Những mối nguy hiểm khi bé bị muỗi đốt mà các mẹ nên biết
Những mối nguy hiểm khi bé bị muỗi đốt mà các mẹ nên biết
Có rất nhiều loại côn trùng khác nhau có thể tấn công trẻ nhỏ vì các bé chưa có khả năng tự bảo vệ. Đặc biệt là vào mùa hè thời tiết thuận lợi cho côn trùng sinh sôi, nảy nở thì bé càng dễ gặp nguy hiểm hơn. Loại phổ biến và hay gặp nhất ở nước ta là muỗi.
Muỗi có ở tất cả mọi nơi từ thành thị cho tới nông thôn, càng những khu vực không đảm bảo vệ sinh thì chúng càng có nhiều. Vậy khi bé bị muỗi đốt bé sẽ gặp những mối nguy hiểm nào, bài viết sau sẽ trả lời câu hỏi đó.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sịnh bị muỗi đốt bôi dầu dừa hiệu quả, dễ kiếm
- Bé bị muỗi đốt mưng mủ – dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần chú ý
- Giảm đau cho trẻ khi bị muỗi đốt như thế nào an toàn mà hiệu quả
1. Các triệu chứng khi bị muỗi đốt
Thông thường triệu chứng sau khi bị muỗi đốt, da bé có những dấu hiệu như: ửng đỏ kích thước lớn hơn đầu kim một chút, sau đó đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau vài ngày.
Một số trường hợp vết đốt mọng nước, ngứa, bé gãi dẫn đến trầy da khiến vết muỗi đốt lâu lành, đôi khi thành sẹo, một thời gian dài mới hết. Bị muỗi cắn, ngoài bị mẩn ngứa, sưng, tấy đỏ… bé có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm: sốt xuất huyết, viêm não…
Muỗi cắn có thể dẫn đến sốt xuất huyết
2. Cách phòng ngừa muỗi đốt
Những vết cắn của côn trùng thường khiến làn da mỏng manh của bé sưng đỏ, viêm tấy… Đây cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do đó, phòng ngừa muỗi đốt cho con là mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ. Một số cách phòng tránh như sau:
- Mặc quần áo sáng màu cho bé: Muỗi có xu hướng bị thu hút bởi những gam màu tối, do đó, mặc quần áo sáng màu cho bé là phương pháp phòng trừ bị muỗi đốt đơn giản, hiệu quả.
- Tránh các mùi thơm: Muỗi cũng bị thu hút bởi một số mùi hương cơ thể. Vì lý do này mà muỗi thường lựa chọn đốt một số cá nhân hơn những người khác trong đám đông. Vì vậy, không nên sử dụng xà phòng thơm, dầu gội… nước hoa cho trẻ.
- Luôn giữ cho bé sạch sẽ: Những trẻ ra nhiều mồ hôi cũng dễ bị muỗi tấn công bởi thế nên lưu ý luôn giữ cho cơ thể con được sạch sẽ.
- Mắc màn và kiểm tra trước khi đi ngủ là cách phòng ngừa muỗi đốt hiệu quả nhất.
Mắc màn trước khi đi ngủ là cách phòng ngừa muỗi đốt hiệu quả
3. Cách trị khi bị muỗi đốt
Những nốt muỗi đốt trên da trẻ, có thể áp dụng những phương pháp dân gian an toàn dưới đây để đặc trị hiệu quả.
3.1. Đối với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh làn da còn non nớt và dễ dị ứng với các loại côn trùng bởi sức đề kháng của trẻ kém, chưa thích nghi hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Nếu lỡ để muỗi cắn trẻ thì mẹ có thể chữa trị bằng một số mẹo chữa muỗi đốt cho bé an toàn như sau:
- Dùng sữa mẹ: Bạn vắt chút sữa mẹ rồi bôi trực tiếp lên nốt muỗi đốt và xoa nhẹ, một lúc lại bôi, bôi nhiều lần nốt muỗi đốt sẽ dịu đi.
- Dùng mật ong nguyên chất: Bạn thoa trực tiếp mật ong vào chỗ muỗi đốt cho bé và mát xa nhẹ, mật ong có khả năng kháng viêm hiệu quả, những nốt mẩn đỏ sẽ dần biến mất.
- Dùng sữa ong chúa (nếu có): Bạn bôi trực tiếp sữa ong chúa lên vùng da của bé, sữa ong chúa cũng có chứa nhiều kháng thể giúp chữa trị và ngăn ngừa viêm nhiễm cho bé.
- Dùng kem đánh răng có chứa bạc hà: Thoa chút kem đánh răng vào nốt muỗi đốt cho bé, bạc hà trong kem đánh răng sẽ giúp bé không bị ngứa và giảm phù nề, sưng đỏ do muỗi gây ra.
3.2. Với những bé lớn hơn
Với trẻ lớn hơn thường vui chơi trốn tìm, hoặc tìm tòi những đồ dùng vật dụng trong nhà để làm đồ chơi, đó là cơ hội dễ dàng để những chú muỗi đói meo bụng tấn công bé. Mẹ hãy áp dụng một vài mẹo chữa muỗi đốt cho bé đơn giản sau:
- Dùng đá viên: Lấy viên đá trong tủ, trườm luôn vào nốt muỗi đốt. Cách này giúp bé không bị ngứa và nổi cục.
- Dùng dầu khuynh diệp hoặc nước muối tinh pha đặc: khi muỗi đốt xong các mẹ xoa càng sớm càng tốt dầu khuynh diệp hoặc nước muối, để khoảng 15 phút rồi rửa sạch đi.
- Dùng khoai tây, nước cốt chanh, lá bạc hà, lá tía tô: Với khoai tây, lá bạc hà và lá tía tô, bạn vò nát rồi đắp trực tiếp lên chỗ muỗi đốt, nước cốt chanh xoa trực tiếp lên chỗ muỗi đốt.