Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bị côn trùng cắn đau nhức phải làm sao?

Bị côn trùng cắn đau nhức phải làm sao?

Bị côn trùng cắn đau nhức thường gây ra sự khó chịu và bất tiện, nhất là với trẻ nhỏ. Làm thế nào khi trẻ bị côn trùng cắn đau nhức? Côn trùng đốt đau nhức có gây nguy hiểm gì không? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Triệu trứng khi bị côn trùng cắn 

Khi côn trùng đốt hoặc cắn, nó sẽ tiêm nọc độc hoặc nước bọt có chứa vi khuẩn hoặc các chất gây ra các triệu chứng khó chịu. Các loại côn trùng hút máu thường gây ngứa dữ dội.

Thông thường, côn trùng cắn gây ra cảm giác đau, đỏ, sưng và ngứa tại vị trí của cắn. Quầng đỏ hay có dấu hiệu lan rộng. Cảm giác đau kèm theo châm chích. Côn trùng không độc cắn thường gây cảm giác ngứa và khó chịu.

Sưng đỏ vùng da là triệu chứng khi bị côn trùng đốt đau nhức
Triệu chứng khi bị côn trùng đốt đau nhức

Một số người có thể bị dị ứng nghiêm trọng với nọc độc của một số côn trùng nhất định như ong bắp cày, kiến ba khoang,… Trong trường hợp như vậy, phản ứng thường nghiêm trọng hơn như:

  • Phát ban da tổng quát (sưng đỏ, nổi mụn nhỏ,…)
  • Khó thở
  • Sưng lưỡi, môi hoặc mặt
  • Huyết áp giảm
  • Đau bụng
  • Nôn
  • Tim đập loạn nhịp

2. Nguyên nhân bị côn trùng cắn đau nhức

Khi bị côn trùng cắn, cơ thể sinh ra phản ứng của hệ thống miễn dịch, nhằm mục đích loại bỏ yếu tố xâm nhập lạ ra ngoài.

Cảm giác đau là do Histamin– một amin sinh học được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Histamin làm tăng lưu lượng máu và số lượng bạch cầu xung quanh khu vực bị ảnh hưởng, gây viêm hoặc sưng.

Cảm giác ngứa là do hệ miễn dịch gửi tín hiệu đến các dây thần kinh xung quanh vết cắn, báo hiệu cho cơ thể để phòng vệ, bảo vệ trước tác nhân gây hại.

Nguyên nhân bị côn trùng đốt đau nhức là do phản ứng của hệ thống miễn dịch
Nguyên nhân bị côn trùng đốt đau nhức là do phản ứng của hệ thống miễn dịch

3. Bị côn trùng đốt đau nhức có nguy hiểm không?

Các loại côn trùng cắn không nọc độc sẽ không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị cắn thường chỉ đau nhức ở mức độ nhẹ, ngứa và sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, trường hợp côn trùng cắn có nọc độc và bị đau nhức nặng thì cần được xử lý và điều trị kịp thời. Một số loại côn trùng như nhện độc, ong bắp cày,… có chứa nọc độc rất nguy hiểm, có thể khiến cơ thể bị sốc phản vệ, gây ra những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như sốt cao, tăng nhịp tim, nôn,….

Một số loại côn trùng có chứa nọc độc nguy hiểm
Một số loại côn trùng có chứa nọc độc nguy hiểm

4. Cách điều trị khi bị côn trùng đốt đau nhức

4.1. Nếu bị nhẹ thì nên tự điều trị

Các mẹ có thể giảm ngay những triệu chứng đau nhức khó chịu cho trẻ bằng cách tự điều trị tại nhà theo những cách sau đây:

  • Di chuyển đến khu vực an toàn để tránh bị cắn hoặc chích nhiều hơn. Cố gắng đừng gãi vết cắn hoặc vết chích. Nó có thể làm tăng kích ứng và nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rửa sạch vết thương:
    • Rửa khu vực bị cắn, đốt bằng xà phòng và nước.
    • Không nên tẩy rửa quá mạnh và sâu có thể làm trầy xước da gây nhiễm trùng.
    • Tốt nhất là sử dụng miếng vải sạch thấm dung dịch nước muối và lau sạch vết đốt, vết cắn.
  • Chườm đá:
    • Sử dụng một miếng vải được làm ẩm bằng nước lạnh hoặc bọc đá bên trong.
    • Đặt khăn lạnh có chứa đá vào khu vực bị cắn đốt và xung quanh đó ít nhất 10 phút.
    • Cách này sẽ giúp giảm đau và sưng, khiến nọc độc hạn chế sự lan tỏa sang những khu vực khác.
  • Bôi kem trị vết cắn như Kem EmBé:
    • Kem EmBé là sản phẩm có tác dụng làm mềm da, ẩm da nên sẽ giúp tạo cảm giác thoải mái.
    • Trẻ bị côn trùng cắn khi sử dụng Kem EmBé ngay lập tức sẽ loại trừ được hiệu quả cơn ngứa ngáy.
Khi bị côn trùng đốt đau nhức bạn có thể áp dụng biện pháp chờm đá
Chờm đá giảm đau nhức khi bị côn trùng đốt

Thành phần của Kem EmBé:

  • Có chứa các dược liệu thiên nhiên như Nano Curcumin, tinh chất Cúc la mã Có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt, giảm nhanh vết sưng đau nhanh chóng, ngăn ngừa để lại vết thâm và sẹo.
  • Các thành phần khác như tinh dầu hạnh nhân, Vitamin E, Kẽm Oxyd,… giúp duy trì độ ẩm cho làn da, bảo vệ da khỏi sự tấn công của côn trùng.
  • Đặc biệt, Kem EmBé không chứa paraben hay corticoid nên có thể dùng trên da của trẻ.
  • Được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn nên các mẹ hoàn toàn yên tâm khi dùng cho trẻ nhỏ.
  • Mẹ nên dùng Kem EmBé ngay sau khi bé bị côn trùng cắn, đốt. Bôi trực tiếp kem lên phần da bị côn trùng cắn 2-3 lần/ngày.
Kem EmBé trị côn trùng đốt đau nhức an toàn và hiệu quả
Kem EmBé trị côn trùng đốt đau nhức an toàn và hiệu quả

4.2. Trường hợp bị nặng

Trong những trường hợp sau đây, khi bị côn trùng cắn đau nhức, mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị đúng cách:

  • Khi cảm giác đau nhức kèm theo các triệu chứng như sốc phản vệ, sốt, vết thương bị viêm sưng.
  • Các triệu chứng của như đau, sưng, mẩn đỏ không bắt đầu cải thiện trong vài ngày hoặc đang trở nên tồi tệ hơn
  • Bị chích hoặc cắn vào miệng hoặc cổ họng, hoặc gần mắt.
  • Có các triệu chứng nhiễm trùng vết thương, chẳng hạn như mủ hoặc tăng đau, sưng hoặc đỏ.
  • Có các triệu chứng nhiễm trùng lan rộng hơn, chẳng hạn như sốt, sưng hạch và các triệu chứng giống như cúm khác (sốt cao, nhức đầu,…)

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị côn trùng cắn đau nhức. Do đó bố mẹ nên hạn chế cho trẻ tới những nơi nhiều côn trùng, giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ và có cách diệt côn trùng phù hợp.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…