Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

4 điều mẹ phải thận trọng khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu

4 điều mẹ phải thận trọng khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu

Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu rất nguy hiểm, mẹ không nên xem nhẹ. Bốn lưu ý sau đây sẽ hướng dẫn mẹ cách xử lý để bé nhanh hết đau, hết ngứa nếu gặp phải tình trạng này.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân bé bị muỗi đốt gãi đến chảy máu

Khi bị muỗi đốt, vòi của nó xuyên qua lớp da để hút máu làm cho lớp biểu bì bị tổn thương. Đồng thời muỗi cũng tiêm một lượng nước bọt để “gây tê tại chỗ” ngăn ngừa máu đông để hút máu dễ dàng hơn.

Nước bọt của muỗi tác động đến hệ miễn dịch, lúc này cơ thể gửi kháng thể IgG và IgE để phản ứng lại gây ra cảm giác đau ngứa. Vùng da bị muỗi đốt sưng đỏ, nổi rõ trên da.

Trẻ nhỏ chưa có phản xạ đuổi muỗi và cách tự bảo vệ mình nên khi bị muỗi đốt trẻ chỉ có thể gãi để làm dịu cơn ngứa, cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng việc gãi, cào sẽ làm tổn hại đến biểu bì da, gây trầy xước thậm chí là chảy máu.

Như vậy, từ vết thương nhỏ bỗng chốc trở nên nghiêm trọng hơn chỉ do bé gãi mà cha mẹ lại không hay biết để ngăn chặn.

Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu
Bé bị muỗi cắn gãi chảy máu

2. Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu có gây nguy hiểm không?

Muỗi đốt thông thường, vết mẩn đỏ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp bé gãi đến chảy máu có thể sẽ có những nguy hiểm không lường như:

  • Gây nhiễm trùng tại vết muỗi đốt
  • Làm cho vết thương sưng, đỏ nghiêm trọng hơn
  • Vết thương lâu lành, thâm tím và có thể để lại sẹo thâm trên da

Do đó, khi bé bị muỗi đốt mẹ phải có biện pháp xử lý kịp thời, không để cho bé gãi đến mức chảy máu. Nếu không, tình trạng nặng sẽ ngày càng khó điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

BỊ muỗi cắn gãi chảy máu gây sẹo, nhiễm trùng
Bị muỗi cắn gãi chảy máu gây tổn thương cho làm da bé

3. Cách điều trị khi bé gãi chảy máu vết côn trùng cắn

Trong trường hợp nếu như bé bị muỗi đốt gãi chảy máu mẹ cần làm thực hiện những điều sau đây:

3.1. Xử lý ngay khi biết trẻ bị muỗi đốt

  • Không để cho bé tiếp tục gãi vào vết đốt
  • Xử lý vết thương ngay lập tức bằng cách khử trùng, tránh để vết thương viêm nhiễm.
  • Mẹ có thể dùng nước sạch hoặc dùng khăn thấm nước sạch, nước muối sinh lý lau qua vết thương, tránh để bụi bặm hoặc các chất khác dính vào vết thương.

3.2. Dùng các sản phẩm từ thiên nhiên để điều trị.

Mẹ nên bôi quanh vết đốt, không bôi trực tiếp lên miệng vết thương hở. Mẹ có thể dùng:

  • Sữa mẹ
  • Giấm
  • Chanh
  • Dùng khăn chườm đá lạnh hoặc bã trà túi lọc.
Bài thuốc thiên nhiên giúp điều trị vết muỗi cắn
Bài thuốc thiên nhiên giúp điều trị vết muỗi cắn

3.3. Bôi kem trị ngứa Kem EmBé:

  • Khi bé vừa bị muỗi đốt thì mẹ hãy thoa ngay Kem EmBé để giảm sưng ngứa. Kem EmBé có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên như Nano curcumin, tinh chất Cúc la mã, Vitamin E, tinh dầu hạnh nhân… sẽ giảm ngứa, giảm đau nhanh chóng. Chất kem mát của Kem EmBé sẽ làm vết sưng ngứa biến mất nhanh mà không để lại vết thâm, sẹo xấu xí trên da.
  • Khác với các loại kem cho bé như Muhi… không bôi được khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu, Kem EmBé đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn, dùng được với vết thương chảy máu. Thành phần hoàn toàn là thảo dược tự nhiên nên không nguy hại cho trẻ nhỏ.
Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu chỉ cần dùng kem EmBé
Kem EmBé làm dịu vết muỗi cắn nhanh chóng

3.4. Nếu không phát hiện kịp để bé bị muỗi đốt gãi chảy máu

  • Mẹ nên xử lý vết thương, khử trùng. Khi miệng vết thương đã khép lại và không còn chảy máu, mẹ hãy dùng kem bôi trị ngứa như Kem EmBé để vết thương mau lành và không để lại sẹo thâm trên da của bé.
  • Nếu vết chảy máu sưng nặng mà không khỏi thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khám và điều trị.

4. Cách phòng tránh trẻ gãi chảy máu

  • Không để vũng nước đọng, nơi tối tăm nhiều đồ đạc ẩm thấp, phát quang bụi rậm, giặt giũ chăn màn thường xuyên… để muỗi không có nơi trú ngụ, sinh sôi.
  • Móng tay của bé cần được cắt, tỉa thường xuyên để tránh mất vệ sinh đồng thời hạn chế được việc bé gãi chảy máu.
  • Dùng thuốc diệt khuẩn khử trùng toàn bộ mọi thứ liên quan có thể khiến muỗi ẩn nấp và sinh sôi.
  • Bôi kem chống muỗi cho bé thường xuyên.
  • Luôn mang theo kem trị ngứa để kịp thời xử lý khi vừa bị muỗi đốt
  • Cho bé mặc quần áo dài, sáng màu.
  • Buổi tối bé ngủ cần được mắc màn, không để bé nằm cạnh mép màn.
  • Không để bé chơi trong các hốc, góc tối, nơi có thể là chỗ ở lý tưởng của muỗi.
  • Khi bé bị muỗi đốt tuyệt đối không để bé gãi, chạm tay vào vết ngứa mà mẹ cần xử lý ngay, kịp thời bằng các biện pháp dân gian tại nhà nhưng hợp với khoa học.
Giữ gìn môi trường sạch sẽ giúp hạn chế muỗi
Cách phòng tránh trẻ bị côn trùng cắn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên cách tốt nhất là mẹ hãy giữ nơi ở thoáng đãng, sạch sẽ. Cần quan sát, chú ý đến bé nhiều hơn để bé không bị muỗi đốt. Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu mẹ cần bình tĩnh xử lý để vết thương mau lành cũng như không để lại sẹo, vết thâm trên da bé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…