Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bé bị côn trùng đốt sưng đỏ – 3 điều mẹ nhất định phải biết

Bé bị côn trùng đốt sưng đỏ – 3 điều mẹ nhất định phải biết

Trẻ nhỏ bị côn trùng đốt sưng đỏ là hiện tượng khá phổ biến với đặc trưng khí hậu và tự nhiên của nước ta. Tuy nhiên, nhiều mẹ không phân biệt được vết côn trùng đốt và cắn, chủ quan khi thấy con bị côn trùng đốt sưng đỏ có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân trẻ hay bị côn trùng đốt sưng đỏ

Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều cùng điều kiện tự nhiên phong phú của nước ta đã tạo điều kiện cho nhiều loài côn trùng sinh sôi; trẻ nhỏ lại hiếu động, mải chơi, không để ý đến xung quanh nên thường trở thành đối tượng tấn công của côn trùng. Đây chính là những nguyên nhân chính khiến trẻ hay bị côn trùng đốt sưng đỏ.

trẻ bị côn trùng đốt sưng đỏ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị côn trùng sưng đỏ

2. Con bị côn trùng đốt sưng đỏ, mẹ cần phân biệt vết cắn và vết đốt

Nhiều mẹ cho rằng, vết đốt và vết cắn của côn trùng là giống nhau. Bởi những vết côn trùng đốt sưng đỏ, tấy lên mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, bỏng rát đau nhức gần như nhau. Tuy nhiên, mẹ hãy cẩn thận vì vết cắn và đốt có sự khác biệt cơ bản về phản ứng của cơ thể. Cụ thể:

– Vết đốt:

Nguyên nhân: Thường do các loài có nọc độc như kiến lửa, ong bắp cày, ong vàng,… tấn công bằng cách chích và truyền nọc độc vào cơ thể người thông qua ngòi. Vết côn trùng đốt sưng đỏ, tấy lên, gây cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công rồi giảm dần vài giờ sau đó. Nguy hiểm hơn, nếu bé có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng thì sẽ chóng mặt và ngất xỉu, thậm chí bé có biểu hiện sốc phản vệ như không bắt được mạch, tụt huyết áp gây trụy tim mạch, suy hô hấp, có thể gây tử vong nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

– Vết cắn: Do các loài không có nọc độc như muỗi, rận, bọ chét, chấy, ghẻ, bọ ve… gây ra. Chúng cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể người, sau đó rút máu để có thể tồn tại. Vết cắn côn trùng  sưng đỏ và ngứa, thường sẽ hết trong khoảng 24h và không nguy hiểm như vết đốt. Tuy nhiên hãy chú ý vì một số côn trùng sẽ truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm não Nhật Bản sốt xuất huyết, sốt rét,…

3. Con bị côn trùng đốt sưng đỏ, mẹ cần sơ cứu như thế nào cho đúng cách

Khi bị côn trùng đốt sưng đỏ, điều trước tiên mẹ làm là nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) và làm sạch vùng da bằng xà phòng hay chất sát trùng.

Sau đó mẹ hãy chườm đá cho bé để giảm cảm giác ngứa, đau và sưng đỏ. Tránh để bé gãi làm độc tố phát tán rộng hơn. Thậm chí nếu cào gãi mạnh, da trầy xước, vết cắn sẽ bị nhiễm trùng, để lại sẹo nên mẹ hãy hết sức chú ý với vết côn trùng đốt sưng đỏ này của con. Cuối cùng, mẹ nên thoa thuốc tại chỗ cho bé với thành phần kháng viêm và giảm ngứa tự nhiên an toàn cho bé.

Lưu ý:

Trường hợp da phù nề nặng, đau rát nhiều, tổn thương kéo dài; bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, chớm xuất huyết; hoặc bé có biểu hiện sốc phản vệ như lạnh chi, khó thở, mạch không bắt được, tím tái… mẹ cần phải sơ cứu ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…