10+ Cách trị hăm tã cho bé trai các mẹ cần nắm được
10+ Cách trị hăm tã cho bé trai các mẹ cần nắm được
Hăm tã là bệnh thường gặp ở bé trai nhất là mùa hè, làm tổn thương vùng sinh dục, dẫn đến đái buốt và ảnh hưởng đến tinh hoàn của các bé. Bài viết dưới đây là tổng hợp 10+ cách trị hăm tã cho bé trai mà các mẹ cần nắm được để tránh những rủi ro khôn lường đối với sức khỏe của các bé.
Xem thêm:
Bài thuốc dân gian trị hăm tã cho bé trai hiệu quả và an toàn
Đúc rút kinh nghiệm từ hàng ngàn năm nay, các bài thuốc dân gian luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bà mẹ trong việc đẩy lùi chứng hăm tã ở trẻ nhỏ. Và thực tế đã chứng minh, sử dụng cây cỏ quanh vườn nhà là cách chữa hăm tã hiệu quả, đơn giản, tiết kiệm nhất.
1.Trầu không
- Cách sử dụng:
- Mẹ chọn 3-4 lá trầu không rửa sạch, loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá, sau đó đun sôi để nguội.
- Sau đó dùng khăn sạch thấm nước trầu không, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé.
- Làm liên tục trong vòng 1 tuần, mỗi ngày khoảng 3 lần, thì chứng hăm tã của trẻ sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Tác dụng:
- Theo nghiên cứu, trong lá trầu không có chứa rất nhiều hoạt tính kháng sinh mạnh.
- Giúp kháng khuẩn, giảm đau và tiêu viêm nhờ thế cải thiện các triệu chứng do hăm tã nhanh chóng và rõ rệt.
- Lưu ý:
- Áp dụng trong trường hợp bé bị hăm nhẹ, không sử dụng đối với vết thương hở, bị trầy xước.
2.Lá khế
- Cách sử dụng:
- Lấy nắm lá khế rửa sạch, giã nát cùng chút muối, pha loãng bằng nước sôi để nguội, chắt lấy nước.
- Sau đó, mẹ lấy mảnh vải mềm, sạch nhúng trong chậu nước lá khế, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé, sau đó rửa lại bằng nước sạch cho bé
- Làm liên tục trong vòng 1 tuần, mỗi ngày 1-2 lần. Lưu ý cách này chỉ áp dụng trường hợp nhẹ.
- Tác dụng:
- Lá khế có tác dụng diệt khuẩn, làm mát da, làm dịu nhanh chóng các vết ngứa do hăm tã
- Giúp bé có được làn da khỏe mạnh.
3.Mã đề
- Cách sử dụng:
- Mẹ lấy một vài lá mã đề tươi trong vườn nhà, rửa sạch, ngâm nước muối, để ráo rồi vò nát lấy nước, thoa nhẹ lên vùng da hăm tã.
- Kiên trì thực hiện 2-3 tuần cho bé sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất
- Tác dụng:
- Trong thành phần mã đề có chứa chất nhày, carotin, vitamin C, K có tác dụng tích cực trong việc sát trùng, ức chế vi khuẩn ngoài da, tạo cảm giác mát lành, dễ chịu
- Ngoài ra, mã đề còn giúp kích thích các tế bào da phát triển… nên được dùng điều trị các chứng do hăm tã gây ra, giảm mụn nước, vết hăm đỏ, ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả.
- Lưu ý:
- Mẹ chỉ nên dùng cách này trong trường hợp bé bị hăm tã nhẹ.
4.Cây cỏ sữa
- Cách sử dụng:
- Mẹ nên lựa cây cỏ sữa lá nhỏ( tránh nhầm lẫn với loại lá to), rửa sạch , cho vào nồi nước, đun sôi, để nguội rồi dùng khăn mềm thấm nước lau nhẹ nhàng lên các vị trí da bị hăm của trẻ.
- Với cách này, mẹ nên làm liên tục, ngày 2-3 lần tới khi khỏi. Lưu ý mẹ chỉ thấm ướt vừa đủ khăn, tránh nhiều nước khiến hăm tã bị nặng hợn, áp dụng cho trường hợp hăm nhẹ.
- Tác dụng:
- Các thành phần trong cỏ sữa giúp ức chế sự phát triển của các loại vi trùng lỵ và các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn gây hăm da.
