Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng các mẹo đơn giản
Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng các mẹo đơn giản
Làn da mỏng manh của bé yêu khi mới chào đời rất dễ gặp những kích ứng gây mẩn ngứa. Một trong những vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng đó là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Theo thông kê của bộ y tế có tới 60% trẻ mới sinh 2 – 4 tháng mắc phải căn bệnh khó chịu này.
Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Các mẹ cần lưu ý khi có các biểu hiện viêm da như: bé bị mổi nhiểu đám mụn nhỏ li ti, có nước ở khu vực má, trán, cổ, ngực hoặc các nếp gấp ở bẹn, đùi… thì rất có thể bé đã mắc viêm da cơ địa. Các đám mụn này khi bị tác động sẽ vỡ, dần dần dày lên thành một khu riêng biệt so với vùng da lành. Bệnh này rất ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng ngứa, càng gãi lại càng bị nặng hơn.
Nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm da cơ địa là do tiền sử mắc bệnh của gia đình. Những bé có bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ từng mắc viêm da cơ địa thì nguy cơ mắc viêm da của bé rất cao. Viêm da cơ địa cũng có thể xuất phát từ việc bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như vải quần áo, thức ăn, mĩ phẩm, phấn hoa…Viêm da cơ địa có thể kèm theo các triệu chứng như hen, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt…đấy các mẹ nhé!
Theo các bác sĩ thì đa phần bệnh viêm da cơ địa có thể sẽ tự khỏi khi bước vào lứa tuổi thiếu niên. Một số trường hợp sẽ để lại các bệnh hô hấp kèm theo. Trước mắt phải điều trị để con yêu khỏi ngứa ngáy, ảnh hưởng tới sự phát triển.
Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thế nào
Khi bệnh mới ở giai đoạn bắt đầu, các mẹ có thể lựa chọn một số phương pháp dân gian để tránh bé bị tác dụng phụ các mẹ nhé.
Ví dụ như mẹ có thể lấy vài lá trầu không, rửa sach, đun sôi và pha vào nước tắm cho bé. Lá trầu không có tính sát khuẩn rất tốt, bé sẽ thấy dễ chịu hơn khi được tắm loại lá dân gian này.
Các mẹ cũng có thể lựa chọn lá mướp đắng (lá mướp đắng rừng càng tốt) nhưng nhớ rửa thật sạch. Sau đó đun sôi rồi để ấm cho bé tắm. Lá mướp đắng có tác dụng giảm ngứa sẽ giúp bé yêu thoải mái dễ chịu hơn.
Ngoài việc lựa chọn tắm lá cho bé các mẹ cũng có thể tắm cho bé bằng dung dịch lactacyd baby pha loãng theo tỉ lệ 1-1.5 nắp một thau nước. Sau đó mẹ nhớ dùng kem dưỡng ẩm thích hợp bôi lên vùng da bị ngứa để tránh nó bị khô, tróc nhé.
Nếu bé bị ngứa nhiều mẹ có thể lựa chon một số loại thuốc bôi như Flucidic acid 2% hoặc Eumovate… tuy vậy cần theo hướng dẫn của thầy thuốc chứ không nên lạm dụng nhiều. Cũng có thể cho bé uống thêm thuốc kháng histamin giảm ngứa.
Phòng bệnh viêm da cơ địa cho bé
Cách phòng bệnh tốt nhất cho bé là giúp bé tránh xa tối đa các tác nhân gây dị ứng bằng cách giữ vệ sinh thân thể bé sạch sẽ, thường xuyên thay bỉm tã.
Môi trường xung quanh bé tránh bụi bặm, ẩm thấp hoặc có thóc lúa rơm rạ. Khi bé bị ngứa tránh để bé tiếp xúc với đồ len dạ gây kích ứng da. Móng tay cần được cắt gọn gàng, tốt nhất các mẹ nên đi găng tay cho bé để tránh bé cào gây xước da.
Như vậy, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là căn bệnh khá phổ biến. Tuy không gây nguy hiểm song nó khiến bé khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp các mẹ có thể an tâm hơn khi chăm sóc và điều trị bệnh cho bé tại nhà. Các mẹ cũng đừng ngần ngại đưa bé đi khám nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm!