Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Con nôn trớ nhiều lần trong ngày, mẹ massage đúng 7 huyệt vị này đảm bảo hết ngay, con ăn ngon, hết trớ!!

Con nôn trớ nhiều lần trong ngày, mẹ massage đúng 7 huyệt vị này đảm bảo hết ngay, con ăn ngon, hết trớ!!

Các mẹ ơi, chẳng biết thế nào mà dạo gần đây con gái em cứ uống sữa vào là bị trớ sữa liên tục khiến em lo lắng quá các mẹ ạ. Hồi bé mới được 2 tháng, chỉ cần mỗi lần uống sữa xong em bế đứng lên tầm 5 phút là ợ một cái rõ to rồi nằm xuống ngủ ngon lành.

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Hiện tượng nôn trớ khiến bé có thể trở nên khó chịu và chậm tăng cân. Các mẹ ơi, chẳng biết thế nào mà dạo gần đây con gái em cứ uống sữa vào là bị trớ sữa liên tục khiến em lo lắng quá các mẹ ạ. Hồi bé mới được 2 tháng, chỉ cần mỗi lần uống sữa xong em bế đứng lên tầm 5 phút là ợ một cái rõ to rồi nằm xuống ngủ ngon lành. Vậy mà bây giờ được 5 tháng thì tình trạng trớ sữa liên tục bắt đầu xuất hiện nhiều. Đôi lúc đang nằm chơi, chỉ cần vặn mình một cái là y như rằng sữa ở trong miệng lại trào ra, có khi em không kịp đỡ dậy thì lại bị tràn vào mũi khiến cả nhà được một phen thót tim. Sốt ruột quá nên em gọi cho đứa bạn làm bác sĩ để hỏi về nguyên nhân thì nó mới nói là có thể do con em bị đầy hơi, khó tiêu. Rồi nó chỉ em một vài cách massage cho bé giúp khắc phục tình trạng trên, em đã làm theo và thấy chuyển biến tốt hơn hẳn các mẹ ạ. Mừng quá nên em chia sẻ lên đây cho các mẹ nào cũng đang có con bị nôn trớ nhiều như con em thì áp dụng xem sao nhé.

Một số huyệt vị mẹ cầm massage cho bé để hạn chế tình trạng nôn trớ

Massage ngón tay cái và lòng bàn tay phía dưới ngón tay cái

Ngón tay cái và lòng bàn tay liền kề phía dưới được xem là 2 huyệt vị tác động trực tiếp đến dạ dày, lá lách và cảm xúc của trẻ. Vì thế, khi bé bị đầy hơi, khó tiêu, mẹ có thể sử dụng tay của mình để massage thật nhẹ nhàng và liên tục vào 2 vị trí đó của trẻ khoảng 3-4 lần khoảng 100-200 nhịp để cải thiện tình trạng này nhé.

Lòng bàn tay

Nếu bé vẫn khó chịu khi bị đầy hơi, mẹ có thể dùng ngón tay cái của mình để massage nhẹ lòng bàn tay của bé theo quỹ đạo quay vòng tròn, thực hiện luân phiên ở cả 2 lòng bàn tay của bé, duy trì động tác này trong khoảng thời gian từ 2-3 phút. Bên cạnh những tác dụng trên, động tác massage này sẽ giúp trẻ bợt cảm giác buồn nôn, táo bón và căng thẳng nữa đó nha các mẹ. Vậy nên nếu có thời gian, mẹ cứ massage cho bé vị trí này để giúp con được thư giãn nha.

Các ngón tay

Đây cũng là một trong những chiêu thức giúp khắc phục tình trạng đầy hơi, khó tiêu của trẻ. Đầu tiên mẹ hãy sử dụng ngón tay cái của mình để massage từng đốt ngón tay cho trẻ, trong khi tay còn lại cố định tay trẻ ngửa ra. Sau đó mẹ cố gắng thực hiện động tác một cách nhẹ nhàng, chậm rãi và duy trì từ 3-5 lần ở mỗi ngón tay của trẻ nha.

Phần lưng

Để thực hiện tốt thao tác này, mẹ hãy đặt bé nằm sấp và thật sự thoải mái. Tiếp theo mẹ lấy các ngón tay của mình massage thật cẩn thận phần lưng theo chiều xương sống rồi kéo dài ra toàn bộ phần lưng của trẻ. Duy trì thực hiện từ 5-10 lần sẽ giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động tốt hơn, giúp trẻ nhanh thoát khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu đấy ạ.

Vùng bụng

Mẹ hãy lấy lòng bàn tay của mình và đặt vào phần bụng vùng quang rốn của trẻ, sau đó xoay đúng chiều kim đồng hồ trong khoảng thời gian từ 5-10 phút. Đây là phương pháp massage giúp tăng khả năng kích thích sự chuyển động của ruột, giúp trẻ có thể đi ngoài một cách dễ dàng và thoải mái.

Sống lưng và cánh tay

Khi trẻ cảm thấy khó chịu, cáu gắt, không chịu ăn cũng không chịu ngủ, mẹ cần nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị đầy hơi, khó tiêu. Ngay lúc này mẹ hãy thực hiện massage phần sống lưng và cánh tay cho trẻ sẽ giúp cải thiện tình hình. Đầu tiên mẹ dùng 3 ngón tay massage trải dài theo chìu dọc của sống lưng trẻ, duy trì thực hiện khoảng 5-10 lần giúp trẻ được thư giãn. Đối với phần cánh tay của trẻ, mẹ cũng làm tương tự, kéo dài từ khuỷu tay cho đến phần cổ tay, thực hiện liên tục khoảng 100 lần để khắc phục tình trạng trên nhé.

Vùng rốn

Mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng rốn của trẻ theo hình vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ với trình tự lập lại khoảng 100 lần. Các động tác massage như trên cần được duy trì từ 5-10 phút hàng ngày, ngoài tác dụng chữa chứng đầy hơi, khó tiêu của trẻ, còn giúp bé ăn ngon hơn, tiêu hoá tốt hơn và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng nhiều hơn, tốt cho sự phát triển về mặt thể chất và trí tuệ của trẻ.

Một số chú ý khi massage cho bé

  • Mẹ nên massage vào buổi sáng để bé chào ngày mới với tinh thần vui vẻ.
  • Mẹ chú ý tháo trang sức, cắt ngắn móng tay và xoa bóp thật nhẹ nhàng để không làm bé đau.
  • Thực hiện các động tác massage bằng lực vừa phải, cẩn thận trong từng thao tác, sử dụng tinh dầu massage có chiết xuất hoàn toàn thiên nhiên, an toàn, thân thiện và không gây khó chịu cho trẻ, tránh thực hiện massage ngay sau khi trẻ vừa ăn xong.

Các nguyên nhân gây nôn trớ

Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp mẹ trị nôn trớ cho con hiệu quả hơn
  • Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc
  • Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng
  • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dầy gây nôn trớ
  • Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay
  • Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt
  • Nôn trong bệnh nội khoa
  • Các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chẩy, chậm nhu động ruột
  • Viêm đường hô hấp trên
  • Bệnh nhiễm trùng thần kinh: Viêm màng não mủ
  • Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin
  • Hội chứng sinh dục thượng thận
  • Do rối loạn thần kinh thực vật: hay gặp là co thắt môn vị
  • Nôn trong bệnh ngoại khoa
  • Nôn do dị tật đường tiêu hóa: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản: thường nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh
  • Nôn do tắc ruột, xoắn ruột: thường kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện, đi ngoài phân có máu, dịch dạ dầy nâu đen

 

Theo WTT

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…