- Đồng thời giảm mẩn ngứa, mụn nhọt và các triệu chứng khác do hăm tã gây ra.
5.Cây cỏ roi ngựa
- Cách sử dụng:
- Mẹ lấy nắm cỏ roi ngựa, đem rửa sạch, nấu cùng nước, sôi khoảng 15 phút.
- Sau đó mẹ dùng bông thấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của trẻ.
- Thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày, cho đến khi khỏi.
- Tác dụng:
- Sở dĩ cỏ roi ngựa được dùng trị hăm cho trẻ nhờ công dụng giải độc, tiêu viêm, sát trùng, giảm đau, chữa mụn nhọt, thanh nhiệt, tiêu thũng
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng do hăm da gây ra hiệu quả.
- Lưu ý:
- Mẹ cần chú ý dù lành tính tới đâu, các loài cây cỏ thảo dược đôi khi có thể gây kích ứng thậm chí gây hăm nặng hơn cho da em bé.
- Hơn nữa, dù qua các khâu làm sạch vẫn không đảm bảo được rằng liệu trên lá còn vi khuẩn, kí sinh trùng hay tồn dư thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay không… như thế nếu mẹ sử dụng sẽ luôn tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe của bé.
Các loại kem bôi, thuốc trị hăm tã cho bé trai
Bên cạnh sử dụng các mẹo dân gian, mẹ có thể sử dụng kem chống hăm cho trẻ ngay khi vừa mới lọt lòng. Đây cũng là phương pháp điều trị hăm tã cho bé an toàn và cực kì hiệu quả. Dưới đây là 5 loại kem bôi trị hăm phổ biến nhất dành cho bé trai mà mẹ nên biết.
1.Trị hăm tã cho bé trai nhờ Kem EmBé Plus
Là loại kem với thành phần 100% từ thiên nhiên ứng dụng công nghệ Aminovector Pháp, hoàn toàn phù hợp với tính chất làn da em bé cũng như điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Tuýp kem tiện dụng, gọn nhé, mẹ có thể mang theo bất cứ lúc nào.
- Thành phần:
- Kem EmBé Plus là dòng kem với tinh chất thiên nhiên Thông đỏ Pháp, Sữa dê, chiết xuất Rau má, chiết xuất Cúc La Mã…
- Với thành phần lành tính, không chứa corticoid cùng paraben nên mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng Kem EmBé Plus mà không hề lo ngại kích ứng cho bé.
- Cách dùng:
- Đầu tiên, mẹ nên làm sạch vùng da bị tổn thương, thoa kem nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương ngày 3-6 lần.
- Sử dụng liên tục 3-6 ngày, tình trạng hăm tã trên da bé sẽ cải thiện đáng kể.
- Công dụng:
- Giúp giảm ngay triệu chứng sưng đỏ, mẩn ngứa, làm mát da, ngăn ngừa và làm dịu vết hăm tã ngay khi sử dụng đồng thời tăng cường dưỡng ẩm, kích thích tái tạo tế bào mô da giúp da nhanh lành mờ thâm sẹo.
- Sản phẩm không những giúp giảm đau rát, giảm ngứa mà còn giúp vùng da bị hăm nhanh chóng se lại, ngăn ngừa viêm nhiễm. Theo kinh nghiệm điều trị, khoảng sau 12h, vết hăm sẽ cải thiện tình trạng đỏ rát.
- Dùng cho các trường hợp như :muỗi đốt, côn trùng cắn, hăm tã, rôm sảy, chàm sữa ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.
- Lưu ý
- Mẹ nên sử dụng ngay khi có dấu hiệu bị hăm da sẽ giúp ngăn ngừa viêm ngứa, nhiễm trùng lan rộng.
Kem EmBé Plus từ thảo dược cải thiện hăm hiệu quả
2.Kem chống hăm Bepanthen
Đây là dòng kem xuất xứ từ Đức, được các bà mẹ bỉm sữa đánh giá là một trong những dòng kem trị hăm tốt nhất thị trường.
- Cách sử dụng:
- Mẹ lấy một ít kem đầu tay, thoa lên vùng da bị tổn thương của bé rồi massage nhẹ, có thể dùng ngay khi xuất hiện kích ứng trên da.
- Công dụng:
- Kem được sử dụng để hỗ trợ trong việc điều trị, làm lành, làm dịu và bảo vệ vùng da bị hăm tã khỏi yếu tố kích thích.
