Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, mẹ biết phải làm sao?

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, mẹ biết phải làm sao?

Nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy con có hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt và không biết đây là triệu chứng của bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh ở bé và cách chữa trị như thế nào là hiệu quả. Để giải đáp các thắc mắc này cũng như hiểu rõ hơn về hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, các mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

Bé bị nổi mẩn đỏ phải làm sao?

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người như muỗi đốt nhưng không sốt mà vẫn chơi đùa vui vẻ là do nhiều nguyên nhân như bé bị rôm sảy do thời tiết nắng nóng, bé bị dị ứng mùi hương, bé bị viêm da cấp tính hoặc mãn tính trên da, hoặc có thể bị dị ứng thuốc,…. Bệnh thường gặp ở bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.

Vậy cha mẹ cần làm gì khi bé bị nổi mẩn đỏ?

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, mẹ biết phải làm sao?
Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, mẹ biết phải làm sao?

Việc nổi mẩn đỏ khắp người làm cho bé ngứa ngáy, khó chịu, khiến bé thường dùng tay gãi gãi khiến cho chỗ mẩn đỏ lại càng thêm đỏ.  Điều này làm cho cha mẹ bối rối không biết nên xử lý các mẩn đỏ phiền toái này như thế nào. Sau đây là cách chữa nổi mẩn đỏ ở bé sơ sinh hiệu quả tại nhà, các mẹ tham khảo để chữa trị cho con:

Làm sạch da bé – bôi chất làm ẩm: Tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày, sau đó lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Các mẹ hãy ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15 – 20 phút (lưu ý ngâm da 1-3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh). Sau đó các mẹ lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Bôi chất làm ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày. Nên bôi các chất làm ẩm có dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ có kèm theo hướng dẫn y tế. Bôi thuốc ngứa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, các mẹ lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Các mẹ lưu ý không được tự ý mua thuốc và bôi cho con khi thấy bé bị nổi mẩn đỏ mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc đi thăm khám để xin đơn thuốc phù hợp.

Những lưu ý khi chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ khắp người

Tránh cho bé ăn tôm, cua, hải sản khi bé bị nổi mẩn đỏ
Tránh cho bé ăn tôm, cua, hải sản khi bé bị nổi mẩn đỏ
  • Tránh cho bé ăn những thức ăn dị ứng, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua,… hoặc những thức ăn tanh. Những thực phẩm này có thể tấn công bé bất kỳ lúc nào, đặc biệt khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết, sẽ là tác nhân gây nổi mẩn đỏ ở trẻ.
  • Khi bé đã bị mẩn ngứa, mẹ nên nên cho bé ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Mẹ cũng lưu ý chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa cho bé.
  • Nên tránh dùng chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da cho con vì chúng sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm.
  • Nên chọn quần áo thấm mồ hôi cho bé.
  • Không đắp chăn cho bé quá dày vì sẽ gây ngứa, cũng không nên dùng chăn len, không nên mặc áo len cho bé.
  • Không cho bé chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông.
  • Không để bé gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Cắt móng tay cho bé, mang bao tay, tất ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa.

Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc xử lý đúng cách tại nhà hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt, đảm bảo bé có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.

Trường hợp bé bị mẩn ngứa kéo dài mà mẹ đã thử các biện pháp trên nhưng bé vẫn không khỏi thì cha mẹ nên đưa bé đi khám tại viện da liễu để được các bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị hiệu quả.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…