Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

7 điều cần lưu ý khi bé bị muỗi đốt vào môi

7 điều cần lưu ý khi bé bị muỗi đốt vào môi

Những vết muỗi đốt sưng đỏ trên da làm bé ngứa ngáy, quấy khóc cả đêm khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. “Bỏ túi” ngay 3 mẹo xử lý khi bé bị muỗi đốt vào môi sau đây để bé và bố mẹ cùng ngủ ngon giấc nhé.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu bé bị muỗi đốt vào môi

Bị côn trùng đốt là vấn đề khó tránh khỏi nhưng cũng khiến các bố mẹ đau đầu nhất khi chăm trẻ vì gây nên sự khó chịu cho bé đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Khi trẻ bị muỗi đốt vào môi sẽ có nhiều biểu hiện khó chịu như môi đỏ sưng tấy, ngứa ngáy nên sẽ thường dùng tay gãi, nặng hơn có thể gây nên đau nhức, trẻ khóc lóc biếng ăn, sốt cao…

Tùy vào cơ địa của bé mà biểu hiện sẽ khác nhau nên bố mẹ phải quan tâm đến từng cử chỉ cũng như biểu hiện khác thường của trẻ. Nhìn vào môi bé nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào thì bố mẹ nên kiểm tra kỹ hơn để xác định tình trạng và có cách xử lý kịp thời.

Dấu hiệu khi trẻ bị muỗi đốt vào môi
Dấu hiệu khi trẻ bị muỗi đốt vào môi

2. Cách xử lý khi trẻ bị muỗi đốt vào môi

2.1. Chườm nước ấm

Nước ấm sẽ giúp quá trình máu tuần hoàn tốt hơn và từ đó giúp vết sưng giảm từ từ, nếu bé bị muỗi đốt vào môi mẹ có thể áp dụng cách này để giúp trẻ nhanh khỏi. Ngâm một chiếc khăn sữa sạch trong nước ấm rồi vắt cho khô chườm lên môi bé khoảng 2 – 3 phút, lặp đi lặp lại trong khoảng 1h đồng hồ sẽ thấy hiệu quả.

Chườm nước ấm khi bé bị muỗi đốt vào môi
Chườm nước ấm khi trẻ bị muỗi đốt vào môi

2.2. Đá lạnh cũng là phương pháp tốt

Cách thứ hai mà ba mẹ có thể dùng để giúp giảm sưng viêm chính là chườm đá lạnh. Hơi lạnh sẽ làm giảm vết sưng, giảm máu lưu thông đến vết thương nhờ đó giúp giảm đau ngứa hiệu quả.

Mẹ dùng 1 – 2 viên đá lạnh rồi bọc trong khăn sữa sạch mềm, chườm lên vùng môi, tránh chườm đá trực tiếp. Giữ khoảng 5 phút rồi nghỉ, sau 10 phút lại tiếp tục chườm. Nếu tổn thương nặng hơn thì cách vài giờ chườm lạnh một lần để vết đốt đỡ sưng và nhanh khỏi.

Sử dụng đá lạnh để trị muỗi đốt vào môi
Chờm đá lạnh khi bé bị muỗi đốt vào môi 

2.3. Mật ong nguyên chất

Mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên rất tốt và an toàn nên khi trẻ bị muỗi đốt vào môi mẹ không nên bỏ qua cách làm này.

Mẹ hãy nhúng khăn sữa sạch hoặc bông gòn sạch vào mật ong nguyên chất rồi thấm đều trên vùng môi của bé, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện từ 2 hoặc 3 lần trong ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất.

2.4. Dầu dừa tự nhiên – Trị bé bị muỗi đốt vào môi hiệu quả

Dầu dừa là một trong những dược liệu thiên nhiên có nhiều công dụng hữu ích và rất an toàn. Dầu dừa sẽ làm dịu vết sưng nhanh chóng, làm mềm da, giảm ngứa rát khi bị muỗi đốt. Mẹ hãy bôi 1 lớp dầu dừa mỏng lên vết muỗi đốt, cách vài giờ bôi lại 1 lần.

2.5. Bột nghệ nguyên chất

Trong bột nghệ có chứa curcumin là hợp chất kháng viêm rất tốt, giúp bảo vệ da và phục hồi vùng da bị tổn thương hiệu quả. Mẹ dùng tinh bột nghệ pha với nước và đất sét hấp thụ dầu đắp lên môi bé khoảng 2 lần trên 1 ngày, rửa lại với nước ấm.

Hoặc mẹ có thể dùng kem dưỡng cho em bé có chứa tinh nghệ nano (Nano Curcumin). Tuy nhiên, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Đắp tinh bột nghệ nguyên chất là một phương pháp trị muỗi đốt
Đắp tinh bột nghệ nguyên chất là một phương pháp trị muỗi đốt

2.6. Tinh dầu tràm trà kết hợp nha đam

Khi bé bị muỗi đốt vào môi mẹ có thể dùng tinh dầu tràm trà để chữa cho bé. Hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên sẽ là dược liệu tự nhiên để giúp vết thương bớt sưng đau, khó chịu. Kết hợp tinh dầu tràm trà và gel nha đam để bôi lên vết muỗi đốt rồi massage nhẹ nhàng, khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Tùy vào tình trạng của vết muỗi đốt mẹ có thể thực hiện 2 lần/ngày để thấy được hiệu quả.

Dầu tràm kết hợp nha đam trị muỗi đốt
Dầu tràm kết hợp nha đam trị muỗi đốt

3. Cách phòng tránh bé bị muỗi đốt vào môi

Dân gian có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên trước khi để bé bị muỗi đốt rồi tìm cách chữa thì bố mẹ nên chú ý phòng tránh cho bé khỏi bị muỗi đốt.

  • Mẹ nên cho bé ngủ trong màn để tránh bị côn trùng, muỗi đốt dù ban ngày hay cả ban đêm và không được chủ quan dù chỉ ngủ trưa hay ngủ giấc ngắn.
  • Sau khi cho bé ăn đồ ngọt mẹ nên lau sạch tránh để côn trùng “nghe” được mùi ngọt tìm cách tấn công cơ thể bé.
  • Không ẵm bồng bé vào khu vực nhiều nước đọng, cây cối um tùm để tránh bị muỗi đốt vì cơ thể bé còn yếu và muỗi thì thường sinh sôi ở những nơi ao tù nước đọng.
  • Không nên bôi bất kỳ mùi hương nào để tránh kích thích muỗi tấn công trừ khi biết rõ hương đó giúp xua muỗi.
  • Dọn dẹp gọn gàng khu vực sinh sống, nhất là nơi bé nằm ngủ, vui chơi để hạn chế muỗi đốt bé.
  • Tạo không gian thoáng đãng và mát mẻ để bé sinh hoạt thoải mái hơn, không còn nỗi lo muỗi đốt.
Bố mẹ nên cho bé ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt
Bố mẹ nên cho bé ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt

Bảo vệ bé khỏi bị muỗi đốt không chỉ là cách bảo vệ sức khỏe mà còn giữ làn da của bé luôn mịn màng và không bị thâm sẹo. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ tìm được cách giúp bé bị muỗi đốt vào môi nhanh khỏi và không còn lo bị muỗi đốt.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…