Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

13 loài côn trùng cắn tê tay và cách xử lý giảm đau nhức hiệu quả

13 loài côn trùng cắn tê tay và cách xử lý giảm đau nhức hiệu quả

Nhiều phụ huynh hay tỏ ra hời hợt khi thấy trẻ bị côn trùng cắn tê tay. Thế nhưng chính việc không đề phòng vô tình sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Việc biết rõ được dấu hiệu cũng như hướng điều trị hiệu quả khi bị côn trùng cắn là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ trẻ an toàn.

Xem thêm:

1. Bọ chét cắn gây tê tay

Bọ chét là một loại côn trùng cắn tê tay có kích thước rất nhỏ. Chúng thường sống ký sinh để hút máu trên mình của các con vật nuôi như: chó, mèo, v.v.. Bởi vậy khả năng lây nhiễm hay bị bọ chét cắn thường xuyên xảy ra đối với người rất cao.

1.1. Triệu chứng

  • Xuất hiện các mụn ngứa đỏ và lớp da quanh chỗ bị cắn có thể đau xen với ngứa.
  • Những nốt đỏ này có thể chuyển thành màu trắng khi dùng tay ấn lên.
  • Gần vị trí vết cắn có thể bị nổi mề đay hoặc nổi mụn tùy theo cơ địa của trẻ.

1.2. Đặc điểm vết cắn của bọ chét

  • Vết cắn bị sưng nhỏ và có màu đỏ.
  • Quanh trung tâm vết cắn sẽ có một cái quầng màu đỏ.
  • Đặc biệt, vết cắn sẽ xếp thành nhóm ba đến bốn vết thẳng hàng.
  • Vết cắn của bọ chét thường gặp ở khuỷu tay là chủ yếu.

1.3. Cách điều trị hiệu quả

  • Sử dụng xà phòng trẻ em để làm sạch giúp trẻ.
  • Không được cọ xát vào vùng da bị đỏ – ngứa do bọ chét cắn.
  • Sau đó mẹ dùng trà xanh, bột yến mạch hay các loại thuốc kháng Histamin, kem Hydrocortisone hoặc Calamine lotion để trị vết cắn từ bọ chét.

1.4. Cách đề phòng vết cắn xảy ra từ côn trùng

  • Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ tại chỗ thú cưng đang sống.
  • Tắm rửa sạch sẽ cho thú cưng để tiêu diệt bọ chét đang trú ngụ trên đó. Hạn chế để trẻ chơi với thú cưng.
  • Giặt bộ đồ giường của vật nuôi mỗi tuần, tốt nhất là để nhiệt độ trên 50°C để giết bọ chét.
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng trong nhà để đề phòng sự tồn tại của bọ chét.

2. Muỗi – côn trùng cắn tê tay và dễ lây bệnh truyền nhiễm

Muỗi là loài côn trùng sinh sôi mạnh mẽ vào những ngày oi bức, cụ thể là mùa hè. Đây là loài côn trùng mang nhiều mầm bệnh và lây bệnh cho con người qua vết đốt, nguy hiểm nhất là bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.

2.1. Triệu chứng

  • Khi bị muỗi đốt thì trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu vì ngứa và quấy khóc, cáu gắt
  • Vị trí bị muỗi đốt sẽ sưng lên, có thể thành màu hồng và đỏ.
  • Nếu da rất nhạy cảm với vết muỗi đốt đó thì diện tích ngứa sẽ lớn hơn nhiều. Các nốt sưng đỏ kéo dài, bé bị ngứa lâu rất khó chịu, bé sẽ gãi có khi để lại nhiều vết thâm sẹo trên da rất mất thẩm mỹ.

2.2. Đặc điểm vết cắn của muỗi

  • Vết cắn trông giống như những đốm đỏ sưng tấy với kích thước nhỏ.
  • Các vết đốt làm cho da trở nên đỏ, ngứa, và sưng tấy lên so với bề mặt xung quanh.
  • Hầu hết muỗi thường tấn công ở những chỗ da mỏng trên cơ thể.

