
Bé bị nổi mẩn đỏ trên da: nguyên nhân và cách điều trị

Bé bị nổi mẩn đỏ trên da: nguyên nhân và cách điều trị
Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc bé bị nổi mẩn đỏ trên da là bệnh gì? Để giải đáp cho câu hỏi này, các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết sau để tích lũy những thông tin bổ ích về vấn đề nổi mẩn đỏ trên da mặt ở trẻ nhé.
1. Bé bị nổi mẩn đỏ trên da là bệnh gì?
Trong thời gian nuôi con nhỏ đã có không ít các bà mẹ lo lắng về việc trẻ nhà mình xuất hiện các dấu hiệu bất thường ngoài da, gây ngứa, phát ban đỏ…Tất nhiên là những bà mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con sẽ đứng ngồi không yên khi nhìn thấy con trẻ mình gặp phải vấn đề này.
Bé bị nổi mẩn đỏ trên da là hiện tượng mà rất nhiều trẻ mắc phải. Tuy nhiên, điều này không phải ở trẻ nào cũng bắt gặp mà chỉ gặp ở những trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như: thức ăn, môi trường sống, đồ dùng của trẻ… sẽ khiến bé bị nổi mẩn đỏ. Và hiện tượng này sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé nếu cha mẹ chăm sóc và điều trị đúng cách.
Bé bị nổi mẩn đỏ là hiện tượng thường xuyên gặp ở bé
2. Nguyên nhân cũng như cách điều trị khi trẻ bị nổi mẩn đỏ
a. Bé bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết
Hệ thống miễn dịch của bé còn đang trong quá trình hoàn thiện, da của bé lại vốn mỏng và nhạy cảm bởi vậy sự chênh lệch nhiệt độ khi thời tiết thay đổi rất dễ mang đến những vết mẩn đỏ và ngứa cho da bé.
Điều trị: Với hiện tượng dị ứng thời tiết, các mẹ không thể trị tận gốc nhưng hoàn toàn có thể cùng bé chủ động đối phó bằng sử dụng các sản phẩm dưỡng da cho bé được chiết xuất hoàn toàn thảo dược có tác dụng rất tốt trong điều trị dị ứng, mẩn đỏ, mẩn ngứa,… do các tác nhân như thời tiết, thực phẩm,… mang lại mà không gây kích ứng da.
b. Tác động của môi trường sống
Những tác động từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là bụi bẩn chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ trên da. Đối với những trường hợp như vậy, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần phải thường xuyên lau rửa giường chiếu, hút bụi trong nhà,… loại bỏ các thực phẩm có nguy cơ mang tới tình trạng dị ứng cho trẻ để phòng tránh những tác nhân gây bệnh có thể xảy tới.
Môi trường sống cũng là tác nhân gây bé bị nổi mẩn đỏ
3. Cách phòng bệnh trẻ bị nổi mẩn đỏ
– Làm sạch da: mẹ phải luôn vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày, rửa mặt cho bé bằng nước ấm.
– Giữ ẩm cho da bé: mẹ nên lựa chọn những loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho da bé, đảm bảo cho bé luôn được giữ ẩm.
– Ngăn chặn những kích ứng cho da bé: các mẹ cần cắt móc tay, móng chân cho trẻ sạch sẽ, đeo bao tay bao chân cho trẻ khi đi ngủ để tránh hiện tượng trẻ gãi có thể gây tổn thương da.
– Hãy luôn duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý cho trẻ. Tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa, hóa chất,… cho bé, nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái, loại thấm mồ hôi…
– Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ
– Nên mặc đồ thoáng mát cho trẻ: Đây chính là cách giảm cơn ngứa cho trẻ vì lúc này càng mặc nhiều quần áo cho trẻ sẽ càng làm cho ngứa và nổi mẩn nghiêm trọng hơn.
– Có thể dùng dấm thanh pha loãng với nước và thoa lên da bị nổi mẩn đỏ ở trẻ hoặc tắm cho trẻ, cách này sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng do bệnh này gây ra lại ít gây kích ứng da cho trẻ.
– Không tự ý chuẩn đoán và bôi cho trẻ các loại thuốc kháng sinh hay các loại thuốc bôi ngoài da có chứa các thành phần gây hại cho da vì da trẻ rất mẫn cảm nếu dùng thuốc không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.
– Trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ toàn thân và mãn tính thì bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để khám và áp dụng đúng loại thuốc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất nhé!
– Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh sớm nhất
Hi vọng với những chia sẻ trên phần nào giúp ích được các mẹ trong việc phòng và chữa bệnh khi bé bị nổi mẩn đỏ. Chúc các mẹ thành công trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con, chúc các bé hay ăn chóng lớn!
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng
