Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bí kíp bỏ túi cho mẹ cách trị rôm sảy ở trẻ hiệu quả

Bí kíp bỏ túi cho mẹ cách trị rôm sảy ở trẻ hiệu quả

Cứ mùa khô nóng đến, nhìn làn da của bé bị nổi mẩn, ngứa ngáy là các mẹ bỉm sữa không khỏi xót xa. Rôm sảy ở trẻ do trời nắng nóng đa phần sẽ tự lặn khi thời tiết mát mẻ.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp, mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều dẫn đến da bị tổn thương, nhiễm khuẩn thành những mụn mủ và nhọt nữa đấy. Vậy khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên làm gì để không dẫn tới tình trạng trên? Có những bí kíp đơn giản mà hiệu quả sau đây, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé.

Nên tắm rửa cho bé bằng các loại thuốc dân gian như

Bí kíp bỏ túi cho mẹ cách trị rôm sảy ở trẻ
Bí kíp bỏ túi cho mẹ cách trị rôm sảy ở trẻ
  • Mướp đắng (khổ qua): mẹ nên chọn loại mướp ta (quả nhỏ, sần sùi); rửa sạch, giã nát và cho bã vào miếng vải buộc chặt. Sau đó nấu lấy nước tắm cho bé. Mỗi lần tầm 2-3 quả và tắm trong một tuần. Với tính mát và sát khuẩn nhẹ của mướp đắng, tình trạng rôm sảy ở trẻ sẽ được cải thiện.
  • Trà xanh rửa sạch, giã nát nấu với nước tắm cho bé cũng rất tốt
  • Hai, ba mớ kinh giới, ngâm qua nước muối rửa sạch và đun lấy nước tắm cho bé cũng rất hiệu quả các mẹ nhé.
  • Với những mẹ có ít thời gian thì có thể chuẩn bị sẵn ít quả chanh. Khi tắm cho bé, vắt chanh vào nước và cho chút muối. Lưu ý cho vừa phải tránh gây khô da của bé. Chanh và muối có tính sát khuẩn nhẹ sẽ làm giảm ngứa, tránh viêm da cho trẻ
  • Ngoài ra, mẹ có thể pha loãng thuốc tím với tỉ lệ 1/ 10.000 để làm nước tắm. (Lưu ý không bôi trực tiếp lên da bé)

Không nên tắm các loại lá để không rõ nguồn gốc để chữa rôm sảy ở trẻ bởi chúng có thể gây dị ứng hoặc chứa các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Nhiều mẹ hay có thói quen dùng phấn rôm cho trẻ bởi sự tiện lợi của nó. Song không nên lạm dụng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy vì chúng có thể gây kích ứng tới hệ hô hấp của trẻ. Khi dùng phấn rôm cũng nên chọn những thương hiệu uy tín. Lưu ý tránh khu vực có gió, bôi quá nhiều khiến con hít phải gây ho, phù phổi…

Một số bài thuốc dân gian trị rôm sảy ở trẻ

Dùng gừng tươi trị rôm sảy cho bé
Dùng gừng tươi trị rôm sảy cho bé

– Gừng tươi 70g rửa sạch (để cả vỏ) giã nát, bôi lên chỗ rôm sảy ngày 2-3 lần

– Lá dâu tằm 200g rửa sạch cho vào túi vải nấu với khoảng 5 lít nước.Để ấm tắm cho bé. Tắm xong có thể rắc bột đậu xanh lên chỗ rôm, sảy (đậu xanh để cả vỏ, tán nhỏ)

– Rau sam lấy một lượng đủ dùng, giã nát pha vào nước tắm cho trẻ

– Rễ cây hẹ cũng có tác dụng thanh nhiệt, mẹ lấy khoảng 60g sắc lên cho bé uống, cũng có tác dụng rất tốt

Quan trọng nhất trong trị rôm sảy cho trẻ là các mẹ phải cho các con uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả như cam, thanh long, kiwi…tránh các loại quả nóng như nhãn, vải, mít, xoài. Mẹ cũng có thể làm chè bột sắn, đậu xanh nhưng lưu ý là cho ít đường để giải nhiệt cho bé. Cơ thể được thanh nhiệt từ bên trong thì rôm sảy sẽ tự lặn.

Còn nếu tình trạng rôm sảy ở trẻ không được cải thiện, bé bị nổi mẩn nhiều thành mụn mủ thì mẹ nên đưa con tới bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa bởi lúa này sự can thiệp của y tế là cần thiết.

Để phòng tránh cho trẻ khỏi mắc rôm sảy

Vệ sinh tắm rửa sạch sẽ ít nhất một lần mỗi ngày vào mùa hè cho bé các mẹ nhé. Nên mặc đồ thoáng mát, mềm mại cho bé. Không cho bé tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời đặc biệt trong khoảng từ 10h sáng tới 14h. Bởi lúc này ánh nắng mặt trời có chưa tia UV gây hại cho làn da mỏng manh của bé.

Như vậy rôm sảy ở trẻ dễ mắc nhưng cũng dễ phòng và dễ trị phải không các mẹ? Với những bí kíp kể trên, các mẹ có thể yên tâm chăm sóc con trong những ngày hè nóng bức rồi! Chúc các mẹ thành công!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…