Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bệnh Eczema và những điều ít người biết

Bệnh Eczema và những điều ít người biết

Bệnh Eczema là phản ứng viêm lớp nông của da, cấp tính hoặc mạn tính, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Vậy triệu chứng và cách phòng và trị tình trạng da liễu này như thế nào?

bệnh eczema

Triệu chứng thường gặp – Dấu hiệu nhận biết của bệnh eczema

Bệnh eczema điển hình trải qua 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1 – Đỏ da: Biểu hiện ngứa ngứa, sau đó nổi lên những mảng da đỏ.

Giai đoạn 2 – Xuất hiện mụn cóc: Trên da bắt đầu xuất hiện những mụn nước đường kính khoảng 1 – 2 mm nổi dần dần trên mảng da đỏ. Những mụn nước này rất nông, dễ vỡ và chảy ra chất dịch hơi dính và tanh. Đây cũng là giai vùng da bị tổn thương rất dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy đỏ lên, có cảm giác đau nhức và kèm theo sưng hạch ở gần đó.

Giai đoạn 3 – Đóng vảy, đóng mày: Hiện tượng đóng vảy do những mụn nước vỡ ra tạo thành lớp mày.

Giai đoạn 4 –  Liken hóa (hằn cổ trâu): Giai đoạn này được gọi là mạn tính. Lúc này thương tổn đã trở nên dày cộm, sẫm màu, có cảm giác ngứa dai dẳng từng đợt.

Lưu ý: Phân tách thành 4 giai đoạn như kể trên trên lý thuyết chỉ để thấy rõ chuyển biến của từng giai đoạn. Trong thực tế các giai đoạn thường chồng chéo lên nhau với các biểu hiện da liễu kép. Một số trường hợp chỉ trải qua 3 giai đoạn mà không đến giai đoạn 4 và sau đó bệnh eczema lành mà không để lại dấu vết gì.

Mách bạn cách điều trị bệnh eczema hiệu quả

Điều trị bệnh eczema hiệu quả cần đáp ứng 2 yêu cầu sau: kiểm soát cơn ngứa và chấm dứt tình trạng viêm nhiễm da nghiêm trọng. Tùy vào thương tổn khác nhau và cơ địa, độ tuổi khác nhau mà người bệnh sẽ được chỉ định các giải pháp điều trị  bệnh tích cực giúp đẩy lùi bệnh nhanh nhất. Cụ thể có một số biện pháp điều trị phổ biến như sau:

Sử dụng thuốc uống toàn thân để trị bệnh eczema

  • Sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng và diễn biến khá phức tạp. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc uống điều trị bệnh eczema như sau:
  • Thuốc chống dị ứng: một số thuốc kháng histamin giúp trị các tình trạng dị ứng làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, điển hình là thuốc chlorpheniramin…
  • Thuốc chống viêm, bội nhiễm: Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân chủ yếu là thuốc amcxiilin, Cephalosporin…Sử dụng thuốc này cần có sự kê đơn của bác sĩ để phòng tránh tác hại xấu có thể xảy ra.
  • Thuốc chống ngứa: Các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, sirô théralèn, hay chlorpheniramin…
  • Thuốc chống bội nhiễm: Trong trường hợp eczema có viêm da mủ, các bác sĩ sẽ cho điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh (amoxicilin, cephalosporin…). Và tùy theo tình trạng bội nhiễm, các bác sĩ cũng sẽ chọn lựa chọn loại kháng sinh thích hợp.

Sử dụng thuốc bôi cho tác dụng tại chỗ để điều trị bệnh eczema

cách chữa bệnh chàm sữa

  • Hồ nước: Dùng hồ nước trong giai đoạn đầu của bệnh, da mới đỏ, chảy nước ít, sẽ có tác dụng làm dịu da, đỡ ngứa.
  • Dung dịch: Thường dùng dung dịch jarish, natri clorid 0,9%; thuốc tím 0,001%; vioform 1%. Dung dịch này được dùng trong giai đoạn eczema bán cấp. Cách dùng: lấy gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên nơi thương tổn. Lưu ý không được dùng các dung dịch có axit boric cho trẻ em.
  • Thuốc mỡ: Việc dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp tính đề phòng sẽ gây phản ứng mạnh nên chủ yếu thuốc mỡ được dùng trong giai đoạn bệnh eczema mạn tính. Các kháng sinh dạng thuốc mỡ có thể kể đến là  cream synalar-neomycin, hay cream celestoderm-neomycin, được bôi khi có nhiễm khuẩn. Các thuốc mỡ chứa corticosteroid cũng có thể sử dụng để bôi trên tổn thương eczema khô, tuy nhiên nên cẩn trong khi dùng, không nên dùng để bôi trong các trường hợp eczema nhiễm khuẩn. Đặc biệt, không nên bôi quá nhiều (diện tích rộng) vì có thể gây biến chứng nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc.

Trên đây là những điều cần lưu ý về căn bệnh eczema. Tuy nhiên,, do tính chất phức tạp của bệnh và ảnh hưởng thẩm mĩ nghiêm trọng nên nếu có điều kiện, tốt nhất bệnh nhân hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị bệnh eczema hiệu quả nhất nhé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…