Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh – Tư vấn từ Bác sĩ chuyên khoa Nhi cao cấp

Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh – Tư vấn từ Bác sĩ chuyên khoa Nhi cao cấp

Trẻ bị hăm tã thường hay quấy khóc do làn da bị viêm ngứa, chảy dịch khiến mẹ lo lắng. Vậy làm sao để chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh hiệu quả? Mẹ hãy theo dõi chia sẻ của Tiến sĩ. Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Như Lan(*), để có thêm những kiến thức chữa hăm cho con nhé.

1. Tại sao trẻ sơ sinh dễ bị hăm tã?

Trước khi tìm hiểu cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh, mẹ cần biết nguyên nhân gây bệnh ở trẻ để có thể xử lý hăm tã hiệu quả

Hăm tã là tình trạng vùng mông, bẹn của trẻ bị nổi mụn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Nếu trẻ bị nhiễm trùng thì có thể bị sưng, tấy và chảy nhiều mủ, dịch ở vùng da bị hăm tã…

Nguyên nhân trẻ bị hăm tã có thể do:

  • Da bé cọ xát với bỉm tã: Nếu mẹ cho bé mặc bỉm, tã quá chật hoặc thời gian mặc bỉm, tã quá thường xuyên, da trẻ có thể cọ xát gây ra những vết trầy xước. Những vết này cộng với độ ẩm cao và vi khuẩn có thể gây ra tình trạng hăm tã diện rộng.
  • Bé bị dị ứng với bỉm tã: Bé có thể bị hăm tã do dị ứng bỉm, tã kém chất lượng hoặc dị ứng với 1 thành phần nào đó trong bỉm.
  • Vùng da của bé không được khô thoáng: Bé không được thay bỉm thường xuyên có thể phải tiếp xúc thường xuyên với phân hoặc nước tiểu. Chúng sẽ khiến da bé luôn ẩm ướt và gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé.
  • Nhiễm nấm men hoặc vi khuẩn: Khu vực trẻ mặc tã kín và ẩm ướt là nơi môi trường hoàn hảo để nấm men phát triển. Nhiễm trùng da cũng có thể khiến vi khuẩn gia tăng và gây ra hăm tã.
  • Sử dụng kháng sinh: Khi trẻ dùng thuốc kháng sinh, vi khuẩn kiểm soát sự phát triển nấm men có thể bị cạn kiệt, dẫn đến hăm tã do nhiễm trùng nấm men.
  • Trẻ thay đổi thức ăn: Các bé chuyển từ ăn sữa mẹ sang ăn dặm có thể làm thay đổi tần suất đi tiêu và tính chất của phân, làm tăng khả năng bị hăm tã.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã
Da bị ngứa đỏ, đóng vảy do hăm tã

2. Cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh

2.1. Sử dụng các phương pháp dân gian

2.1.1. Sử dụng dầu dừa

Bôi dầu dừa là cách chữa hăm tã trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được các mẹ thường xuyên áp dụng tại nhà cho trẻ.

Công dụng:

Dầu dừa chứa axit lauric và lipid – loại axit béo bổ dưỡng được sử dụng để phát triển Monolaurin – là một chất chống vi trùng có thể chống lại vi khuẩn, nấm men, vi rút và các mầm bệnh khác phát triển trên da. Vì vậy, dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có lợi làn da.

Dầu dừa có khả năng tự nhiên thâm nhập vào da nhanh chóng và hiệu quả. Tăng cường hydrat hóa, cải thiện độ đàn hồi của da, chống ngứa và giảm khả năng nhiễm trùng.

Cách sử dụng:

  • Mẹ rửa sạch tay sau đó dùng dầu dừa hâm cho ấm sau đó bôi 1 lớp 1 lên vùng da trẻ bị hăm tã.
  • Dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng 3 phút để dầu dừa thẩm thấu vào làn da.
  • Đợi khoảng 20 – 30 phút sau đó rửa lại da với nước sạch.

Cách dùng: Mẹ có thể sử dụng bôi dầu dừa cho bé 2 lần mỗi ngày và liên tục trong 1 tuần để mang lại hiệu quả cao.

Lưu ý: Mẹ nên chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa nguyên chất. Dùng dầu dừa được hâm nóng là tốt nhất.

Dầu dừa là bài thuốc dân gian chữa hăm tã hiệu quả
Dầu dừa là bài thuốc dân gian chữa hăm tã hiệu quả

2.1.2. Sử dụng lá trầu không

Chữa hăm tã trẻ sơ sinh bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được lưu truyền đem lại hiệu quả nhanh chóng. Mẹ có thể tìm hiểu công dụng cũng như cách dùng ở dưới đây

Công dụng: Lá trầu có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn cao. Các tinh chất trong lá trầu như tannin, chavicol, phenyl, cyneole, alkaloid,… đều mang lại tác dụng tăng cường khả năng kháng khuẩn, bảo vệ làn da.

