Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bé bị nổi mẩn đỏ – nhanh chóng nhận biết và phòng tránh

Bé bị nổi mẩn đỏ – nhanh chóng nhận biết và phòng tránh

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người thường gặp ở bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi và nguyên nhân gây ra thì khá là phức tạp nên dù không quá nguy hiểm vẫn khiến mẹ lo lắng. Để KemEmbe mách mẹ cách nhận biết và điều trị hiện tượng này nhé.

bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ – Mẹ ơi học cách biết tình trạng bệnh qua các triệu chứng

Khi bé bị nổi mẩn đỏ, triệu trứng thường gặp đó là: nổi ban đỏ nhiều. Biểu hiện trông thấy là các nốt đỏ chủ yếu phân bố đối xứng ở hai bên phải, bên trái ở những vị trí như đầu, mặt, gò má, trán, hay da đầu của bé. Ngoài ra, trên bề mặt nốt đỏ và xung quanh nốt đỏ còn có thể mọc các mẩn mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ, sau đó bị loét, chảy nước và đóng vảy.

Cách phòng tránh hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ, dù cho nguyên nhân ban đầu có là do gì đi chẳng nữa thì điều đầu tiên bố mẹ nên biết là cần phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và đúng cách cho bé hằng ngày, vừa để phòng bệnh, vừa để trị bệnh cho con. Cách chăm sóc vệ sinh cho con sao cho đúng cách nên lưu ý một số điểm như sau:

  • Tránh để bé gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
  • Hiểu về sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết. Vì những chất gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công bé bất kỳ lúc nào.

Bé bị nổi mẩn đỏ nên chữa thế nào

bé bị nổi mẩn đỏ

Tùy theo tình trạng bệnh mà mẹ sẽ chọn cách chữa trị phù hợp cho con. Cụ thể:

  • Nếu bé bị nổi mẩn đỏ mà không sốt, không do sởi thì các mẹ nên duy trì vệ sinh đúng cách cho con như đã được hướng dẫn ở trên.
  • Đặc biệt duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định về tâm lý bé để ngăn bé gãi ngứa. Nhớ cắt móng tay cho bé, mang bao tay, tất ban đêm để tránh tổn thương da do bé gãi ngứa. Các bé không nên cho bé chơi dưới đất, không chơi với chó mèo hay thú nhồi bông quá nhiều.
  • Nếu bôi thuốc ngứa thì bôi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Việc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài chỉ dẫn của bác sĩ cần vô cùng thận trọng.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh thấy con ngứa quá gãi mà xót mà thương, rồi đi nghe theo lời hướng dẫn của mọi người, tự ý mua thuốc và bôi cho con khi bé bị nổi mẩn đỏ nếu lựa chọn phải loại thuốc có dược tính mạnh sẽ gây hậu quả khó lường cho làn da nhạy cảm của con.

Bởi vậy, hãy lưu ý chỉ chọn các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên để đảm bả lành tình. Có điều kiện hãy luôn tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho con.  Chúc các mẹ thành công, con ăn ngoan chóng lớn nhé!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…