2.3. Cách điều trị hiệu quả

  • Ngay sau bị muỗi cắn tê tay thì mẹ không nên để trẻ gãi vào vết đốt.
  • Để giảm ngứa và sưng ngay tức khắc, mẹ có thể dùng chanh hay kem đánh răng bôi lên chỗ ngứa.
  • Tuy nhiên, để an toàn và nhanh gọn hơn, ba mẹ có thể dùng Kem EmBé để giảm ngứa nhanh chóng. Kem EmBé chứa thành phần thiên nhiên không chỉ giảm nhanh sưng ngứa còn làm mờ vết thâm sẹo do muỗi đốt hiệu quả.
  • Nếu vết đốt vẫn còn mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để được điều trị kịp thời.

*Lưu ý để đề phòng muỗi cắn

  • Mẹ có thể sử dụng tinh dầu như xả, oải hương, v.v.. để xua đuổi muỗi.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, mắc màn khi ngủ.
Muôĩ cắn gây sưng đỏ và ngứa
Muôĩ cắn gây sưng đỏ và ngứa

3. Rệp giường

Là loại côn trùng ký sinh và sống hoàn toàn nhờ vào máu. Chúng thường xuất hiện vào ban đêm, với kích thước rất nhỏ sẽ gây khó khăn cho bạn nếu muốn phát hiện ra chúng.

3.1. Triệu chứng

  • Vùng bị đốt sẽ trở nên sưng tấy và có màu đỏ.
  • Trường hợp nghiêm trọng hơn thì vết cắn sẽ bị sưng rất to và vùng da bị cắn sẽ viêm rộp.

3.2. Đặc điểm vết cắn của rệp giường

  • Vết cắn của chúng thường là một chỗ sưng nhỏ có màu đỏ và nhô lên trên da.
  • Thường xuất hiện thành hàng hay dãy dọc. Nếu vết cắn được phát hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể thì bố mẹ có thể đoán vết cắn đó được gây ra bởi rệp giường.

3.3. Cách điều trị hiệu quả

  • Bố mẹ dùng sữa tắm cho trẻ em và nước để làm sạch vết cắn.
  • Nếu vết cắn ngứa nhiều thì mẹ nên dùng các loại thuốc mỡ để giảm sưng ngứa.
  • Trường hợp nặng quá thì trẻ cần đến trạm y tế gần nhất để điều trị.

*Lưu ý:

  • Bố mẹ cần tổng vệ sinh nhà cửa để đề phòng rệp giường lây nhiễm.
  • Ngoài ra bố mẹ cần sử dụng vài loại tinh dầu tự nhiên để tiêu diệt rệp giường như sả, oải hương, lá chanh, v.v..

4. Rận gây mẩn đỏ, đau nhức vùng bị cắn

Rận là loài côn trùng sống ký sinh trên người thú cưng với mục đích là hút máu của vật chủ để tồn tại. Ngoài ra chúng cũng thường bám trên quần áo dơ để chờ thời cơ bám vào vật thể có máu.

4.1. Triệu chứng

  • Ngứa dữ dội sau khi bị cắn, trẻ gãi nhiều vào vết cắn
  • Nổi mẩn đỏ và có cảm giác như con gì đó đang bò lên tay
  • Đau nhức vùng bị cắn

4.2. Đặc điểm vết cắn của rận

  • Những chấm nhỏ màu đỏ có hình thù như muỗi đốt ở bàn tay thì chắc chắn do rận cắn.
  • Các vết đó bị khoét lỗ và cách nhau vài cm.

4.3. Cách điều trị hiệu quả

  • Rửa sạch chỗ bị cắn bằng sữa tắm trẻ em và nước.
  • Sau đó thoa dầu nóng hoặc cồn vào vị trí bị cắn.
  • Các mẹ có thể tìm mua loại kem đặc trị giảm ngứa và đau do rận cắn.

*Lưu ý:

Bố mẹ nên thường xuyên giặt giũ quần áo và vệ sinh thân thể cho trẻ kỹ càng để phòng tránh.

5. Kiến cắn gây tê tay

Kiến thường sống theo bầy đàn và hiện hữu ở khắp mọi nơi. Kiến có rất nhiều loại, nhưng nguy hiểm nhất có thể nhắc đến loài kiến ba khoang. Đây là loài kiến có kích thước nhỏ hơn hạt thóc, có một khoang màu đỏ trên nền đen. Chúng thường bám trên tường, mùn đất.

