Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ bằng lá trầu không

Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ bằng lá trầu không

Quá trình nuôi con nhỏ không nên bỏ qua một số mẹo chữa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ bằng những cách dân gian không cần dùng thuốc sẽ cho hiệu quả cực kì tốt mà lại không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới làn da non  nớt của trẻ. Bài viết sau sẽ mách nhỏ mọi người mẹo dùng lá trầu không trị bệnh viêm da cơ địa cho hiệu quả tốt lại an toàn và mang lại hiệu quả.

1. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ rất nhiều bé mắc phải

Cơ địa của trẻ thường yếu hơn người lớn do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập gây bệnh. Đây cũng là lý do khi các mẹ chữa viêm da cơ địa ở trẻ cần chú ý để phòng tránh những tác hại không tốt mà thuốc có thể gây ra. Vì thế mà khi trẻ mắc bệnh bạn có thể áp dụng các mẹo trước thay vì dùng thuốc ngay.

viêm da cơ địa ở trẻ

Viêm da cơ địa ở trẻ khiến bố mẹ vô cùng lo lắng

2. Công dụng trị viêm da cơ địa từ lá trầu không?

Trong đông y là trầu không được là một vị thuốc có vị cay nồng, mùi hắc, có chứa chất cay có khả năng  diệt khuẩn, sát trùng, tiêu viêm và kháng khuẩn rất tốt.

Còn theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại cứ 100g lá trầu không chứa 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn… và các loại nấm. Vì vậy mà người ta ứng dụng lá trầu không trị bệnh viêm da cơ địa cho trẻ vừa hiệu quả cao lại không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe người mắc phải.

3. Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ bằng lá trầu không

3.1. Dùng làm thuốc bôi

Làm sạch da, lấy khoảng 2 – 3 lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ các vi khuẩn có thể gây hại cho da bé, sau đó lấy lá trầu vò nát rồi chà lên vùng da bị bệnh. Đối với trẻ nhỏ cần chà sát nhẹ nhàng, cẩn thận vì trẻ có thể quấy, khóc, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Hoặc các mẹ có thể vò nát, giã nát lá trầu không, sau đó cho thêm một cốc nước nóng vào, hãm khoảng 10 – 15 phút cho thuốc thôi ra rồi chắt lấy nước cốt. Dùng khăn xô hoặc miếng vải sạch, thấm nước cốt rồi chấm nhẹ nhàng hoặc nhỏ lên vùng da bị bệnh của bé, để khô. Các mẹ nên thực hiện vào buổi tối trước khi trẻ đi ngủ. Sáng hôm sau thì rửa lại với nước sạch.

3.2. Dùng tắm trị viêm da cơ địa ở trẻ

Lấy 3 – 5 lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối để kháng khuẩn rồi cắt nhỏ, cho lá vào nồi, đổ nước trên lưng nồi và đun sôi kĩ, sau đó lấy dung dịch đó pha loãng ra làm nước tắm, phần bã các mẹ vò nát và có thể dùng để đắp sau khi tắm. Sử dụng cách này hàng ngày để có tác dụng nhanh chóng. Chú ý ở cả 2 cách nên cho một ít muối tinh để tăng cường tính kháng khuẩn.

trị viêm da cơ địa ở trẻ bằng lá trầu không

Tắm bằng lá trầu không trị viêm da cơ địa ở trẻ vô cùng hiệu quả

4. Cách phòng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ

Viêm da cơ địa ở trẻ thường gặp ở trẻ có làn da rất nhạy cảm, khả năng miễn dịch chưa cao vì vậy, ngoài việc dùng lá trầu không để chữa viêm da cơ địa ở trẻ, các mẹ cần phải chú ý đến trẻ trong các vấn đề sau đây phòng bệnh cho trẻ và ngăn bệnh không tái phát:

– Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như xà phòng, sữa tắm…

– Không nên để trẻ ra nhiều mồ hôi, tắm rửa, thay quần áo hàng ngày cho trẻ, không được mặc các áo có nỉ hoặc lông tránh tiếp xúc với da vì các chất liệu này dễ làm cho da bé bị tổn thương hơn.

– Sử dụng điều hòa hợp lý, không nên lạm dụng, tránh trường hợp bé bị sốc nhiệt, nhất là vào mùa hè.

– Không ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, trứng… Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé, nhất là các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng của trẻ.

– Không sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội có hóa chất, cơ địa bé nhạy cảm nên rất dễ gây dị ứng.

Việc điều trị viêm da cơ địa cho trẻ bạn cần thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy công dụng trị bệnh cho hiệu quả cao tốt nhất. Tuy nhiên nếu như sau khi thực hiện mà thấy bệnh không thuyên giảm mà lại có xu hướng bị nặng hơn thì mọi người nên đưa trẻ tới bệnh viện khám để điều trị bệnh một cách hợp lý nhất nhé.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…