Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Dấu hiệu “tưởng lạ mà không đáng lo” ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu “tưởng lạ mà không đáng lo” ở trẻ sơ sinh

Nhiều dấu hiệu của bé khiến mẹ “khóc thét” vì lo lắng nhưng thực ra chúng không ảnh hưởng gì cho sức khỏe của bé cả.

Sụt cân sinh lý

Trong khoảng 10 ngày sau sinh, trẻ có thể bị sụt cân so với lúc mới chào đời. Bé sẽ giảm đi khoảng dưới 10% cân nặng ban đầu, ngoài ra thì vẫn ăn ngủ bình thường. Nguyên nhân là do bé bài tiết những chất thải như phân, nước tiểu, nước ối mà bé đã nuốt phải trong quá trình chuyển dạ. Với những bé khỏe mạnh, bú tốt, mẹ có nhiều sữa, cân nặng của bé sẽ nhanh chóng phục hồi bằng cân nặng ban đầu.

Biến đổi ở bộ phận sinh dục

Vài ngày sau sinh, ở một sốt bé gái có hiện tượng âm hộ bị sưng to, tiết ra chất nhầy và một chút dịch hồng như kinh nguyệt. Hiện tượng này chỉ xuất hiện trong vài ngày rồi mất hẳn. Nguyên nhân là do có một chút nội tiết tố của mẹ truyền sang bé.

Bé trai cũng có thể chịu ảnh hưởng từ nội tiết tố của mẹ, biểu hiện ở bộ phận sinh dục cũng to lên bất thường. Mẹ đừng lo lắng quá vì bé sẽ nhanh chóng trở lại bình thường trong vài ngày sau sinh.

trẻ sơ sinh
Trong khoảng 10 ngày sau sinh, trẻ có thể bị sụt 10% cân nặng so với lúc mới chào đời.

Méo đầu

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Do xương đầu của bé khá mềm, khi đi qua ống dẫn sinh để chui ra ngoài có thể bị ảnh hưởng hoặc nguyên nhân cũng có thể do tư thế nằm của trẻ bị sai. Trong hầu hết các trường hợp, những phần méo trên đầu bé sẽ tự điều chỉnh và sẽ trở lại bình thường khi bé được 6 tháng tuổi, lúc bé bắt đầu tập ngồi. Mẹ cũng nên chú ý thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bé, tránh để bé nằm nghiêng về một phía trong một thời gian dài.

Da đầu của bé nổi vảy

Hiện tượng này được dân gian gọi là “cứt trâu”. Mặc dù sau khi chào đời, da bé tiết bã nhờn, xuất hiện những mảng dày, vàng hay khô cứng trông có vẻ “xấu và bẩn” nhưng không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Khi trẻ lớn, những lớp vảy này sẽ tự biến mất mà mẹ không cần phải lo lắng.

Ngực sưng to

Cũng giống như việc tăng kích thước tạm thời ở bộ phận sinh dục, hiện tượng bé bị sưng ở ngực là do tiếp xúc với hooc môn từ mẹ trong suốt thai kì. Trong trường hợp có các vết hoặc đốm đỏ xung quanh ngực của bé kèm theo sốt, ba mẹ cần phải đưa bé đi kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Mắt bị lé

Giống như tất cả các bộ phận khác trong cơ thể, đôi mắt của trẻ sơ sinh chưa có khả năng kiểm soát hoàn toàn. Mẹ sẽ thấy có lúc bé nhìn thẳng vào mẹ, có lúc hai mắt của bé như đi theo hai hướng khác nhau. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Bé sẽ mất khoảng 4 tháng để kiểm soát được cơ mắt và hoạt động hai con mắt một cách nhất quán.

Rôm sảy và mụn trứng cá

Vẫn là kết quả của hooc-mon từ người mẹ còn lại trong cơ thể bé nên nhiều em bé mới sinh đã có mụn nhọt, thường xuất hiện vào khoảng 2 tuần đến 2 tháng tuổi. Hiện tượng này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Mẹ nên rửa mặt cho con bằng nước đun sôi để nguội để tránh cho mụn nhọt bị viêm. Nhưng khi các mụn bị sưng đỏ, con có dấu hiệu ngứa ngáy quấy khóc, mẹ cần phải lựa chọn sản phẩm chống viêm an toàn, không chứa corticoid và các chất không tốt cho trẻ sơ sinh. Kem EmBé là sản phẩm chống viêm thảo dược với thành phần 100% thiên nhiên từ tinh nghệ và tinh chất Cúc La Mã giúp giảm viêm nhiễm 1 cách dịu nhẹ, tránh tình trạng rôm sảy ở trẻ hay mụn sữa.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…