5.1. Triệu chứng:

  • Chỗ bị cắn xuất hiện các nốt hồng dần ngả sang màu đỏ nhạt và gây ngứa trong một khoảng thời gian dài.
  • Lúc vừa mới bị cắn, trẻ sẽ cảm thấy ngứa, đau đớn, khóc và dùng tay để gãi.

5.2. Đặc điểm vết cắn của kiến:

  • Đối với những loài kiến độc thì sau khi bị cắn sẽ xuất hiện mụn mủ tại vị trí đó.
  • Vết cắn có màu đỏ và sưng vù.
  • Đặc biệt nếu bị kiến ba khoang cắn thì vùng bị cắn sẽ xảy ra tình trạng rộp da và đau rát ở một diện tích khá lớn.

5.3. Cách điều trị hiệu quả:

  • Khi bị côn trùng cắn tê tay thì mẹ nên làm dịu vết ngứa với sữa tắm cho trẻ nhỏ và nước sạch.
  • Sau đó dùng cục đá chườm trong vòng 15 phút để vết sưng xẹp dần và giảm sự ngứa ngáy khó chịu.

*Lưu ý:

  • Đóng kín cửa và buông rèm che ánh sáng để kiến không bị thu hút.
  • Buổi tối không nên bật đèn hay các nguồn sáng khác bởi như vậy kiến rất dễ tìm đến.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với kiến.
Kiến ba khoang gây vết cắn phồng rộp
Kiến ba khoang gây vết cắn phồng rộp

6. Gián – Côn trùng cắn tê tay, đau nhói

Loài gián là loài chuyên ăn những đồ dư thừa, hôi thối. Những nơi nào có thực phẩm bốc mùi sẽ có sự xuất hiện của loài côn trùng này. Đây là loài sinh vật sống chủ yếu ở nơi tối tăm, ẩm thấp và có mùi hôi rất khó chịu.

6.1. Triệu chứng:

Xuất hiện những vết thương nhỏ, nếu dùng tay đè lên sẽ có cảm giác nhói và đau.

6.2. Cách điều trị hiệu quả:

  • Rửa sạch chỗ bị cắn bằng sữa tắm cho trẻ em.
  • Sau đó dùng dầu gió xanh để làm dịu cơn đau.
  • Dùng thêm thuốc sát trùng để ngăn chặn nguy cơ gián gây bệnh.

*Lưu ý:

  • Bố mẹ nên vệ sinh phòng ngủ của trẻ sạch sẽ và thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ.
  • Kiểm tra kỹ màn, mền trước khi ngủ để tránh bị gián ẩn nấp gây hại.
  • Bịt kín những chỗ rò rỉ, đậy kỹ càng những chỗ hở.
  • Vệ sinh khu vực nhà bếp sạch sẽ để hạn chế sự xuất hiện của gián.

7. Ve sầu

Nhắc đến những côn trùng cắn tê tay thì ta hay bỏ qua loài ve sầu. Ve sầu là loài côn trùng tưởng như vô hại nhưng mang đến nhiều hậu quả nếu không biết cách xử lý phù hợp.

7.1. Triệu chứng:

Vết đốt cứng, sưng đỏ rất khó chịu, đau kèm theo rát, ngứa.

7.2. Cách điều trị hiệu quả:

  • Bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị kịp thời nếu vết cắn nặng.
  • Trường hợp nhẹ thì hãy rửa thật sạch chỗ bị cắt và dùng cồn sát trùng, sau đó bôi thuốc chống viêm ngứa.

*Lưu ý: không để trẻ vui chơi dưới cây có ve sầu hay khu vực có ve sầu.

Ve sầu là côn trùng cắn gây tê tay
Ve sầu là côn trùng cắn gây tê tay

8. Nhện cắn gây sưng và đau buốt

Nhện là loài động vật không xương sống. Chúng xuất hiện ở nhiều nơi và nhiều loài có thể có độc, ảnh hưởng đến con người nếu bị cắn.

8.1. Triệu chứng

  • Sưng ở chỗ vết cắn, cảm thấy ngứa hoặc nóng, đau buốt.
  • Nếu gặp phải loài nhện độc thì vết nhện cắn cho cảm giác giống như kim châm. Trong vòng 15 phút sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng co rút. Nọc độc bắt đầu làm tê liệt dẫn đến co giật mạnh rất nguy hiểm.

