Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bé bị nổi sảy – 5 điều mẹ phải biết

Bé bị nổi sảy – 5 điều mẹ phải biết

Có đến 40% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nổi sảy (hay rôm sảy) vào mùa hè, thậm chí mắc đi mắc lại mãi không khỏi. Vậy bé bị nổi sảy thực chất là gì, nguyên nhân đến từ đâu?

bé bị nổi sảy hiện tượng thế nào

Bé bị nổi sảy hiện tượng thế nào?

Nếu là rôm sảy (hay phát ban nhiệt) ỏ thể lành tính, bé sẽ trải qua 3 giai đoạn phát bệnh như sau: Đầu tiên là xuất hiện nốt nhỏ li ti ở đầu, trán,gáy, cổ, vai, ngực, lưng. Sau đó bé bị nổi sảy sẽ bắt đầu ngữa ngáy, khó chịu, xuất hiện cảm giác đau rát như bị châm chích ở vùng da bị tổn thương.

Nếu bé bị rôm sảy thể bội nhiễm (thể nặng) thì biểu hiện bệnh còn nghiêm trọng và phức tạp hơn rất nhiều, bố mẹ nên đặc biệt lưu tâm nhé. Đầu tiên, bé bị sốt cao trên 38 độ, xuất hiện cảm giác ớn lạnh, bắt đầu sưng hạch ở nách, cổ và bẹn. Cuối cùng là biểu hiện rõ rệt trên làn da mong manh của bé: Bé sẽ bị đau, sưng da, đỏ, nóng ở vũng bị tổn thương…Có thể xuất hiện mụn mủ, nhọt và có dịch mủ tiết ra.

Nguyên nhân khiến bé bị nổi sảy

Không phải tự nhiên mà bé luôn chỉ bị nổi sảy vào mùa hè. Bởi các nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng này đều xuất phát từ việc thời tiết quá nắng nóng, khiến tuyến mồ hôi hoạt động quá sức. Cụ thể: Khi thân nhiệt tăng vào những ngày nóng bức, hệ thần kinh sẽ kích thích các tuyển mồ hôi bài tiết mồ hôi. Mồ hôi bắt đầu di chuyển theo các ống tuyến thoát ra bề mặt của da để điều hòa thân nhiệt sau đó bốc hơi. Tuy nhiên, vì một lý do gì đó mà ở các bé bị rôm sảy các ống tuyển mồ hôi bị tắc nghẽn nên thay vì thoát ra ngoài mồ hôi sẽ được giữ lại dưới da gây tình trạng viêm và nổi mụn đỏ. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn trú ngụ trên da: Staph, Epidermidis cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi sảy.

Mách mẹ cách giúp bé phòng tránh nổi sảy vào mùa hè

Cũng giống như bất kỳ hiện tượng da liễu nào khác, rôm sảy sẽ được phòng tránh và điều trị hiệu quả nhất nếu bố mẹ có chế độ chăm sóc con phù hợp:

  • Đảm bảo không gian, phòng ngủ, phòng sinh hoạt của con mát mẻ, thoáng, thông khí tốt.
  • Hạn chế cho con ra nắng, nhất là từ 10-16h. Nếu băt buộc phải ra ngoài, nhớ che và chống nắng cẩn thận để phòng tránh bé bị rôm sảy nhé!
  • Về việc sử dụng phấn rôm cho bé bị rôm sảy, có nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này nên bố mẹ hãy cẩn trọng khi dùng nhé! Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số loại nước tắm cho bé bị nổi sảy

Mẹ có thể sử dụng một số loại lá sau đây tắm cho bé sẽ có tác dụng phòng và trị bé bị rôm sảy rất tốt đấy: Lá khế, lá kinh giới, lá và trái khổ qua, lá chè tươi…

Tuy nhiên, hãy cân nhắc và lựa chọn nguồn lá thuốc phù hợp để đảm bảo nguồn gốc, xuất xử của lá, tránh hiện tượng dư lượng thuốc trừ sâu hay lá thuốc không đảm bảo vệ sinh khiến tình trạng bé bị nổi sảy ngày càng nặng nhé!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…