Chàm sữa có chữa khỏi không? Giải đáp – Tư Vấn
Chàm sữa có chữa khỏi không? Giải đáp – Tư Vấn
Chàm sữa có chữa khỏi không và cách phòng tránh chàm sữa như thế nào? Các mẹ cùng theo dõi những chia sẻ của chuyên gia da liễu dưới đây nhé.
Xem thêm:
- 7 lưu ý khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không mẹ nên biết
- Chữa chàm sữa bằng Đông Y – Top 7 bài thuốc điều trị an toàn
- Cách chữa chàm bằng mẹ hiệu quả và nhanh chóng nhất
1. Chàm sữa có chữa khỏi không?
Chàm sữa hay còn được biết đến với tên gọi như lác sữa, viêm da cơ địa, eczema là bệnh lý về da thường gặp ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng cơ bản là khô da, đỏ da và ngứa.
1.1. Dấu hiệu
Trẻ bị chàm sữa ban đầu sẽ xuất hiện mẩn đỏ, khi chạm vào da sẽ có cảm giác thô ráp và có vảy nhỏ li ti bong ra kèm theo ngứa ngáy khó chịu.
Chàm sữa thường xuất hiện ở mặt, các nếp gấp ở tay, chân. Chàm sữa nếu bị nặng sẽ có thể bị khắp người, xuất hiện mụn nước nhỏ và chảy dịch vàng.
1.2. Có gây nguy hiểm cho bé không?
Chàm sữa không gây nguy hiểm tới sức khỏe, tuy nhiên bệnh gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của bé. Tuy nhiên rất may mắn là chàm sữa có thể chữa khỏi được.
Thông thường thì chàm sữa có thể tự khỏi đối với trẻ sau 2 tuổi nếu như sức đề kháng của con tốt, ổn định.
Trong nhiều trường hợp khác thì chàm sữa không thể tự khỏi được hoặc thường hay bị tái phát do sức đề kháng của con yếu. Lúc này bé cần đến các biện pháp điều trị khác nhau thì mới khỏi bệnh được.
2. Cách phòng tránh chàm sữa
Chàm sữa là bệnh dễ tái phát, chính vì vậy để phòng ngừa bệnh chàm sữa tái phát cho bé mẹ nên:
- Trong thời gian bé bú mẹ nên mẹ nên ăn nhiều cá biển để tăng ARA giúp bé chống lại dị ứng. Ngoài ra mẹ nên hạn chế ăn trứng, mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn để tránh dị ứng cho con.
- Giữ độ ẩm cho da bé, tránh để da của con bị khô ráp.
- Khi tắm cho con nên sử dụng dầu gội và sữa tắm cho con ở chậu tắm riêng biệt.
- Cho trẻ mặc những quần áo thoải mái, làm bằng chất liệu vải tự nhiên thay vì sợi hóa học.
- Nếu trẻ đang bị chàm sữa thì không được để vùng da bị bệnh bị trầy xước vì khi bị tổn thương, vùng da bị bệnh dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
- Đối với những trẻ bắt đầu ăn dặm và lớn hơn thì nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng như sữa bò, trứng, hải sản…
- Ngoài ra mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo và các tác nhân dễ gây dị ứng cho cơ thể.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, đệm, gối của con để con có môi trường sống sạch sẽ hơn.
Như vậy, chàm sữa hoàn toàn có thể tự khỏi hoặc chữa khỏi được nếu các mẹ điều trị đúng cách. Tuy nhiên trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý điều trị tại nhà khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Chàm sữa có chữa khỏi không?” Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho mẹ trong việc điều trị bênh chàm sữa cho bé. Chúc mẹ thành công và bé luôn khỏe mạnh!