Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cho bé ăn hoa quả thế nào cho đúng

Cho bé ăn hoa quả thế nào cho đúng

Hoa quả là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất tự nhiên rất tốt cho trẻ. Hơn nữa, hoa quả rất dễ ăn và rất dễ kích thích sự ngon miệng của trẻ. Nhưng cho trẻ ăn quả gì và ăn như thế nào là một điều không hề đơn giản. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ ở mỗi độ tuổi lại có những sự khác biệt rõ rệt. Vì thế, để đảm bảo tốt nhất cho con, cha mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây khi cho con ăn hoa quả.

hoa quả cho bé 1
Bổ sung hoa quả trong khẩu phần ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe của trẻ

Độ tuổi nào ăn loại quả gì?

Như đã nói ở trên, ở mỗi độ tuổi khác nhau, hệ tiêu hóa của trẻ lại có sự khác biệt nhất định. Và cha mẹ cần lựa chọn loại hoa quả cũng như cách cho trẻ ăn hoa quả làm sao cho phù hợp nhất.

Đối với trẻ 4 tháng tuổi, cha mẹ chỉ nên cho bé làm quen với mùi vị hoa quả và việc ăn hoa quả thông qua các loại nước ép hoặc hoa quả nghiền. Nên sử dụng nước ép hoa quả tươi, vừa mới vắt xong và đã được pha loãng chứ.
Mẹ có thể cho trẻ uống vào khoảng thời gian giữa 2 bữa sữa. Nếu cho trẻ ăn hoa quả nghiền, mẹ nên chọn táo hoặc lê. Đây là hai loại quả khá ôn hòa và giàu vitamin, ít gây tổn thương cho dạ dày và đường ruột của trẻ.

hoa quả cho bé 2
Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống nước ép hoa quả pha loãng

Đối với trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé ăn các loại hoa quả nghiền như: táo, lê, quả kiwi, dưa hấu…Tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều trong một lần, khoảng nửa thìa mỗi lần là thích hợp nhất.

Khi chọn hoa quả cho trẻ ăn, bạn cũng nên chú ý tình trạng sức khỏe và thể chất của trẻ như thế nào. Nếu trẻ em có tỳ vị, dạ dày yếu, hay đau bụng tốt nhất ít ăn các loại hoa quả có tính lạnh như dưa hấu, chuối… Trẻ có thể chất hơi nóng, táo bón, mảng bám bề mặt lưỡi nhiều thì có thể ăn lê, quả kiwi… Trẻ em tiêu hóa không tốt nên ăn hoa quả xay nấu chín.

Với trẻ từ 9 tháng trở lên, bé đã có thể nhai, mẹ có thể cho trẻ ăn hoa quả cắt miếng. Sau khi trẻ mọc răng, có thể cho trẻ gặm hoa quả cắt thành miếng, như thế có thể rèn thói quen nhai của trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên cắt miếng quá to, để tránh trường hợp khi trẻ nuốt vào bị tắc nghẽn khí quản.

hoa quả cho bé 3
Khi bé đã bắt đầu mọc răng. mẹ có thể cho bé ăn hoa quả thái miếng nhỏ để tập nhai

Một số lưu ý khi cho bé ăn hoa quả

Không nên cho bé ăn hoa quả thường xuyên, liên tục

Thời gian hợp lý nhất để cho bé ăn hoa quả là vào buổi chiều, sau khi bé ngủ dậy hoặc khoảng thời gian ở giữa hai bữa chính. Mỗi lần bạn cho bé ăn từ 50 – 100g hoa quả tùy theo khả năng hấp thụ và độ tuổi của bé.

Không nên cho trẻ ăn hoa quả thay rau xanh

Nhiều người cho rằng hoa quả sẽ thay thế được rau xanh, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Vì hàm lượng muối khoáng và chất xơ trong hoa quả ít hơn rau xanh, đồng thời trong rau xanh còn có một số chất mà hoa quả không thay thế được. Cho nên bạn cần kết hợp cho bé ăn kèm rau xanh trong các bữa chính và bổ sung hoa quả ở các bữa ăn phụ.

hoa quả cho bé 4
Mẹ cũng có thể cho bé ăn hoa quả nghiền hoặc sinh tố hoa quả tùy theo giai đoạn để kích thích tiêu hóa

Cho bé ăn hoa quả phù hợp với thể chất

Khi cho trẻ ăn hoa quả bạn cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé ở thời điểm đó. Ví dụ bé đang bị táo bón, bựa lưỡi, nóng trong thì nên cho ăn những loại quả có tính mát như chuối, nước chanh, cam, táo… Với những bé có hệ tiêu hóa không tốt hãy năng cho bé ăn táo, vừa tác động tích cực cho việc phát triển trí thông minh của bé, lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

Vào thời điểm giao mùa, nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn hoa quả tươi sống bởi đây là giai đoạn trẻ dễ ốm, đặc biệt là con trai; tỉ lệ phát sinh bệnh đường ruột rất cao. Tốt nhất nên nấu chín hoa quả.
Các loại hoa quả nhiệt đới như xoài, dứa rất dễ gây ra dị ứng, không thích hợp cho trẻ ăn dặm. Cách tốt nhất là nên cho các loại hoa quả này vào nấu, lọc lấy nước, sau đó cho trẻ uống, như thế có thể giảm nguy cơ bị dị ứng.

Nguyên tắc cho trẻ ăn hoa quả

Cha mẹ cần nắm vững nguyên tắc “ăn từ từ, vừa ăn vừa quan sát”. Tức là cho trẻ ăn thử ít một, quan sát xem liệu có dấu hiệu không tốt như đau bụng, đi ngoài hay dị ứng hay không, sau đó mới quyết định có nên tiếp tục cho trẻ ăn hay không.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…