Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Chia sẻ kinh nghiệm xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Chia sẻ kinh nghiệm xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Hiện nay tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khá phổ biến và khiến nhiều mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây xin được chia sẻ một số kinh nghiệm xử lý vấn đề này và giảm thiểu nỗi lo cho các mẹ.

Xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Trên thực tế, mẩn đỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên và tùy theo nguyên nhân, triệu chứng mà có cách xử lý khác nhau. Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt, tay, chân và bụng nữa, nhưng trẻ không sốt cũng không quấy khóc gì thì bảo ko cần uống thuốc chỉ kiêng gió, tiếp xúc nước bên ngoài và uống nhiều nước lọc, nước hoa quả. Nếu hệ miễn dịch của trẻ tốt thì sẽ đỡ và tự khỏi. Nếu tình trạng không đỡ thì bạn hãy cho trẻ đến khám bác sĩ để có cách chữa trị hiệu quả hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Chia sẻ kinh nghiệm xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Nếu trẻ không bị sốt, các mẹ cũng có thể tham khảo cách tắm cho trẻ bằng nước mướp đắng trong 2,3 hôm là sẽ hết.

  • Triệu trứng: nổi ban đỏ nhiều, đầu, mặt rồi lan xuống bụng, lưng, chân tay, không sốt chơi đùa vui vẻ.
  • Cách làm: giã 2 quả mướp đắng sống, vắt lấy nước hòa vào chậu nước tắm, tắm lần đầu tiên đã thấy có kết quả.

Nếu trẻ khoảng 9 tháng, bị nổi mẩn đỏ từ đầu đến chân kèm theo sốt nhẹ (37,4-38 độ), nổi mẩn, khám bác sĩ bảo phát ban dạng sởi thì có thể cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ như sau:

– Oserol: pha theo hướng dẫn

– Phenegan 2,5ml x 3 lần (hoặc Aerius 2,0ml 1 lần/ngày) chống phát ban dị ứng, ngứa (Phenegan có tác dụng phụ là an thần, nếu trẻ quấy khóc khó ngủ thì dùng còn không mình toàn dùng Aerius)

– Efferagant 150mg uống khi sốt >=38,3 độ

Đôi khi, một số trẻ cũng bị nổi mẩn đỏ do có tạng người da mẫn cảm với tiếp xúc như mồ hôi, quần áo. Đối với những trẻ này, các mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoáng, sạch.

Một số lưu ý khi điều trị cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Không dùng thuốc chứa corticoid bôi cho trẻ
Không dùng thuốc chứa corticoid bôi cho trẻ

Dưới đây là một số điều các mẹ cũng cần lưu ý để hạn chế những tổn thương có thể xảy đến cho da trẻ:

–   Tuyệt đối không dùng các loại thuốc bôi ngoài da có thành phần chứa corticoid và các chất kháng histamine. Bởi da trẻ còn non, hệ miễn dịch còn yếu nên những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng gây những tác động xấu cho sự phát triển của trẻ.

–  Đảm bảo cho da trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo, để không bị nắng gió, vi khuẩn tấn công.

–   Lựa chọn cho trẻ chế độ ăn với thực phẩm phù hợp, đồng thời tìm hiểu về sự kích ứng của con đối với các loại thực phẩm để có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ được tốt nhất mà không bị thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

–   Với các mẹ bầu thì cũng cần chú ý cả thực đơn hàng ngày bởi thực phẩm ăn hàng ngày rất có thể là tác nhân gây bệnh đi qua sữa mẹ rồi xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ thường xuyên tái diễn và không chấm dứt, các mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…