Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cần làm gì khi bé sơ sinh bị khô da mặt

Cần làm gì khi bé sơ sinh bị khô da mặt

Hiện tượng bé sơ sinh bị khô da mặt ngày nay đang trở thành nỗi ám ảnh cho các bậc cha mẹ. Mùa đông lại chính là thời điểm da trẻ trở nên khô ráp và nứt nẻ nhiều hơn hết. Trước những thay đổi bất thường này, mẹ cần lưu ý một số những điều sau để hạn chế tối đa tình trạng khô da.

1. Không được tắm nước quá nóng

Nguồn nước tắm có ảnh hưởng rất lớn đến việc bé sơ sinh bị khô da mặt cũng như chăm sóc cũng như bảo vệ da trẻ. Vì thế mà hàng ngày tắm quá nhiều cũng không tốt cho bé bởi khi đó sẽ làm bay mất đi chất dầu tự nhiên có khả năng duy trì sự cân bằng độ ẩm trên da. Chỉ cần dùng một lượng nước ấm vừa đủ nếu nóng quá có thể pha thêm nước nguội để tắm cho con. Thời gian tắm chỉ nên kéo dài không quá 20 phút và một tuần chỉ nên tắm 2-3 lần là đủ. Tại sao lại như vây? Vì cơ thể bé vốn dĩ đã có sức đề kháng sẵn nhưng người lớn lại không biết. Trong nước nóng có chứa nhiều chất clo gây ra nhiều biến chứng không tốt cho trẻ. Tắm nước nóng gây ra khô rát và cảm giác khó chịu cho con. Các mẹ nên hết sức lưu ý về vấn đề này nhé!

 bé sơ sinh bị khô da mặt

Nên tắm nước vừa phải cho bé

2. Nên điều chỉnh nhiệt độ nơi ở và các thiết bị nhiệt điện

Khi bé sơ sinh bị khô da mặt không nên quá lạm dụng các thiết bị sưởi trong nhà và để trẻ ở nơi có nền nhiệt không thích hợp. Chúng ta chỉ nên dùng quạt sưởi, lò sưởi khi trời quá rét hoặc sau khi tắm cho bé xong. Nếu quá phụ thuộc vào chúng, khi ra ngoài trời con sẽ không thể nhanh chóng thích nghi được với thời tiết bên ngoài dễ bị ốm. Dùng quá nhiều điều hòa cũng có nguy cơ làm cho da trẻ bị khô hơn. Tốt nhất là mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng sử dụng điều hòa không quá cao cũng không quá thấp so với nhiệt độ ngoài trời để trẻ dễ dàng thích nghi hơn.

 bé sơ sinh bị khô da mặt

Tránh tắm đèn sưởi quá nóng cho bé

3. Chọn kem phù hợp cho bé sơ sinh bị khô da mặt

Khác với da của người lớn, trẻ nhỏ có làn damỏng và nhạy cảm nên việc sử dụng các loại kem dưỡng hay xà phòng để tắm cũng cần có nguồn gốc an toàn. Các loại sản phẩm kem có nguồn gốc tự nhiên luôn là nền tảng tạo được niềm tin và ưa chuộng. Trên thị trường có nhiều loại không  rõ xuất xứ, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng vì thế nếu không hiểu rõ được chúng người lớn nên tìm đến các cửa hàng uy tín, có sự tư vấn của bác sĩ và người bán thuốc tốt nhất.

Hơn nữa, không phải da trẻ nào cũng giống nhau nên mỗi mẹ cần phải thông minh chọn cho con mình loại phù hợp nhất không gây ra các triệu chứng mẫn cảm cho bé. Trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu vẫn đang bú mẹ nên rất cần có sự cung cấp đầy đủ của các chất lỏng giữ ẩm và nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Chúng ta cũng không nên quá lo lắng khi con thiếu chất dẫn tới khô da thời gian đầu nguồn sữa mẹ chính là yếu tố cần và đủ để trẻ phát triển.

4. Hạn chế tiếp xúc thời tiết

Mùa đông là mùa mà trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh như: ho, cúm, sổ mũi, nhức đầu và cả bệnh về ngoài da cho nên mẹ cần hết sức lưu ý. Nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trời bởi sương muối, gió rét sẽ gây thương tổn cho da đặc biệt là ở vùng nhạy cảm như mặt. Tốt nhất là chúng ta hãy cho con ở trong nhà càng nhiều càng tốt. Nếu muốn đưa bé ra ngoài thì lựa chọn những khoảng thời gian tốt nhất cho sức khỏe như buổi sang sớm 7-9h để ngồi dưới ánh sáng mặt trời hấp thụ vitamin và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5. Chú ý ăn uống

Trẻ sơ sinh trong thời gian đầu sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất và cũng là yếu tố quan trọng để cung cấp độ ẩm cho da dẻ không bị bào mòn,lão hóa. Khi cho bé bú cần ở trong phòng kín gió, thoáng đãng, có thể cân nhắc đến việc cho trẻ uống thêm sữa khác nếu sữa mẹ không đủ. Ngoài ra trong các bữa ăn cho con từ 6-12 tháng tuổi hãy bổ sung nước cùng các chất vitamin quan trọng. Như thế da dẻ của bé sẽ luôn căng mịn, khỏe khoắn mà không bị thiếu chất dẫn tới tình trạng khô da mặt.

Việc bé sơ sinh bị khô da mặt là hiện tượng chung xảy ra ở tất cả các trẻ ngay cả người lớn cũng thường hay gặp phải. Khi phát hiện những dấu hiệu khác lạ trên da của con nên đưa đi khám và lắng nghe những tư vấn của chuyên gia y tế. Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp các mẹ có thể giúp ích các mẹ trong việc nuôi dạy trẻ.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…