Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Chàm sữa có ngứa không, nguy hiểm không? 7 điều cần biết

Chàm sữa có ngứa không, nguy hiểm không? 7 điều cần biết

Chàm sữa có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều cha mẹ băn khoăn. Vì vậy hãy theo dõi những chia sẻ của các chuyên gia dưới đây để tìm câu trả lời cũng như hiểu hơn về bệnh chàm sữa ở trẻ em và trẻ sơ sinh.

Xem thêm:

1. Chàm sữa có nguy hiểm không

Chàm sữa là bệnh lý trên da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến khoảng 2 tuổi.

Bệnh gây ra tình trạng:

  • Da bị viêm
  • Ngứa
  • Mẩn đỏ
  • Mụn nước
  • Nứt và thô ráp…

Chàm sữa thường không gây nguy hiểm hay ngứa, và sẽ tự khỏi khi trẻ hơn 2 tuổi. Tuy nhiên trên thực tế khả năng tự khỏi của chàm sữa phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau như cơ địa của từng bé. Ngoài ra chàm sữa còn gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho bé như:

  • Ngứa ngáy
  • Đau rát khi các nốt chàm sữa bị vỡ
  • Nặng hơn nữa là bội nhiễm nếu vệ sinh không sạch sẽ
  • Chàm sữa sẽ để lại sẹo nếu không điều trị kịp thời

Chính vì vậy mặc dù chàm sữa có thể tự khỏi, không nguy hiểm song các chuyên gia da liễu khuyến cáo bố mẹ nên chữa cho con càng sớm càng tốt. Con sẽ không còn khó chịu và chàm sữa cũng không để lại vết thâm xấu xí sau này.

2. Mức độ nguy hiểm của chàm sữa qua từng giai đoạn 

Các chuyên gia về da liễu cho biết, chàm sữa là bệnh hay gây ngứa, gây nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mức độ ngứa sẽ ngứa tùy theo giai đoạn.

Dựa vào bệnh lý, các chuyên gia thường chia bệnh chàm sữa ở trẻ thành 5 giai đoạn từ giai đoạn tấy đỏ đến bong tróc da với mức độ biểu hiện khác nhau. Điều trị chàm sữa ở giai đoạn sớm giúp kiểm soát bệnh tốt hơn nhiều so với giai đoạn nặng.

Giai đoạn 1: Da bị tấy đỏ

  • Vùng da có dấu hiệu ửng đỏ, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu thường xuyên.
  • Trên da bắt đầu xuất hiện mụn nước li ti màu trắng.
  • Ở giai đoạn này mẹ có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu của dị ứng da.

chàm sữa có gây ngứa, nổi mụn tấy đỏ

Giai đoạn chàm sữa nổi mụn tấy đỏ

Giai đoạn 2: Nổi mụn nước trên da

  • Khu vực da bị tấy đỏ hình thành mụn nước, chúng xuất hiện khá nhanh và tập trung thành từng đám, có thể lan ra vùng da xung quanh.
  • Kèm theo đó tình trạng chàm sữa gây ngứa ngáy kéo dài, không thuyên giảm. Quan sát mụn nước, có màu trong suốt.

Da bé nổi nhiều mụn nước

Da bé nổi nhiều mụn nước

Giai đoạn 3: Chảy nước

  • Mụn nước trên da trẻ bắt đầu có hiện tượng vỡ và chảy nước.
  • Khi trẻ gãi nhiều hoặc các yếu tố bên ngoài tác động vào, các mụn nước này sẽ vỡ ra, dịch bên trong màu vàng, sau khi khô đóng thành vảy. Giai đoạn này da bé rất dễ bị bội nhiễm.

 Các mụn đỏ trên da có hiện tượng vỡ và chảy nước

                                           Các mụn đỏ trên da có hiện tượng vỡ và chảy nước

Giai đoạn 4: Nhẵn da

  • Sau một thời gian chảy dịch, da bắt đầu khô lại, các khu vực chảy dịch bắt đầu giảm.
  • Dịch trên da khô đi, đọng lại thành các lớp vảy tiết dày, bong ra để lại lớp nhẵn bóng, giai đoạn này xảy ra tương đối ngắn, khoảng 1-3 ngày.

chàm sữa giai đoạn nhẵn da

Chàm sữa giai đoạn nhẵn da

Giai đoạn 5: Bong vảy

  • Lớp da mỏng vừa hình thành ở giai đoạn 4 rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám. Giai đoạn này được gọi là lichen hóa trên da.
  • Nếu tình trạng mụn nước không tái phát da sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu mụn nước tiếp tục mọc, da lại bắt đầu một vòng lặp như trên, khiến da dày lên kèm theo sắc tố chàm tăng theo.