- Đảm bảo da bé được thông thoáng, không bị bí bách.
- Lưu ý:
- Kem ở dạng thuốc mỡ, mẹ nên bôi một lượng nhỏ tránh gây bít da
3.Kem Sudocrem
Là sản phẩm có xuất xứ từ Anh chứa những thành phần tự nhiên an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Cách dùng:
- Mẹ nhỏ một lượng kem vừa đủ lên đầu ngón tay, nhẹ nhàng thoa thuốc vào vùng da bị hăm của bé.
- Công dụng:
- Thuốc này chứa kẽm oxyd giúp bảo vệ và khôi phục độ mềm mượt của da, giúp làm lành và dịu nhẹ các vết sần ngứa và tổn thương trên da bé.
- Dùng trong trường hợp hăm tã, bong nhẹ, da bị khô nứt hay gặp kích ứng.
- Lưu ý:
- Tránh dây thuốc vào mắt và miệng bé.
4.Kem desitin trị hăm tã cho bé trai
Được xuất xứ từ Mỹ, đây là kem trị hăm được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng, hoàn toàn không gây dị ứng cho bé.
- Cách dùng :
- Mẹ lau sạch vùng quấn tã, chờ khô rồi thoa một lớp kem mỏng cho bé sau khi mỗi lần thay tã, đặc biệt là khi bé ngủ hoặc quấn tã cho bé trong thời gian dài.
- Công dụng:
- Giúp chữa lành và làm dịu tình trạng hăm tã, an toàn với làn da nhạy cảm của bé.
- Đồng thời giúp da bé luôn khô thoáng khi dùng bỉm và tạo một lớp màng bảo vệ da khỏi các chất kích thích
- Lưu ý:
- Tránh dây vào mắt, chỉ sử dụng ngoài da. Mùi hơi khó chịu .
5.Kem trị hăm cho bé trai Bubchen
Là một dòng kem trị hăm dành cho trẻ em nổi tiếng của Đức với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên.
- Cách dùng:
- Trước và sau khi thay bỉm cho bé, mẹ lấy một lượng kem vừa đủ rồi nhẹ nhàng thoa nhẹ nhàng lên những nơi có nhiều mồ hôi dễ gây hăm ở trẻ như vùng mông hoặc bẹn.
- Công dụng:
- Kem có tác dụng làm mềm da, ngăn ngừa viêm nhiễm giảm kích ức, có hiệu quả rất tốt.
- Ngoài ra còn giúp duy trì , bảo vệ độ ẩm cần thiết cho da.
5 Loại kem bôi vừa kể thực sự là biện pháp hữu hiệu giúp mẹ loại trừ hăm tã cho bé trai vừa an toàn lại vô cùng hiệu quả. Mẹ nên tìm hiểu kĩ lưỡng để lựa chọn cho bé nhà mình loại kem hăm phù hợp đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả tối đa nhất.
Điều trị hăm tã cho bé trai từ lời khuyên của chuyên gia
Việc trẻ bị hăm da vùng kín sẽ không ảnh hưởng gì nếu phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn.
Sau đây là 3 bước trị hăm do TS.BS Nguyễn Như Lan hướng dẫn (Lưu ý: Làm theo đúng hướng dẫn này sẽ giúp giảm nhanh hăm ở bé trai sau 12h)
Bước 1: Cần phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Tốt hơn, nếu mẹ sử dụng nước lá trà xanh hoặc trầu không
Bước 2: Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.
Bước 3: Lau khô bằng khăn mềm sạch, sau đó bôi Kem chống hăm Kem Em Bé – Đây là sản phẩm kem chống hăm có chứa Nghệ Nano không những giúp giảm đau rát mà còn giúp vùng da bị hăm nhanh chóng se lại. Theo kinh nghiệm điều trị, khoáng sau 12h, vết hăm sẽ giảm nhanh đỏ rát).
Lưu ý: Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, mẹ nên chọn loại không cồn và không mùi. Bên cạnh đó các mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.
Sai lầm phổ biến khi trị hăm tã cho bé trai
Dù áp dụng nhiều cách trị hăm tã nhưng mãi vẫn không khỏi, rất có thể mẹ đã mắc phải một số sai lầm phổ biến sau:
1.Lạm dụng phấn rôm để phòng ngừa hăm tã
Đây là thói quen dẫn đến trầm trọng chứng hăm tã. Bởi vì khi mẹ vội vã dùng phấn rôm khi da bé chưa thực sự khô ráo sẽ khiến cho các hạt phấn rôm vón cục và gây bít lỗ chân lông, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn hoạt động mạnh hơn.
