Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cách điều trị và phòng bệnh chàm sữa ở trẻ hiệu quả

Cách điều trị và phòng bệnh chàm sữa ở trẻ hiệu quả

Bệnh chàm sữa là một dạng chàm thể tạng thường xuất hiện ở  trẻ được 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Chàm sữa ở trẻ con là một dạng viêm da mãn tính không lây nhưng khá khó chữa và dễ tái phát. Vậy làm sao để chữa bệnh và điều trị hiệu cho bé, bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh chàm sữa ở trẻ

Dấu hiệu bệnh chàm sữa ở trẻ đầu tiên dễ nhận thấy nhất là da của trẻ trở nên thô ráp và bắt đầu xuất hiện những vảy nhỏ li ti. Những mảng da bị khô thường xuyên nổi mẩn đỏ, nhất là vùng mặt, cổ, khuỷu tay, khuỷu chân, mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân…

Bệnh chàm sữa khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó ngủ, quấy khóc, bú kém, muốn gãi thường xuyên, hay cọ mặt vào gối dẫn đến vỡ mụn nước, chảy dịch, dễ nhiễm trùng.

chàm sữa

Bệnh chàm sữa ở trẻ con có thể gây cản trở sự phát triển của trẻ

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chàm sữa ở trẻ

Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ con. Các nhà khoa học chỉ thống kê được một số tác nhân có liên quan đến bệnh như: Người có cơ địa dễ bị dị ứng, gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết…

Bệnh chàm cũng có thể bộc phát do những thay đổi về quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể, do rối loạn tiêu hóa, dị ứng thức ăn, dị ứng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dị ứng với bụi, nấm mốc, côn trùng, lông thú…

3. Cách điều trị và chữa bệnh chàm sữa ở trẻ con

3.1. Cách điều trị và chữa bệnh chàm sữa bằng dầu dừa

Theo lời khuyên của bác sĩ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị chàm sữa không nên vào bệnh viện để chữa trị vì sợ sẽ bị nhiễm trùng nặng hơn. Nên sử dụng phương pháp thiên nhiên điều trị sẽ tốt hơn. Một trong những phương pháp đó chính là dầu dừa.

Hàng ngày, sau khi tắm cho trẻ xong, bạn lau khô người cho trẻ. Nhất là vùng da bị chàm sữa. Sau đó thoa một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên da trẻ. Để khoảng 15 phút sau lấy giấy thấm bớt lượng dầu còn thừa trên da. Trước khi cho bé đi ngủ nên thực hiện thêm 1 lần tương tự nữa. Các mẹ cần thường xuyên thực hiện bôi dầu dừa và đảm bảo về sinh sạch sẽ cho da bé để nhanh chóng loại bỏ các biểu hiện của bệnh chàm sữa hiệu quả.

3.2. Cách điều trị và chữa bệnh chàm sữa ở bằng lá trầu không

Bạn lấy lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Lấy nước này thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa cho trẻ vào buổi tối, đợi cho nước lá trầu không khô lại thì cho bé đi ngủ. Để đến sáng hôm sau rửa mặt cho bé với nước sạch. Thực hiện cách này liên tục khoảng 3 – 5 lần có thể loại bỏ được chàm sữa.

Bạn cũng có thể lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun với nước sôi. Chờ cho nước nguội thì tắm cho trẻ.

3.4. Cách điều trị và chữa bệnh chàm sữa ở trẻ con bằng lá ổi

Lấy lá ổi rửa sạch, để ráo nước rồi đun sôi với nước trong khoảng 5 – 7 phút. Đợi nước bớt nóng thì dùng lau vùng da bị chàm cho trẻ. Có thể kết hợp với một số loại thuốc bôi do bác sĩ kê để nâng cao hiệu quả.

búp ổi trị chàm sữa hiệu quả

Búp ổi điều trị chàm sữa vô cùng hiệu quả

3.5. Cách chữa bệnh chàm sữa bằng trà xanh

Lấy một nắm lá trà xanh đun sôi với 1 lít nước. Đợi nước ấm thì pha loãng ra cho bé ngâm mình. Tiếp theo bạn lấy khăn lau thấm nước trà xanh và lau nhẹ lên vùng da bị chàm. Thực hiện cách này đều đặn hàng ngày để nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh chàm sữa gây ra cho trẻ.

3.5. Cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ con bằng khoai tây

Chuẩn bị: 4-5 củ khoai tây tốt, sạch, có màu vàng, không xanh, không mầm. Đem 4 – 5 củ khoai tây đun sôi khoảng 1 phút để khử trùng. Sau đó đem khoai đi cắt lát và giã nhuyễn hoặc ép lấy nước cho trẻ uống. Còn bã khoai tây thì bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa.

 4. Hướng dẫn cách chăm sóc khi bé bị chàm sữa để bệnh không tái phát

– Nên cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh trầy xước da khi bé gãi.

– Lựa chọn cho trẻ những loại xà bông tắm dịu nhẹ với da, không được tắm quá lâu hoặc tắm với nước quá nóng.

– Nên dùng khăn bông lau nhẹ nhàng cho trẻ và dùng thêm kem dưỡng ẩm sau khi tắm.

– Cho trẻ mặc quần áo làm từ vải sợi bông hoặc vải mịn, quần áo rộng rãi, thoáng mát.

– Thông gió trong nhà thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…