Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bệnh hăm da: Nguyên nhân và cách chữa trị cho bé

Bệnh hăm da: Nguyên nhân và cách chữa trị cho bé

Bệnh hăm da vốn là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng ngừa và chưa trị đúng đắn xuất phát từ hiểu rõ nguyên nhăn gốc rễ của vấn đề, căn bệnh đơn giản này có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

bệnh hăm da ở trẻ

Bé bị bệnh hăm da – Nguyên nhân do đâu?

Làn da non nớt và mềm mại của trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên vùng cổ và mông là 2 vùng dễ bị hăm nhất. Có nhiều yếu tố dẫn đến việc trẻ bị bệnh hăm da, có thể chia thành 5 nhóm nguyên nhân chính như sau:

  • Do bản chất da bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương.
  • Do trẻ sơ sinh gần như mặc tã 24/24. Vùng da mông vì vậy thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu gây kích ứng dấn đến việc trẻ bị bệnh hăm da.
  • Trẻ bị hăm cổ ban nhiệt: Mùa hè, cái nóng bức dễ gây khiến da bé mẩn ngứa, đổ nhiều mồ hôi hơn rồi cuối cùng dẫn đến trẻ bị hăm cổ.
  • Da trẻ bị nhiễm khuẩn, nấm: Vùng cổ là vùng có nhiều nếp gấp, nhất là ở trẻ sơ sinh dễ làm nơi cư trú cho bụi bẩn cũng như các loại vi khuẩn, nấm, gây hại cho da trẻ, trong đó có bệnh hăm da.
  • Trẻ bị hăm cổ do ma sát: Do trẻ sơ sinh thường khá mũm mĩm, cổ còn hơi ngắn nên những nếp gấp tại vùng cổ sẽ chà xát với nhau liên tục gây kích ứng.

Yếu tố khác khiến trẻ bị bện hăm da: chủ yếu liên quan đến quá trình chăm sóc trẻ hằng ngày. Ví dụ: khi trẻ bú sữa, sữa có thể rơi xuống cổ của trẻ nhưng sau đó, mẹ không biết, không lau khô khiến trẻ bị hăm cổ. Hoặc sau khi tắm xong, khi trẻ bị đổ mồ hôi, da của trẻ không được lau khô, nhất là những phần có nếp gấp. Đây cũng là một trường hợp trẻ bị hăm cổ.

Trẻ bị bệnh hăm da – Tuyệt chiêu phòng bệnh cho mẹ!

  • Hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị hăm da, ta sẽ dễ dàng nhận thấy phương pháp phòng tránh hữu hiệu nhất là vệ sinh hằng ngày cho trẻ thật cẩn thận và đúng cách:
  • Sau khi tắm, cần lau khô người cho bé, nhất là những vùng da có nếp gấp.
  • Dùng loại bột giặt dịu nhẹ cho da trẻ sơ sinh.
  • Quần áo của trẻ sơ sinh cần được làm bằng cotton và không nên chứa quá nhiều nilon.
  • Nên dùng các loại thuốc chống hăm để phòng trẻ bị hăm cổ. Chú ý nên chọn loại không chứa chất tạo màu, tạo mùi và có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo cho làn da nhạy cảm của bé. Mẹ có thể tham khảo các loại kem bôi dành riêng cho trẻ như kemembe, sản phẩm đã được kiểm nghiệm chặt chẽ về nguyên liệu và công nghệ phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ để phòng trẻ bị hăm cổ một cách hiệu quả nhất!

Ngoài ra, quá lạm dụng phấn rôm cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ bị bệnh hăm da. Vì bôi phấn rôm đồng nghĩa với gia tăng tình trạng bí bách cho da bé, nguy hiểm hơn, khi các phân tử phấn rôm rời rạc không tạo thành lớp màng bảo vệ sẽ tạo khoảng trống cho các enzyme trong chất thải xâm nhập vào da bé. Vì vậy các mẹ cần phải hết sức chú ý khi dùng phấn rôm, tránh lạm dụng làm cho tình trạng bệnh hăm da của bé càng trở nên trầm trọng nhé!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…