Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Chàm sữa và những điều mẹ cần biết

Chàm sữa và những điều mẹ cần biết

Một trong những bệnh lí mà tất cả trẻ nhỏ đều gặp phải là chàm sữa đặc biệt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Đặc điểm của hiện tượng này là rất dễ tái phát khi thời tiết chuyển mùa, vì thế việc chăm sóc và chữa trị cho bé cũng mất nhiều công sức. Để giúp các bậc phụ huynh bổ sung kĩ năng nuôi dạy trẻ tốt hơn, bài viết này sẽ giới thiệu thông tin cơ bản về chàm sữa. Mẹ hãy bỏ túi ngay nhé!

1. Chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay còn có tên gọi là lác sữa, chàm thể tạng là sự thay đổi, viêm da cơ địa có sự lặp lại, tái phát không chỉ một lần tuy nhiên nó không lây lan. Có khoảng 20-30% trẻ mắc bệnh chàm sữa điều đó cho thấy đây là loại bệnh khá phổ biến, tạo ra những rối loạn trong hệ miễn dịch của bé.

Chàm sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là từ 2 tháng đến 2 tuổi. Việc điều trị bệnh khỏi hẳn là việc làm rất khó đối với bác sĩ nếu không có sự kiên trì.

chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là bệnh lý rất nhiều trẻ mắc phải

2. Triệu chứng

Các nhận biết dễ nhất khi trẻ bị chàm sữa là khi chúng xuất hiện những dấu hiệu khác lạ trên da và cơ thể như sau:

Nổi mụn nước, nốt mẩn đỏ lan rộng từ một chỗ ra các vùng xung quanh, rỉ dịh, đóng vảy.

Ngứa nhiều, khó chịu, bứt rứt toàn thân

Da khô ráp, gần giống với nẻ

Không khỏi ngay mà thường tái phát lại

Bộ phận hay bị chàm sữa: mặt, má, trán, cổ, tay, chân,…

Khi con bị chàm sữa người lớn cần hết sức để ý tới mọi thay đổi về cơ địa, cử chỉ cũng như sức khỏe của bé để nhanh chóng đưa ra cách xử lí kịp thời. Thông thường sau 3 tháng đầu, trẻ sẽ tự hết chàm sữa. Nếu trong khoảng thời gian 4-5 tuổi trường hợp vẫn còn chàm sữa thì nguy cơ bệnh đã phát tán nặng tới trẻ.

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm

Không có nguyên nhân cụ thể nào được khẳng định chắc chắn làm bé bị chàm. Hầu hết trường hợp trẻ bị chàm đều là những bé có cơ địa kém, hay bị dị ứng. Hoặc cha mẹ có các bệnh: hen suyễn, mề đay, dị ứng thời tiết, tiền sử bệnh về da… Nguồn thức ăn, cách cho bú sữa sai cách dẫn đến hệ tiêu hóa không được ổn định. Vi khuẩn, côn trùng trong chăn ga, gối đệm, thảm, màn ngủ của bé. Hoặc có thể do lông của các loài động vật: chó, gà, mèo,… khi vui đùa bám vào da trẻ gây cảm giác ngứa ngáy

chàm sữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bênh chàm sữa ở bé

4. Một số lưu ý khi điều trị bé bị chàm sữa

Khác với các bệnh mà bé thường gặp, chỉ mắc một lần duy nhất thì chàm sữa lại tái phát, có sự lặp đi lặp lại nhiều lần nếu không trị dứt điểm, về mặt lâu dài sẽ không tốt đối với cả mẹ và bé. Trong quá trình chăm sóc, điều trị cho con bị chàm sữa chúng ta cần lưu ý một số vấn đề cần thiết không thể bỏ qua dưới đây:

Nguồn thức ăn: Dinh dưỡng là yếu tố cần và đủ để đảm bảo ổn định sự phát triển toàn diện của bé, là nhu cầu tất yếu. Vì thế người lớn cần có một chế độ ăn uống hợp lí cho trẻ đặc biệt trong tình trạng bé bị chàm. Không phải thực phẩm nào cũng có thể sử dụng được. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ đạo trong 6 tháng đầu, hạn chế để con ăn những nguồn thức ăn gây dị ứng cho da trẻ như đồ hải sản, đồ đã lên men, trứng,..

Thuốc chữa chàm: Trên thị trường, hiện nay có nhiều loại thuốc mang khả năng điều trị chàm sữa hiệu quả. Mẹ hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn cho bé yêu những dung dịch có tính sát trùng nhẹ, kem chứa corticosteroid, thuốc mỡ, thuốc chứa chất salicylic acid. Nếu trẻ bị mẫn cảm với thuốc , phải ngưng sử dụng ngay lập tức. Hơn nữa,khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chúng ta không được tự ý bôi thuốc cho trẻ.

Dưỡng ẩm: Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, vào mùa đông da hay bị bong tróc, nứt nẻ. Thói quen bôi kem dưỡng ẩm da đều đặn hàng ngày rất tốt cho da trẻ. Trước khi đi ngủ và buổi sáng sớm mẹ nên dưỡng ẩm cho con để da dẻ được  tươi sáng, khỏe mạnh. Hãy sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm chiết xuất từ tự nhiên.

Chàm sữa là bệnh lí trẻ nhỏ có nguy cơ mắc cao. Ở mức độ nhẹ, cách điều trị không quá khó nhưng nếu nặng chắc chắn sẽ gây cản trở cho cả người bệnh và bác sĩ. Hi vọng chúng ta sẽ là những bà mẹ thông thái nhất khi nuôi con qua bài viết này.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…