2.Ăn uống không liên quan đến hăm tã
Nhiều mẹ chủ quan đối với chế độ ăn uống của bé, tuy nhiên các loại hoa quả có nhiều tính axit cao như cam, cà chua… sẽ làm thay đổi tính chất phân của bé, điều này là một trong nguy cơ khiến trẻ bị hăm tã.
3.Bỉm là nguyên nhân gây hăm tã
Chất liệu, nguồn gốc của bỉm là vấn đề đáng lưu tâm. Tuy nhiên các mẹ không thể bỏ qua nguyên nhân khác: thao tác đóng bỉm sai, mặc tã trong thời gian dài hoặc mẹ không vệ sinh cho bé mỗi lần đi đại tiện. Tất cả yếu tố trên có thể gây hăm tã.
4.Tin tưởng hoàn toàn vào mẹo dân gian
Tắm lá được xem là phương pháp dân gian điều trị hăm tã vô cùng hiệu quả tuy nhiên vẫn có tiềm ẩn nguy hiểm như: lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, tạp chất, sâu bọ và đôi khi là cả vi khuẩn. Các yếu tố này có thể gây khiến tình trạng hăm tã không được giải quyết mà còn nặng hơn.
Phòng tránh hăm tã cho bé trai hiệu quả
Để giúp con sở hữu làn da mềm mại, khỏe mạnh và không bị hăm tã, mẹ nên áp dụng các biện pháp sau dành cho các bé trai:
- Đầu tiên, mẹ phải luôn để da bé được khô ráo, thoáng mát, thường xuyên để bé trong tình trạng nude, không nhất thiết phải quấn tã cho trẻ.
- Đối với trẻ thường xuyên mặc tã, mẹ nên vệ sinh vùng kín cho bé trong quá trình thay tã một cách nhẹ nhàng tránh chà xát lên da bé.
- Đảm bảo rằng mẹ luôn quấn tã vừa với cơ thể của bé, không quá chật, nên lựa chọn loại tã thoáng khí, mềm mại, không kích ứng.
- Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé uống đủ nước, tập ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn, cung cấp dinh dưỡng, vitamin thiết yếu cho trẻ. Trong quá trình ăn dặm mẹ nên cho bé thử trong thời gian cố định 3-4 ngày để cơ thế có thể làm quen hoặc theo dõi xem bé có bị dị ứng không, nếu không có vấn đề gì có thể tiếp tục ăn đồ ăn mới.
Bé trai hay bé gái đều là những đối tượng dễ bị mắc hăm tã. Nếu ba mẹ không chú ý, phát hiện kịp thời sẽ gây ra nguy cơ rủi ro cao đối với sức khỏe của trẻ. Trên đây là cách trị hăm tã cho bé trai, hy vọng với thông tin hữu ích mà bài viết đã cung cấp, ba mẹ hoàn toàn giúp bé nhà mình thoát khỏi tình trạng hăm tã, từ đó bé có thể phát triển một cách đầy đủ toàn diện và mạnh khỏe như các bé khác.
Kem bôi da thảo dược Kem EmBé Plus
Kem EmBé Plus có chứa tinh chất Nghệ Nano THC và các thành phần nhập khẩu châu Âu (chiết xuất thông đỏ Pháp, chiết xuất Sữa dê) cùng công nghệ Aminovector Pháp giúp kem thẩm thấu nhanh vào da và đạt được hiệu quả tối ưu:
- Giảm ngứa nhanh chỉ sau 5 phút, dịu các vùng mẩn đỏ trong các trường hợp: hăm da, mẩn ngứa, muỗi đốt, rôm sảy, côn trùng đốt,..
- Chống viêm, kháng khuẩn và làm mờ thâm, sẹo.
- Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi da bị tổn thương.
Kem bôi da thảo dược đa công dụng cho trẻ em
Hướng dẫn sử dụng
Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương.
Bước 2: Thoa Kem EmBé Plus lên vùng da bị tổn thương ngày 3 – 6 lần. Các trường hợp hăm đỏ nhiều có thể dùng ngày từ 4-6 lần.
Kem Em Bé Plus được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 80.000 đồng/tuýp 20 gram.
Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link