Cách sử dụng:

  • Mẹ dùng 4 – 5 lá trầu già võ nát đem đun với 1l nước.
  • Sau khi nước sôi, để lá nguội tự nhiên. Vớt bỏ xác lá và dùng nước này tắm cho trẻ.
  • Sau khi tắm xong, mẹ lau hoặc tắm lại cho bé với nước sạch.

Cách dùng: Mẹ có thể tắm nước lá trầu cho bé 3 – 4 lần/tuần.

Lưu ý: Tinh dầu lá trầu có tính cay nóng. Mẹ không nên sử dụng quá nhiều để tránh làm da bé bị bỏng, rát.

Trị hăm tã bằng lá trầu
Chữa hăm tã cho trẻ bằng lá trầu

2.1.3. Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng lá khế

Hăm tã và cách chữa bằng lá khế cũng rất phổ biến được truyền miệng trong dân gian, nguyên liệu dễ kiếm và dễ thực hiện giúp giảm hăm ở trẻ giảm ngay sau 1-2 ngày áp dụng

Công dụng: Lá khế chứa các hợp chất Phenolic và Flavonoid có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, tác dụng kháng viêm. Lá khế cũng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm tình trạng mụn viêm hiệu quả trên da.

Cách sử dụng:

  • Mẹ dùng 1 nắm lá khế to rửa sạch đun với 2l nước.
  • Sau khi sôi để nước nguội tự nhiên. Dùng nước lá này tắm cho bé.
  • Mẹ tắm lại cho bé bằng nước sạch sau khi tắm nước lá khế.

Cách dùng: Mỗi tuần, mẹ có thể tắm nước lá khế cho bé 3 – 4 lần để đạt hiệu quả trị hăm tã tốt nhất.

Chữa hăm tã bằng lá khế
Chữa hăm tã bằng lá khế

2.2. Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng kem bôi phù hợp

Bên cạnh các phương pháp dân gian, mẹ có thể sử dụng 1 số loại kem bôi phù hợp để giúp da trẻ mau lành. Mẹ lưu ý nên lựa chọn loại kem bôi an toàn cho trẻ nhỏ, không kích ứng da, không chứa các chất độc hại như Kem EmBé.

Kem EmBé là sản phẩm đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần Kem EmBé được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên gồm:

  • Nano curcumin: Chiết xuất từ nghệ vàng với công dụng làm lành vết thương nhanh chóng, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Cúc la mã: Giảm viêm ngứa, tái tạo vùng da bị tổn thương. Sự kết hợp của bộ đôi Nano curcumin và tinh chất Cúc la mã mang tới tác dụng vượt trội so với các loại kem bôi không sử dụng những chất này.
  • Kẽm Oxyd: Làm săn da, chữa lành vùng da bị tổn thương và kháng khuẩn nhẹ, tạo lớp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
  • Vitamin E, D-panthenol, Allatonin: Giúp tăng cường độ ẩm và tái tạo vùng da bị tổn thương.

Kem EmBé không chứa corticoid, paraben nên rất an toàn với trẻ nhỏ.

Mẹ sử dụng Kem EmBé bôi lên vùng da của trẻ 2 -3 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả nhanh nhất.

Kem Embé trị hăm tã ở trẻ sơ sinh
Kem Embé trị hăm tã ở trẻ sơ sinh

3. Lưu ý khi sử dụng các cách chữa hăm tã

Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Vì vậy, khi chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý:

  • Với các phương pháp sử dụng lá tự nhiên, mẹ nên kiên trì áp dụng trong 1 thời gian dài mới mang lại hiệu quả. Sau 1 thời gian áp dụng không thấy hiệu quả thì mẹ nên chuyển sang phương pháp khác.
  • Trẻ có thể bị kích ứng da ngay cả với các phương pháp tự nhiên. Vì vậy, trước khi sử dụng lên vùng da lớn, mẹ nên thử trước ở 1 vùng da nhỏ.
  • Chỉ nên tự điều trị hăm tã cho trẻ tại nhà nếu tình trạng của trẻ nhẹ. Trường hợp trẻ bị hăm tã nặng, mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh.
  • Không nên tự ý dùng thuốc điều trị hăm tã cho trẻ khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Để quá trình chữa hăm tã trẻ sơ sinh mang lại kết quả tốt nhất, mẹ nên sử dụng các phương pháp khoa học, sử dụng các sản phẩm điều trị hăm tã được kiểm chứng an toàn. Tuyệt đối không để trẻ sử dụng các sản phẩm kem bôi, thuốc bôi chứa chất độc hại.

Với kiến thức chuyên môn và các kinh nghiệm thực tế, bác sĩ sẽ giúp mẹ giải đáp các vấn đề liên quan đến hăm tã. Từ đó các mẹ có thể tìm được phương pháp chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

 

(*)Tiến sĩ. Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Như Lan – Nguyên Trưởng khoa Laser phẫu thuật – Chăm sóc da thẩm mỹ của Viện Da liễu Trung ương. Từ khi tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa Da liễu, Đại học Y Hà Nội (1985) bác sĩ đã công tác tại Viện Da liễu Trung Ương (1985 – 2015).

Tiến sĩ. Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Như Lan
Tiến sĩ. Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Như Lan

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…