8.2. Đặc điểm vết cắn của nhện

  • Vết cắn đó có hình thù tương đối tròn kèm với vết thâm tím tái và sưng tấy.
  • Vết thương có dấu răng nanh hay vết thương có dấu “mắt bò”.
  • Nếu phát hiện những sợi lông hình kim trên da tay thì đó chính là vết cắn của nhện.

8.3. Cách điều trị hiệu quả

  • Đối với loài nhện không nguy hiểm thì mẹ nên rửa sạch vết thương và lấy đá chườm lên đó.
  • Sau đó dùng thuốc Aspirin hoặc acetaminophen (Tylenol) để giảm các triệu chứng nhẹ của cơn đau.
  • Trường hợp xảy ra co giật thì nên đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

*Lưu ý:  

  • Nếu nhện bò lên người trẻ thì mẹ nên dùng tay hất đi và tuyệt đối không đập trực tiếp chúng.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và giũ sạch quần áo trước khi mặc.

9. Bọ xít hút máu

Nằm trong danh sách côn trùng cắn tê tay, bọ xít hút máu được xem là loài có nguy hiểm nhất đối với con người. Đây là loài có kim chích dài ba đốt, rất khỏe. Loài này có chiều dài từ khoảng 1- 3,5 cm chứa nhiều chất độc gây dị ứng, ngứa ngáy cho con người.

9.1. Triệu chứng

Vết thương do bọ xít hút máu gây ra có biểu hiện bị sưng to, ngứa trong thời gian dài, gây mệt mỏi và dễ buồn ngủ.

9.2. Đặc điểm vết cắn của bọ xít

  • Vết cắn có màu đỏ chai cứng và sưng vù lên, kèm theo nổi hạch tại một số chỗ xung quanh.
  • Vết cắn có chiều dài tầm 1 – 2mm.

9.3. Cách điều trị hiệu quả

  • Nếu bị bọ xít hút máu người đốt, bố mẹ nên rửa ngay vết đốt bằng sữa tắm trẻ em, không gãi tại chỗ vết đốt để tránh bị viêm nhiễm
  • Đến ngay cơ sở y tế chuyên về da liễu để được điều trị chống dị ứng tại chỗ.

*Lưu ý:  

  • Nên chú ý dọn dẹp vệ sinh giường, tủ, v.v… để loại trừ trứng nở thành ổ từ bọ xít hút máu phát tán.
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng để phun trong và xung quanh nhà.
Bọ xít hút máu - loại côn trùng cắn tê tay
Bọ xít hút máu gây sưng to, ngứa ngáy trong thời gian

10. Rết nhà

Rết là loài côn trùng cắn tê tay rất nguy hiểm. Hiện nay có rất nhiều loài rết với đủ loại màu sắc và chứa chất độc cực nguy hiểm. Rết có đầu tròn hoặc dẹt, ở phần trước của đầu mang đôi râu.

10.1. Triệu chứng:

Tùy vào số lần cắn thì sẽ có những triệu chứng riêng biệt, thế nhưng dưới đây là những biểu hiện thường thấy nhất khi bị rết nhà cắn:

  • Đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước.
  • Ngứa và sưng phù tại chỗ cắn, kèm theo hạch nổi lên xung quanh.
  • Có thể gây chảy máu nhẹ nhưng thoáng qua.
  • Nôn mửa và sốt, cảm thấy khó chịu trong người.

10.2. Cách điều trị hiệu quả:

  • Nếu bị rết cắn nhẹ thì mẹ có thể thoa một ít dầu gió vào vết thương.
  • Trường hợp bị nặng thì không nên xoa bóp vết thương mà lập tức đưa trẻ tới trạm y tế gần nhất để được điều trị.

*Lưu ý:

    • Dọn dẹp hết các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, v.v.. để tránh rết làm tổ.
    • Bố mẹ nên thực hiện tổng vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, lấp kín cống rãnh để tiêu diệt rết nhà.
Rết nhà cắn gây đau đớn, nhức nhối
Rết nhà cắn gây đau đớn, nhức nhối

11. Ong bắp cày

Ong bắp cày là loài côn trùng nguy hiểm, nọc độc của nó có thể gây tử vong cho con người, vật nuôi.

