽm oxyd hay chiết xuất hydrocacbon cũng có hiệu quả tương tự.
- Sử dụng kem bôi có thành phần thiên nhiên
Kem Em Bé trị hăm tã cho bé vào mùa đông
Sản phẩm từ thiên nhiên luôn được các bác sĩ và bà mẹ khuyên dùng bởi tính an toàn, dịu nhẹ với làn da của bé, trong đó phải nhắc đến Kem EmBé.
Đây là sản phẩm đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi thành phần Kem EmBé là 100% từ thảo dược thiên nhiên với các công dụng:
- Tinh chất nghệ vàng (Nano curcumin) và Cúc La Mã là 2 loại dược liệu có chứa chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm viêm trên da, làm lành nhanh các tổn thương do hăm da, ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả.
- Kem EmBé có chứa kẽm Oxyd có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và làm săn da, chữa lành vùng da bị tổn thương, tạo mảng bảo vệ da khỏi các vi khuẩn gây hại.
- Vitamin E, D-panthenol, Allatonin giúp tăng cường độ ẩm, tái tạo vùng da bị tổn thương giúp cho da bé hồi phục nhanh hơn.
- Đặc biệt Kem EmBé không chứa corticoid, paraben nên rất an toàn với trẻ.
Lưu ý: Không lựa chọn những loại kem bôi có chứa thành phần corticoid vì sẽ gây nhờn thuốc và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Trong trường hợp sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bí quyết giúp trẻ không bị hăm tã vào mùa đông
Ngoài những cách trị hăm tã mùa đông ở trên, mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc và phòng tránh hăm tã cho trẻ. Mùa đông các mẹ thường đóng bỉm cho con thường xuyên hơn mùa hè để vừa giữ ấm cho con vừa tránh để con đi vệ sinh làm bẩn chăn, gối. Đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc vào mùa đông tình trạng bé hăm tã tăng lên rất nhiều.
Tuy nhiên với những bí quyết sau đây, mẹ sẽ không còn lo bé bị hăm tã vào mùa đông nữa:
- Thay tã, bỉm cho con thường xuyên.
- Luôn giữ ẩm da cho bé bằng sản phẩm phù hợp như Kem EmBé.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực đóng bỉm sau mỗi lần thay bỉm/tã.
- Lựa chọn tã/bỉm mềm, thoáng và thấm hút tốt, mềm mại cho bé yêu.
- Ngưng sử dụng bỉm/tã nếu thấy da bé có hiện tượng bị kích ứng ở vùng đóng bỉm.
- Sử dụng bỉm vừa kích cỡ với bé để bé được thoải mái.
- Bôi kem chống hăm để đề phòng bé bị hăm tã.
- Cuối cùng là ngay khi phát hiện bé có dấu hiệu hăm tã thì cần kịp thời chữa trị ngay.
Các sai lầm và lưu ý bố mẹ cần tránh khi con bị hăm tã
Những sai lầm mà các mẹ thường mắc phải khi chữa hăm tã ở trẻ nhỏ:
- Sử dụng phấn rôm: phấn rôm là nguyên nhân khiến da trẻ bị bít lỗ chân lông, dẫn tới hăm tã. Do đó việc sử dụng phấn rôm không những không trị hăm tã mà ngược lại còn làm cho tình trạng hăm tã tồi tệ hơn.
- Dùng sữa tắm có thành phần hóa học để tắm cho con: Các loại sữa tắm hóa học sẽ làm cho tình trạng hăm tã ở trẻ nặng hơn do có các chất kích ứng với làn da của bé. Do đó khi trẻ bị hăm tã mẹ nên lựa chọn loại sữa tắm organic để tắm cho con.
- Sử dụng sản phẩm trị hăm tã có tác dụng nhanh chóng: Các sản phẩm trị hăm tã có tác dụng nhanh chóng thường có chứa corticoid, là thành phần được khuyến cáo không nên dùng để bôi cho trẻ nhỏ.
- Đóng bỉm cho bé quá lâu: Việc đóng bỉm quá lâu sẽ làm cho da bé bị bít lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động gây hăm tã ở trẻ.
- Áp dụng các phương pháp chữa hăm tã cho trẻ theo phương pháp dân gian sai cách: Dù áp dụng bất kỳ cách chữa hăm tã cho con theo cách nào thì việc sử dụng sai liều lượng, điều trị sai cách cũng sẽ mang lại những hậu quả không lường. Do đó trước khi áp dụng bất kỳ cách điều trị nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra với cách trị hăm tã theo dân gian thường hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng bé.
Như vậy, đối với bé bị hăm tã thì với bất kỳ cách trị hăm tã mùa đông nào cho bé trước khi áp dụng mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mẹ cũng đừng quên dưỡng ẩm da cho con hàng ngày để da bé luôn mịn màng, phòng tránh hăm tã quay lại.
Mọi thông tin xin liên hệ qua website : Kemembe.com hoặc hotline 1800.8179