Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bé bị côn trùng đốt sưng tấy, mẹ phải làm sao để khắc phục?

Bé bị côn trùng đốt sưng tấy, mẹ phải làm sao để khắc phục?

Bé sơ sinh bị côn trùng đốt sưng tấy là chuyện xảy ra khá thường xuyên ở Việt Nam do tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, trẻ sơ sinh lại vỗn hiếu động, mải chơi. Mẹ nên làm gì khi thấy vết côn trùng đốt sưng tấy trên người con?

Xem thêm:

1. Các triệu chứng lâm sàng khi bị côn trùng đốt sưng tấy

Bé bị côn trùng cắn và đốt thường chia thành hai nhóm chính: côn trùng có độc và không độc. Nhóm côn trùng gây độc tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn. Còn côn trùng không độc cắn da để hút máu, thường chỉ gây ngứa. Ngoài các biểu hiện ngứa ngoài da, bị côn trùng cắn hoặc đốt cũng  có thể gây ra một số phản ứng gọi là sốc phản vệ như phù nề, khó thở, nổi mề đay… Nếu không quá nghiêm trọng mẹ cũng không cần phải lo lắng thái quá.

2. Mẹ phải làm gì khi bé bị côn trùng đốt sưng tấy?

Đối với các loại côn trùng không có độc, hiện tượng xảy ra chỉ là những phản ứng nhẹ như đau ngứa, sưng đỏ… và sẽ tự khỏi trong vài giờ mà không để lại di chứng. Một số rất ít bị cắn nặng, có phản ứng lan tỏa với một quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều và đau nhức, cần rửa sạch vùng bị cắn, đốt, chườm lạnh…

Một số biện pháp mẹ có thể áp dụng để giảm sưng khi bé bị côn trùng đốt sưng tấy:

+ Dùng nước rửa sạch vết thương, có thể rửa bằng xà phòng diệt khuẩn

+ Chườm một cục nước đá lên vết sưng trong 5 phút

+ Dùng bông gòn thấm một ít nước cốt chanh hay giấm thoa lên vết cắt.

Đối với các loài côn trùng có nọc độc, mẹ nên lấy ngòi ra khỏi da bằng kim hoặc nhíp. Sau đó lập tức rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn, băng vết thương, có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề. Sử dụng các loại kem bôi trị côn trùng đốt để vết thương mau lành hơn. Nên lựa chọn các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, thận trọng với các loại kem có chứa thành phần corticoid.

côn trùng đốt sưng tấy

Lưu ý:

Nếu con bị côn trùng đốt sưng tấy kèm theo các biểu hiện nặng như dị ứng toàn thân, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ, mẹ cần khẩn cấp đưa bé đến bệnh viện để được điều trị lập tức. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Bé bị côn trùng đốt sưng tấy – làm sao để phòng ngừa?

Mẹ có thể xem xét một số biện pháp phòng ngừa rất đơn giản như sau:

Tránh dùng nước hoa và quần áo sáng màu để giảm nguy cơ trẻ bị côn trùng đốt sưng tấy, đặc biệt là các loại ong. Kiểm soát mùi hôi tại những buổi dã ngoại, rác…, là nơi có thể thu hút côn trùng. Phá hủy hoặc rời tổ, bọng ong ra xa nhà của bạn. Tránh tình trạng các ổ nước ứ đọng sẽ là nơi thu hút muỗi. Bao che thân thể với quần áo, nón, tất và găng tay khi đi vào khu vực có nguy cơ cao bị côn trùng đốt, cắn. Duy trì tốt vệ sinh cá nhân và hộ gia đình. Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt bọ chét ở mèo, chó và vật nuôi trong gia đình. Sử dụng chất xua côn trùng có sẵn ở thị trường có chứa DEET (diethyltoluamide) là những biện pháp hiệu quả nhất. Permethrin có thể sử dụng để ngâm quần áo có tác dụng bảo vệ trong hai tuần, qua hai lần giặt và cũng có thể bôi trực tiếp lên da, có tác dụng xua côn trùng trong vài ngày, giúp bé tránh xa nguy cơ bị côn trùng đốt sưng tấy. Vitamin B1 có thể được sử dụng như một loại thuốc chống côn trùng (da có một mùi đặc trưng).

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…