11.1. Triệu chứng:

  • Cảm thấy nóng ở vị trí bị đốt, đau dữ dội và ngứa ngáy.
  • Đường kính dài vài cm quanh chỗ đốt, cảm giác đau mất dần sau 4 – 12h.

11.2. Đặc điểm vết cắn:

  • Vết ong bắp cày đốt thường tấy đỏ, sưng nề, tê, có thể xuất hiện hiện tượng phồng rộp.
  • Thông thường sau khi bị ong bắp cày đốt thì vòi chích và túi nọc sẽ nằm lại tại vết cắn.

11.3. Cách điều trị hiệu quả:

Chườm lạnh vết đốt, sau đó dùng giấm để bôi vào vết đốt, đưa trẻ đến phòng khám để chữa trị.

*Lưu ý:

  • Để trẻ vui chơi tránh xa những khu vực có ong bắp cày làm tổ.
  • Khi bị ong bắp cày đốt không cho trẻ chà mạnh vào chỗ bị đốt mà mẹ nên dùng biện pháp giảm đau như đã đề cập ở phần trên.

12. Sâu róm

Sâu róm còn có tên gọi khác là sâu lông. Chúng thường xuất hiện khi mùa hè đến. Thân hình chúng được bao phủ bằng lớp lông tơ mềm mịn với nhiều màu sắc đa dạng. Lông gai của hầu hết các loài sâu róm khi tiết ra chất sẽ làm ngứa và gây rát da khi con người chạm phải.

12.1. Triệu chứng:

  • Lông gai sẽ gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với hiện tượng nổi mề đay nếu dị ứng.
  • Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2 – 3 giờ sau khi bị dính phải lông.
  • Sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp nếu trường hợp người đó bị mẫn cảm dưới loại độc của sâu róm.

12.2. Đặc điểm vết đốt của sâu róm:

Vết đốt sưng ngứa, tấy đỏ và có thể lan rộng nếu không xử lý đúng cách.

12.3. Cách điều trị hiệu quả:

  • Khi bị sâu róm bám vào da tay thì mẹ cần cẩn thận lấy một chiếc que để lấy sâu ra, phủi sạch các lông gai trên tay.
  • Sau đó dùng sữa tắm cho trẻ rửa sạch vị trí bị rát, đắp lạnh bằng đá để giảm sưng và đau.

*Lưu ý: Không cho trẻ gãi nhiều lên vết ngứa bởi như thế có thể làm lông và gai đâm sâu vào da làm nghiêm trọng vết đốt hơn.

13. Ruồi trâu

Ruồi trâu là một loại ruồi lớn thường đốt và và hút máu gia súc như: bò, trâu, heo, v.v… Đây là loài côn trùng sống nhờ ký sinh trên cơ thể của sinh vật mà nó bám được.

13.1. Triệu chứng

  • Đau nhức dai dẳng và sưng phồng trong một vùng da lớn.
  • Vết cắn của ruồi trâu nguy hiểm hơn các côn trùng cắn tê tay khác.
  • Vết cắn này có thể kéo dài trong nhiều ngày và sinh ra những biến chứng kèm theo như phát ban, sốt cao, co giật, hôn mê.

13.2. Đặc điểm vết cắn của ruồi trâu

  • Ban đầu vết đốt nổi đỏ không quá 1mm.
  • Sau đó, bắt đầu sưng lên và ngứa ngáy rất khó chịu.

13.3. Cách điều trị hiệu quả

Dùng sữa tắm cho trẻ rửa sạch chỗ bị đốt, chườm đá để làm giảm đau và ngứa, băng kín vết thương lại để tránh nhiễm trùng.

*Lưu ý:

  • Cho trẻ mặc đồ sáng màu để giảm sự chú ý của ruồi trâu.
  • Dùng thuốc diệt côn trùng quanh khu vực sống để hạn chế sự xuất hiện của ruồi trâu.
Ruồi trâu thường hút máu ở các loại động vật
Ruồi trâu thường hút máu ở các loại động vật

Bài viết trên đã nêu rõ chi tiết về danh sách của các loại côn trùng cắn tê tay. Nhưng cách tốt nhất là bố mẹ nên vệ sinh nơi sống sạch sẽ và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu để đẩy những loài côn trùng có hại này tránh xa con em mình.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…