Giai đoạn chàm sữa bong tróc da trên bé

Giai đoạn chàm sữa bong tróc da trên bé

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở trẻ bị chàm sữa

Xuyên suốt các giai đoạn, tình trạng chàm sữa gây ngứa kéo dài và không có dấu hiệu chấm dứt sẽ

  • Ảnh hưởng giấc ngủ và sinh hoạt bình thường của trẻ khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, lâu dần làm chậm sự phát triển của trẻ.
  • Bên cạnh đó, tình trạng ngứa ngáy khó chịu khiến bé gãi liên tục tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tụ cầu vàng, nấm da, virus herpes simplex phát triển gây chàm bội nhiễm.
  • Chàm bội nhiễm khiến bệnh kéo dài và khó điều trị, có thể dẫn đến nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Trong các trường hợp trẻ bị bệnh chàm sữa có nhiều các triệu chứng biểu hiện rầm rộ cấp tính, bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể kê thêm thuốc corticoid giảm viêm da và các thuốc histamine giảm ngứa cho bé.

Cách giảm nguy hiểm cho bé khi bị chàm sữa

Ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu và gãi nhiều là nguyên nhân khiến chàm sữa lan rộng và có khả năng bị bội nhiễm cao hơn. Chính vì vậy lúc này mẹ cần giảm ngứa ngay cho bé bằng một số biện pháp cơ bản như sau.

Vệ sinh cho bé

Chàm sữa có ngứa không cũng phụ thuộc rất lớn vào việc vệ sinh cho bé. Vệ sinh sạch sẽ cho bé thông qua việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa và loại bỏ những nguy cơ gây nhiễm trùng da.

Mẹ nên pha nước tắm hơi ấm, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng vì có thể làm da bé bị khô và thêm khó chịu.

Mẹ cũng nên sử dụng những loại sữa tắm có chiết xuất từ thiên nhiên, sản phẩm organic để đảm bảo an toàn và dịu nhẹ cho vùng da bị chàm. Không nên dùng sữa tắm người lớn.

chàm sữa có ngứa không

Tắm sạch để trẻ không bị ngứa do chàm sữa gây ra

Để vết chàm sữa thoáng mát

Chàm sữa có ngứa không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn chăm sóc cho trẻ. Thời tiết nóng bức sẽ khiến cho những cơn ngứa trên vùng da bị chàm sữa trở nên dữ dội hơn. Chính vì vậy luôn giữ cho vết chàm sữa thoáng mát bằng cách cho bé mặc những loại quần áo có vải mềm, rộng rãi.

Nên mặc bỉm vừa kích cỡ và thay bỉm thường xuyên để con không bị quá bức bí, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài ra nên để con được sống và sinh hoạt trong không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa mát để giảm tình trạng ngứa ngáy cho con.

vệ sinh vết chàm thoáng mát

Mặc thoáng mát cho trẻ để hạn chế gây ngứa do chàm sữa gây ra

Như vậy, chàm sữa là bệnh gây nguy hiểm cho trẻ. Do đó để giúp giảm các cơn ngứa, giúp bệnh khỏi nhanh thì các bậc bố mẹ nên tìm giải pháp phù hợp để chữa bệnh kịp thời cho con.

4. Lưu ý khi bé bị chàm sữa để tránh gây nguy hiểm

Đối với bé bị chàm sữa, trong quá trình chăm sóc và điều trị, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt để tránh làm cho bệnh nặng hơn, tránh tình trạng ngứa ngáy kéo dài, cũng như tránh bị bội nhiễm.

4.1. Chế độ ăn uống

Bố mẹ nên:

  • Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, hải sản, trứng gà… Đặc biệt đối với những bé còn bú mẹ thì mẹ cần kiêng những thực phẩm kể trên và kiêng ăn ăn mỡ động vật, đậu phộng, nội tạng động vật. Khi mẹ ăn vào thì các chất gây kích ứng da sẽ theo sữa mẹ vào cơ thể con.
  • Nên ăn: cả với trẻ đã biết ăn và với mẹ đang cho con bú thì mẹ nên bổ sung những thực phẩm có hàm lượng đạm tropomyosin cao nhưng ít gây dị ứng như thịt lợn nạc, thịt gà, cá trắng, đậu đỗ… và những thực phẩm giàu axit béo omega-6.
Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị chàm sữa
                                    Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị chàm sữa

4.2. Tránh chà xát, gãi

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị chàm sữa bố mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho con, đặc biệt là vệ sinh tay. Bởi chàm sữa có ngứa sẽ gây khó chịu, mà bé còn quá nhỏ chưa thể ý thức hết sự ảnh hưởng của việc gãi, nên khiến cho vùng da bị chàm bị trầy xước, nhiễm trùng, bội nhiễm làm cho tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Như vậy, mẹ đã có thể tự trả lời câu hỏi “chàm sữa có nguy hiểm không” .Chàm sữa sẽ không còn khiến mẹ lo lắng khi mẹ hiểu rõ về chúng và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bé khỏe, mẹ vui!

Hy vọng những giải đáp trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ chàm sữa có nguy hiểm không và có cách điều trị hiệu quả.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua website Kemembe.com hoặc hotline : 1800.8179 !!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…